Chùm Ngây: Loài Cây Vạn Năng Cho Vùng Sinh Thái Khắc Nghiệt
1. Về dinh dưỡng học
Cây chùm ngây nông lâm đã thể hiện được rằng, hầu hết các bộ phận sống của nó có chứa đủ các thành phần dinh dưỡng, có thể giúp ích cho sự sống của con người và động vật.
Lá cây được dùng làm rau ăn (lá, chồi, cành non và cả cây con được dùng trộn dầu dấm ăn thay rau diếp), làm bột cà-ri, ủ chua làm gia vị, làm trà giải khát… Ở châu Phi, nó được dùng để chống suy dinh dưỡng cho trẻ con. Lá chùm ngây nông lâm chứa nhiều vitamin và muối khoáng có ích, với hàm lượng rất cao: vitamin C cao gấp 7 lần trong cam, provitamin A cao gấp 4 lần trong cà-rốt, calcium cao gấp 4 lần trong sữa, potassium cao gấp 3 lần trong chuối, sắt cao gấp 3 lần trong rau diếp, và ngay cả protein cũng cao gấp 2 lần trong sữa. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin B, các acid amin có lưu huỳnh như methionin, cystein và nhiều acid amin cần thiết khác.
Do vậy, lá chùm ngây được xem là một trong những nguồn dinh dưỡng thực vật có giá trị cao. Trong 100 g bột lá sấy khô có: calori 205, protein (g) 27,1, chất béo (g) 2,3, carbohydrate (g) 38,2, chất xơ (g) 19,2, Ca (mg) 2,003, Mg (mg) 368, P (mg) 204, K (mg) 1,324, Cu (mg) 0,57, Fe (mg) 28,2, S (mg) 870, acid oxalic (mg) 1,6, vitamin A-β carotene (mg) 16,3, vitamin B1 – thiamin (mg) 2,64, vitamin B2 – riboflavin (mg) 20,5, vitamin B3 – nicotinic acid (mg) 8,2, vitamin C – ascorbic acid (mg) 17,3, vitamin E – tocopherol acetate (mg) 113, arginin (g/16gN) 1,33, histidin (g/16gN) 0,61, lysin (g/16gN) 1,32, tryptophan (g/16gN) 0,43, phenylanaline (g/16gN) 1,39, methionine (g/16gN) 0,35, threonine (g/16gN) 1,19, leucine (g/16gN) 1,95, isoleucine (g/16gN) 0,83, valine (g/16gN) 1,06.
Hoa chùm ngây có thể dùng để làm rau ăn hoặc làm trà (nhiều nước Tây phương sản xuất trà hoa chùm ngây bán ngoài thị trường), cung cấp tốt nguồn muối khoáng calcium và potassium. Nó cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu rất tốt cho người nuôi ong. Quả non của nó có thể chiên xào để ăn với hương vị như măng tây.
Hạt chùm ngây chứa nhiều dầu, lượng dầu chiếm đến 30 – 40 trọng lượng hạt, có nơi trồng chùm ngây ép dầu, năng suất dầu đạt 10 tấn / ha. Dầu hạt chùm ngây chứa 65,7 acid oleic, 9,3 acid palmitic, 7,4 acid stearic và 8,6 acid behenic. Ở Malaysia, hạt chùm ngây được dùng để ăn như đậu phụng. Dầu chùm ngây ăn được, và còn được dùng bôi trơn máy móc, máy đồng hồ, dùng cho công nghệ mỹ phẩm, xà phòng, dùng để chải tóc. Dầu chùm ngây được bán ở thị trường dưới tên gọi tiếng Anh là ben-oil. Chính vì thế cây chùm ngây có tên là “Ben-oil tree”.
1.4. Các đoạn rễ non được dùng làm rau thay cho cải ngựa. Cải ngựa là một loài rau diếp với tên khoa học là Armoracia rusticana = Cochlearia armoracia, tên tiếng Anh là Horseradish, vì thế cây chùm ngây còn có tên tiếng Anh là “Horsradish tree” và cũng từ đó người Việt còn gọi nó là “cây cải ngựa”.
2. Về y học
Nhiều bộ phận của cơ thể cây chùm ngây đã được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau.
Lá, hoa và rễ được dùng trong y học cộng đồng, chữa trị các khối u. Lá dùng uống để điều trị chứng hạ huyết áp và vò xát vào vùng thái dương để trị chứng nhức đầu. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, lá chùm ngây nông lâm có tính chất như một kháng sinh chống các viêm nhiễm nhỏ. Vỏ, lá và rễ được dùng tăng cường tiêu hóa. Theo Hartwell, hoa, lá và rễ còn được dùng trị sưng tấy, còn hạt dùng trị trướng bụng. Lá còn được dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy xước, sưng tấy, nổi mẩn ngứa hay các dấu hiệu của lão hóa da.
Dịch chiết từ lá có tác dụng duy trì ổn định huyết áp, trị chứng bần thần, chống nhiễm trùng da. Nó cũng được dùng để điều khiển lượng đường máu trong trường hợp bị bệnh tiểu đường. Dịch chiết từ lá có thêm nước cà-rốt là một thức uống lợi tiểu. Bột làm từ lá tươi có khả năng cung cấp năng lượng làm cho năng lượng tăng gấp bội khi dùng thường xuyên. Lá cũng được dùng chữa sốt, viêm phế quản, viêm nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ, diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ. Sản phụ ăn lá sẽ làm tăng tiết sữa. Ở Philippines lá được chỉ định dùng chống thiếu máu, do chứa lượng sắt cao.
Hạt điều trị bệnh viêm dạ dày. Dầu hạt được dùng ngoài để điều trị nấm da. Trường Đại học San Carlos ở Guatemala đã tìm ra một loại kháng sinh có tác dụng như neomycin có khả năng bảo vệ da khỏi sự viêm nhiễm do Staphylococcus aureus. Loại kháng sinh này là một hỗn hợp kháng khuẩn và nấm có tên pterygospermin, danh pháp hóa học là glucosinolate 4 alpha-L-rhamnosyloxy benzyl isothiocyanate. Nhiều nơi trên thế giới dùng bột nghiền từ hạt để khử trùng nước sông, nước sông trong mùa lũ có tổng số trực trùng Escherichia coli lên tới 1.600 – 18.000 / 100 ml, được xử lý bằng bột hạt chùm ngây trong vài giờ đồng hồ đã giảm xuống còn 1 – 200 / 100 ml.
Rễ có vị đắng, được xem như một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều kinh, long đàm, lợi tiểu nhẹ. Ở Nicaragua, nước sắc rễ được dùng chữa bệnh phù thủng. Dịch rễ được dùng ngoài để điều trị chứng mẩn ngứa do dị ứng. Trong rễ và hạt, cũng có chất kháng sinh pterygospermin.
Vỏ cây được dùng điều trị chứng thiếu vitamin C, đôi khi dùng trị tiêu chảy.
Trong những năm gần đây, những công trình nghiên cứu được công bố trong các báo “Phytotherapy Rechearch” và “Hort Science” cũng đã cho thấy các tác dụng khác nhau của các bộ phận cây chùm ngây như, chống hạ đường huyết, giảm sưng tấy, chữa viêm loét dạ dày, điều trị chứng hạ huyết áp và ngay cả làm êm dịu thần kinh trung ương.
+ Note: Hỗ Trợ Điều trị Ung Thư Từ Tỏi Đen Nông Lâm
3. Về ứng dụng công nghiệp
Gỗ cây chùm ngây rất nhẹ, có thể dùng làm củi, nhưng năng lượng không cao. Nó được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho kỹ nghệ giấy và còn được dùng để chế phẩm màu xanh. Vỏ cây có khả năng cung cấp ta-nanh (tannin, tanin), nhựa dầu và sợi thô.
4. Đặc điểm hình thái học
Cây chùm ngây Nông Lâm có dạng sống là cây gỗ nhỏ, cao từ 8 – 10m. Lá kép lông chim 3 lần, dài 30 – 60 cm, với nhiều lá chét màu xanh mốc mốc, không lông, dài 1,3 – 2 cm, rộng 0,3 – 0,6 cm; lá kèm bao lấy chồi. Hoa thơm, to, dạng hơi giống hoa đậu, tràng hoa gồm 5 cánh, màu trắng, vểnh lên, rộng khoảng 2,5 cm. Bộ nhị gồm 5 nhị thụ xen với 5 nhị lép. Bầu noãn 1 buồng do 3 lá noãn, đính phôi trắc mô. Quả nang dài từ 30 – 120 cm, rộng 2 cm, khi khô mở thành 3 mảnh dày. Hạt nhiều (khoảng 20), tròn dẹp, to khoảng 1 cm, có 3 cánh mỏng bao quanh.
5. Đặc điểm phân loại
Chùm ngây nông lâm là một trong 13 loài thuộc chi Moringa, họ Moringaceae, với tên khoa học là Moringa oleifera Lamk.. Trong đó, Moringa là tên chi, được Latin hóa từ tên bản xứ gốc tiếng Tamil murungakkai, oleifera có nghĩa là chứa dầu, được ghép bởi gốc từ olei- (dầu) và -fera (mang, chứa). Tên đồng nghĩa là Moringa pterygosperma Gaertn. (pterygosperma: phôi có cánh, tên kháng sinh pterydospermin cũng từ đây mà có), Guilandina moringa L., Moringa moringa (L.) Small.
6. Sản phẩm đóng gói Trà chùm ngây nông lâm
Sản phẩm chùm ngây rất đặc biệt chỉ khi sử dụng công nghệ sấy lạnh sản phẩm mới đáp ứng đủ 100 thành phần dưỡng chất, Các sản phẩm không sử dụng đúng kỹ thuật quy trình bảo quản và công nghệ sấy sẽ mất đi từ 50 đến 70 thành phần dưỡng chất có trong rễ, thân, hoa và là của cây chùm ngây. Việc lựa chọn thương hiệu uy tin và áp dụng đầy đủ quy công nghệ sẽ giúp khách hàng sử dụng được sản phẩm an toàn và tiết kiệm hiệu quả nhất.
CÔNG DỤNG:
Cây Chùm Ngây (Moringa) Nguyên Chất – hỗ trợ điều trị các bệnh: Suy yếu sức đề kháng, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, kén ăn, căn thẳng (stress), thiếu máu, tăng cường sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe rất tốt cho trẻ em suy dinh dưỡng và người già yếu cần bổ sung dưỡng chất, can xi, vitamin, axitamin
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
– Dùng mỗi lần 2-4 muỗng cafe (2g-4g) cho vào cốc nước đun sôi.
– Sau 3 – 5 phút là dùng được.
– Có thể uống nhiều lần trong ngày, tốt cho sức khỏe.
– Đậy kín, buộc chặt sau khi sử dụng. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
LINH CHI NÔNG LÂM
ƯƠM TẠO TẠI TRUNG TÂM DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
Số 14, Đường N1, Kp. 6, P. Linh Trung , Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
(Bên trong Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh)
ĐT: 028. 7107 6668 – 0938 877 743
Nguồn: Tạp Chí Sức Khỏe
Xem thêm các bài viết hay khác của Linh Chi Nông Lâm tại chuyên mục Chùm ngây với sức khỏe!
Cordycepin trong Đông Trùng Hạ Thảo được FDA Mỹ chấp thuận để sản xuất thuốc điều trị Covid
Bài viết liên quan
Xem thêm: Người bị trào ngược dạ dày có nên uống sữa hay không? [Giải đáp chi tiết]