Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau bụng bên trái nữ giới cảnh báo bệnh lý gì? Điều trị ra sao?

Đau bụng bên trái nữ là dấu hiệu của một số bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Vậy những bệnh lý này là gì và có nguy hiểm không? Bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây để nhận biết và ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các bệnh lý này.

Đau bụng bên trái nữ thường ở vị trí nào? 

Bụng trái là vị trí chứa nhiều cơ quan thiết yếu trong cơ thể như: Lách, đuôi tụy, một phần ruột già, một phần dạ dày, thận trái, phần trên của niệu quản trái, tuyến thượng thận trái, đáy phổi trái, thùy gan trái, đại tràng, buồng trứng,… Khi các cơ quan này tổn thương sẽ gây ra cơn đau bụng kèm theo đó là các triệu chứng khác nhau. 

Vị trí thường xuất hiện cơn đau bụng bên trái

Các cơ quan được phân bổ khắp trong vùng bụng bên trái, do đó hiện tượng đau bụng trái thường xuất hiện ở 3 vị trí sau:

Đau bụng bên trái ở nữ giới là bệnh gì?

Khi xuất hiện triệu chứng đau bụng trái ở nữ giới có thể báo hiệu cơ thể đang mắc phải một số bệnh như:

Táo bón nghiêm trọng

Táo bón là tình trạng đi đại tiện ít hơn ba lần đi tiêu mỗi tuần. Bệnh nặng hoặc kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến các cơn đau bụng bên trái dưới xương sườn. Ngoài ra, người bệnh có thể nhận biết bằng các dấu hiệu lâm sàng sau: Phân khô cứng, đau hậu môn, đau bụng khi đi đại tiện, đầy bụng, khó chịu sau khi đi đại tiện, phân có máu,…

Táo bón khiến cơ thể khó chịu còn gây ra một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như: Viêm ống hậu môn trực tràng, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, tắc ruột, tăng nguy cơ bị ung thư hậu môn, trực tràng, bệnh trĩ,…

Đau tụy tạng

Đau tụy tạng là bệnh gây ra những cơn đau dữ dội và liên tục mấy tiếng đồng hồ hoặc cả ngày. Dấu hiệu nhận biết là các cơn đau bụng bên trái và đau thấu ra sau lưng. Kèm theo đó là các hiện tượng như ói mửa, đau hơn sau khi ăn.

Tình trạng bệnh này có thể gây ra những thay đổi hóa học trong cơ thể gây ảnh hưởng đến chức năng phổi, làm mức oxy trong máu giảm xuống mức thấp nên rất nguy hiểm. 

Tắc ruột

Tắc ruột là tình trạng có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn ở phần ruột bên trái. Do đó, người bệnh thường đau ở phần bụng dưới bên trái. Cùng với đó xuất hiện dấu hiệu đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, nôn, khó đại tiện,… Nếu bệnh không được phát hiện sớm và tiến hành cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến hoại tử một phần ruột  hoặc gây tử vong.

Viêm ruột thừa

Đau bụng bên trái ở nữ giới cũng có thể là dấu hiệu mắc bệnh viêm ruột thừa. Đây là tình trạng bệnh rất nguy hiểm, cần phải phát hiện và tiến hành phẫu thuật sớm. Vì khi không điều trị kịp thời có thể dẫn đến vỡ ruột thừa khiến vi khuẩn tràn vào ổ bụng và dẫn đến tử vong.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm ruột thừa là: Đau bụng trên bên trái, đầy bụng khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, sưng trướng bụng,…

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng dẫn đến đau bụng bên trái dưới xương sườn. Bên cạnh đó còn xuất hiện các triệu chứng như: Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, phân có chất nhầy màu trắng,…

Các biến chứng bệnh có thể gặp phải là: Suy nhược cơ thể, lo âu trầm cảm, xuất huyết đường tiêu hóa dưới, mắc bệnh trĩ, thủng đại tràng, sa trực tràng,…

Đau dạ dày

Đau bụng trái phía trên hoặc quanh rốn là dấu hiệu dễ nhận biết là cơn đau dạ dày nhất. Các cơn đau này có thể sẽ lan tỏa và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng bụng dưới bên trái. Bên cạnh đó còn kèm theo các triệu chứng như tức ngực, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, đau thượng vị,…

Bệnh đau dạ dày có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm như: Hẹp môn vị, ung thư dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày,…

Viêm túi thừa đại tràng

Viêm túi thừa có thể xuất hiện ở nhiều túi cùng lúc dẫn đến các cơn đau dữ dội ở bụng. Bên cạnh đó, bệnh lý này còn kèm theo các triệu chứng buồn nôn, sốt nhẹ, tiêu chảy,…

Biến chứng bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây rách thành ruột làm rò mủ ra vùng bụng, dẫn đến viêm phúc mạc, áp-xe, tắc ruột. Tình trạng này có thể xuất hiện đường rò từ ruột đến đường tiết niệu, hay các cơ quan khác trong vùng bụng hoặc chậu rất nguy hiểm.

Viêm đại tràng

Khi đại tràng (ruột già) bị viêm, các cơn đau sẽ xuất hiện ở  bụng dưới bên trái. Các triệu chứng nhận biết khác là: Sốt, tiêu chảy, cơ thể mất nước, mệt mỏi, có amsu trong phân,… Nếu người bệnh không can thiệp kịp thời có thể gây ra các biến chứng giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng.

Sỏi thận

Sỏi thận trái thường gây ra các cơn đau dữ dội, quặn thắt rất khó chịu. Cùng với đó, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: Tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu bất thường, sủi nhiều bọt, chân tay sưng phù, da khô, sốt cao, cơ thể mệt mỏi, hơi thở nông,…

Đau bụng bên trái nữ có thể là dấu hiệu bệnh sỏi thận

Sỏi thận ban đầu rất khó phát hiện ra bởi các triệu chứng có thể nhầm lẫn với bệnh thận khác hoặc các bệnh lý về tiêu hóa. Do đó khi phát hiện, thường các viên sỏi đã to hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Viêm bể thận

Vi khuẩn xâm nhập và tấn công khiến bể thận viêm sưng to. Khi đó, người bệnh thường gặp phải cơn đau vùng bụng, vùng lưng hoặc cạnh sườn. Nếu tình trạng viêm ở thận trái thì vùng bụng bên trái sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. 

Triệu chứng đi kèm của bệnh viêm bể thận có thể là: Tiểu đêm nhiều, ớn lạnh, sốt, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, sút cân,.. Nếu không điều trị dứt điểm các triệu chứng này sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như suy thận, áp xe thận, nhiễm khuẩn huyết, ứ nước bể thận, vỡ thận,…

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột (IBD) có dấu hiệu nhận biết là đau bụng, co thắt ruột, tiêu chảy, máu trong phân, suy dinh dưỡng trầm trọng,…

Biến chứng có thể gặp phải khi mắc bệnh Crohn là tắc nghẽn đường ruột, xuất hiện lỗ rò đường ruột, khe nứt hậu môn, viêm ruột, ung thư ruột, suy dinh dưỡng nghiêm trọng,…

Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là bệnh gặp phải khi mô mềm – thường là một phần của màng tế bào lót khoang bụng hoặc một phần của ruột trồi ra và chui vào túi thoát vị. Khi đó, bệnh nhân có cảm giác đau nhức vùng bụng dưới, đặc biệt cơn đau gia tăng khi bạn ho, cúi xuống hoặc nhấc vật nặng. 

Thoát vị bẹn không nguy hiểm, nhưng không điều trị sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

Các bệnh lý về cơ quan sinh sản

Đau bụng bên trái ở phụ nữ còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

Đau bụng bên trái ở nữ giới có nguy hiểm không?

Đau bụng bên trái có liên quan đến rất nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể do đó rất nguy hiểm. Các bệnh liên quan đến đau bụng trái có thể khiến người bệnh gặp các biến chứng như:

Xem thêm

Đau bụng sau khi ăn: Đi tìm nguyên nhân và cách chữa bệnh dứt điểm
Đau bụng bên trái ở nữ giới rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Các biến chứng này rất nguy hiểm, vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu đau bụng trái nữ giới không nên chủ quan mà cần thực hiện thăm khám cũng như điều trị kịp thời.

Cách xử lý khi bị đau bụng bên trái nữ

Một số cách xử lý khi cơ thể xuất hiện cơn đau bụng bên trái hiệu quả:

Thay đổi thói quen ăn uống 

Đa số trường hợp đau bụng trái ở nữ giới thường xuất phát từ vấn đề dạ dày, đại tràng, tá tràng. Do đó, thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày cũng là cách giúp giảm và ngăn ngừa cơn đau tái phát.

Người bệnh nên có chế độ ăn uống để phòng ngừa bệnh lý gây đau bụng bên trái như sau:

Sử dụng mẹo dân gian giảm đau bụng trái nữ  

Bên cạnh điều chỉnh đau bụng trái bằng chế độ ăn uống, nữ giới có thể áp dụng một số mẹo giảm đau đơn giản sau đây:

Massage bụng giúp làm dịu cơn đau hiệu quả

Điều trị đau bụng bên trái nữ tại cơ sở y tế

Dấu hiệu khi đau bụng trái cần gặp bác sĩ thăm khám và điều trị là:

Sau khi đến cơ sở y tế, bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như: Chụp X-quang, chụp nội soi, siêu âm, xét nghiệm máu,… Sau khi thăm khám và xác định được nguyên nhân chính xác thì chỉ định các phương pháp điều trị sao cho phù hợp.

Để trị dứt điểm và ngăn ngừa bệnh lý biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt không nên tự ý sử dụng thuốc Tây y khi chưa được cho phép vì chúng có thể khiến bệnh nguy kịch hơn hoặc mang lại tác dụng phụ không mong muốn.

Biện pháp phòng ngừa đau bụng bên trái nữ

Một số biện pháp giúp giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý gây đau bụng bên trái nữ giới thường gặp phải là:

Đau bụng bên trái nữ giới có thể đang gặp phải một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa hoặc sinh lý. Vì vậy, cách phòng ngừa bệnh tốt nhất ngoài chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Bên cạnh đó, chị em phụ nữ nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để xử lý các dấu hiệu sức khỏe tốt nhất.

Xem thêm: Ung Thư Dạ Dày [2019] Nguyên Nhân Dấu Hiệu Điều Trị A-Z

Rate this post
Exit mobile version