Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau dạ dày khi mang thai – Biểu hiện và cách chữa an toàn

Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng khá phổ biến ở thai phụ. Tình trạng này thường là hệ quả do nội tiết tố thay đổi đột ngột, tăng áp lực ổ bụng do tử cung giãn nở, căng thẳng thần kinh và thói quen ăn uống không khoa học. Ở một số ít trường hợp, đau dạ dày còn là biểu hiện của các vấn đề sức khỏe như viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản và hội chứng Zollinger-Ellison.

Đau dạ dày khi mang thai & Những thông tin cần biết

Biểu hiện nhận biết đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày (đau thượng vị) là cơn đau xuất hiện ở phần bụng trên rốn và nằm dưới vùng ức. Cơn đau có thể bùng phát khi đói hoặc ăn quá no, vận động ngay sau khi ăn, sử dụng nhiều thực phẩm chứa axit, uống bia rượu,… Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng và hội chứng Zollinger-Ellison.

Đau dạ dày thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát, triệu chứng này có thể tiến triển trong một thời gian dài gây ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống, khả năng hấp thu dinh dưỡng và sức khỏe tổng thể.

Mang thai là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi đột ngột về tâm sinh lý. Vì vậy, hầu hết thai phụ đều gặp phải các vấn đề sức khỏe trong giai đoạn này, phổ biến nhất là đau dạ dày.

Trong trường hợp bị đau dạ dày, bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng sau:

1. Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu

Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm nhạy cảm khi nội tiết tố và cơ thể mẹ bầu bắt đầu có những thay đổi đột ngột. Sự thay đổi diễn ra trong một thời gian ngắn có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan tiêu hóa và dẫn đến chứng đau dạ dày.

Buồn nôn, nôn mửa và khó chịu là dấu hiệu của chứng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu

Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu:

Ở 3 tháng đầu thai kỳ, đau dạ dày thường khởi phát với tần suất liên tục và có mức độ nhẹ. Nếu chăm sóc tốt, các triệu chứng này có thể biến mất hoàn toàn khi bước sang tuần thứ 14.

2. Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng giữa

Ba tháng giữa thai kỳ là thời điểm ổn định nhất do cơ thể mẹ đã bắt đầu thích nghi với các thay đổi về tâm sinh lý. Tuy nhiên đây là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh nên mẹ bầu cần phải tăng khối lượng thực phẩm trong chế độ ăn. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa và khiến đau dạ dày có xu hướng nghiêm trọng hơn.

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng giữa có thể xuất hiện sau khi ăn, khi bụng đói hoặc khi ngủ

Biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai 3 tháng giữa:

3. Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

Đau dạ dày có xu hướng nghiêm trọng hơn vào 3 tháng cuối thai kỳ. Ở giai đoạn này, tử cung giãn nở quá mức có thể làm tăng áp lực ổ bụng, kích thích dạ dày tăng tiết axit và co bóp quá mức.

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối có mức độ nghiêm trọng hơn so với các giai đoạn trước

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng như:

Đau dạ dày có thể đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng hơn nếu mẹ bầu mắc các bệnh lý tiêu hóa trên như viêm thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellison và trào ngược dạ dày.

Bà bầu bị đau dạ dày – Do đâu?

Đau dạ dày thường xảy ra do thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ. Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai, triệu chứng này còn có thể bùng phát do một số nguyên nhân khác.

Thói quen ăn uống không lành mạnh chính là nguyên nhân gây đau dạ dày ở bà bầu

Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau dạ dày ở bà bầu:

Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau dạ dày khi mang thai không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên triệu chứng này có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt và hiệu suất lao động.

Hơn nữa trong một số trường hợp, đau dạ dày còn có thể là biểu hiện của các vấn đề tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản,… Đối với những bệnh lý này, phải tiến hành kiểm soát để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.

Đau dạ dày kéo dài có thể khiến mẹ bầu suy giảm sức khỏe, người xanh xao, uể oải

Một số ảnh hưởng của chứng đau dạ dày khi mang thai:

Mặc dù không phổ biến nhưng đau dạ dày khi mang thai có thể dẫn đến các biến chứng nặng như xuất huyết tiêu hóa và thủng dạ dày. Vì vậy nếu nhận thấy đau dạ dày khởi phát với tần suất dày đặc và mức độ nghiêm trọng, mẹ bầu nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được chỉ định các biện pháp điều trị an toàn.

Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu an toàn

Thống kê cho thấy, hầu hết bà bầu bị đau dạ dày đều xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, ảnh hưởng do căng thẳng thần kinh và rối loạn nội tiết. Vì vậy nếu loại trừ các nguyên nhân gây bệnh và thiết lập lối sống khoa học, các triệu chứng ở đường tiêu hóa thường thuyên giảm chỉ sau một thời gian ngắn.

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống tác động trực tiếp lên hoạt động tiêu hóa. Do đó xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp mẹ bầu cải thiện nhu động ruột, kiểm soát hoạt động co bóp và bài tiết axit của dạ dày. Ngoài ra còn giúp thai phụ cải thiện sức khỏe và thúc đẩy thai nhi phát triển toàn diện.

Thay đổi thói quen ăn uống là cách chữa đau dạ dày cho bà bầu an toàn và hiệu quả

Cách xây dựng thói quen ăn uống khoa học giúp kiểm soát đau dạ dày khi mang thai:

Để được tư vấn cụ thể về cách xây dựng chế độ dinh dưỡng trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể tìm gặp và trao đổi trực tiếp với bác sĩ.

2. Thiết lập thói quen sinh hoạt khoa học

Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng có thể cải thiện mức độ và giảm tần suất đau dạ dày với thói quen sinh hoạt khoa học.

Tập thể dục đều đặn giúp mẹ bầu giảm đau dạ dày, cải thiện khung xương và sức khỏe tổng thể

Các thói quen khoa học giúp kiểm soát đau dạ dày ở bà bầu:

 

3. Chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng thảo dược

Bên cạnh việc thay đổi lối sống, mẹ bầu có thể sử dụng một số thảo dược tự nhiên để giảm đau dạ dày, cải thiện tình trạng buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.

Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng thảo dược tự nhiên:

Nghệ và mật ong

Nghệ và mật ong là công thức chữa đau dạ dày được áp dụng phổ biến. Hoạt chất Beta-carotene và Curcumin trong nghệ có khả năng trung hòa dịch vị, tái tạo ổ viêm loét và thúc đẩy hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Trong khi đó, mật ong có tác dụng kháng khuẩn mạnh, chống viêm và tăng tốc độ tái tạo niêm mạc. Để giảm đau dạ dày, thai phụ có thể dùng trà nghệ mật ong hoặc trộn bột nghệ với mật ong và dùng trực tiếp.

Mẹ bầu có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên để cải thiện chứng đau dạ dày khi mang thai

Để giảm đau dạ dày, thai phụ có thể dùng trà nghệ mật ong hoặc trộn bột nghệ với mật ong và dùng trực tiếp.

Trà gừng ấm: Dùng trà gừng ấm có thể giảm nhanh cảm giác buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày và khó tiêu ở mẹ bầu. Ngoài ra, hoạt chất Gingerol và các chất chống oxy hóa từ thảo dược này còn giúp giảm viêm, ức chế nấm, virus và vi khuẩn có hại.

Nước nha đam: Mẹ bầu có thể uống nha đam mỗi ngày để giải độc, thanh lọc cơ thể và hỗ trợ kiểm soát cơn đau dạ dày. Với hàm lượng nước dồi dào, nha đam có khả năng trung hòa dịch vị, giảm tình trạng dạ dày co bóp quá mức và hạn chế cơn đau phát sinh. Ngoài ra axit amin, polyphenol và dịch nhầy từ nha đam còn giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc bị viêm loét.

Ngoài các mẹo chữa trên, mẹ bầu cũng có thể tận dụng một số thảo dược khác để giảm đau dạ dày. Tuy nhiên nên thận trọng khi áp dụng, vì một số thảo dược có thể kích thích tử cung co bóp quá mức và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Bà bầu bị đau dạ dày – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau dạ dày khi mang thai có thể thuyên giảm sau khi thay đổi lối sống và tận dụng các thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên ở một số trường hợp, triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các vấn đề tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản và hội chứng Zollinger-Ellison.

Bà bầu nên tìm gặp bác sĩ nếu đau dạ dày kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng

Vì vậy mẹ bầu nên chủ động tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng sau:

Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng khá phổ biến. Mặc dù không đe dọa đến sức khỏe nhưng triệu chứng này kéo dài có thể khiến sức khỏe thai phụ suy giảm và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu nên xây dựng lối sống lành mạnh và sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, giảm đau dạ dày và một số triệu chứng đi kèm.

Tham khảo thêm: 14 Cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản + nhanh nhất

Nguồn: https://ihs.org.vn/dau-da-day-khi-mang-thai-15528.html

Xem thêm: Viêm mũi là gì? Các dạng bệnh viêm mũi thường gặp

Rate this post
Exit mobile version