Đau dạ dày trong đêm hoàn toàn có thể khắc phục nếu người bệnh phòng tránh và điều trị sớm. Ngược lại, người bệnh chủ quan tình trạng bệnh kéo dài tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày
Đau dạ dày trong đêm là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Đau dạ dày trong đêm là xuất hiện cơn đau quặn hoặc âm ỉ ở vùng bụng và thường xảy ra về đêm. Tình trạng này khiến người bệnh mất ngủ, cơ thể mệt mỏi suy nhược ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Theo chuyên gia khuyến cáo, đau dạ dày vào ban đêm là cảnh báo hệ tiêu hóa hoạt động kém và gặp vấn đề. Người bệnh không nên chủ quan cần điều trị sớm tránh biến chứng nguy hiểm.
- Hẹp môn vị: Môn vị là cơ quan chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Người bệnh đau dạ dày ban đêm với tần suất thường xuyên, gây tổn thương niêm mạc và dẫn đến hẹp môn vị. Khi đó thức ăn bị tắc nghẽn, không lưu thông và tồn đọng ở dạ dày gây ra triệu chứng như buồn nôn, nôn ra máu, xuất hiện cơn đau thắt ở dạ dày.
- Xuất huyết dạ dày: Niêm mạc dạ dày bị tổn thương và ảnh hưởng đến mao mạch máu ở thành dạ dày dẫn đến chảy máu, người bệnh thường nôn và đi ngoài ra máu. Tình trạng kéo dài dẫn đến thiếu máu, tụt huyết áp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Thủng dạ dày: Axit trong dịch vị bài tiết ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét và thủng dạ dày. Người bệnh xuất hiện cơn đau quặn như dao đâm vào bụng, ban đầu cơn đau ở vùng thượng vị và lan ra toàn vùng bụng. Bên cạnh đó kèm theo triệu chứng cơ thể mệt mỏi, mặt tái xanh, tụt huyết áp,… khi đó cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
- Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, ung thư dạ dày không chỉ xuất hiện cơn đau về đêm mà có thể hành người bệnh bất kỳ thời điểm nào. Hơn nữa, bệnh khó nhận biết ở giai đoạn đầu, người bệnh nhận biết ung thư khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn cuối.
Do đó khi xuất hiện cơn đau dạ dày về đêm, bạn cần phải đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị hạn chế cơ đau bùng phát và biến chứng nghiêm trọng hơn
Dấu hiệu đau dạ dày trong đêm
Một số dấu hiệu thường gặp khi bị đau dạ dày nửa đêm người bệnh dễ nhận biết như:
- Người bệnh thường đau ở vùng xương ức và bên trên rốn, cơn đau quặn, kéo dài gây cảm giác nóng rát
- Cơn đau dạ dày thường xuất hiện vào khoảng 1-2 giờ sáng và lặp lại thường xuyên
- Kèm theo triệu chứng ợ chua, ợ hơi, buồn nôn,…
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống
Người bệnh không nên chủ quan, cần chủ động đi thăm khám khi nhận biết dấu hiệu phòng tránh bệnh diễn biến nghiêm trọng, điều trị lâu dài.
Nguyên nhân gây đau dạ dày trong đêm
Có nhiều nhân dẫn đến đau dạ dày giữa đêm, trong đó phải kể đến như:
Căng thẳng stress
Người bệnh căng thẳng stress sẽ kích thích khiến axit trong dịch vị bài tiết gây tổn thương niêm mạc và xuất hiện cơn đau. Hơn nữa, thức khuya thường xuyên dạ dày không được nghỉ ngơi, suy yếu và đau dạ dày.
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh dưới đây là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày về đêm:
- Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ dẫn đến thực ăn trong dạ dày không được tiêu hóa và bị tích trữ lại. Tình trạng này khiến người bệnh đầy hơi, chướng bụng và xuất hiện cơn đau về đêm. Ăn quá no trước khi đi ngủ còn dẫn đến béo phì, bệnh về tim mạch và hệ tiêu hóa,…
- Dung nạp nhiều thức ăn khó tiêu, chứa nhiều dầu mỡ, axit ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Bởi dạ dày khó tiêu hóa thực phẩm này, bạn bị chướng bụng, đầy hơi và cơn đau xuất hiện về đêm
- Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khiến dạ dày bị kích ứng, xuất hiện cơn đau dạ dày về đêm kèm triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn,….
- Sử dụng rượu bia, chất kích thích gây kích ứng niêm mạc, axit trong dịch vị bài tiết dẫn đến cơn đau dạ dày trong đêm
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch vị bao gồm thức ăn, axit trào ngược lên thực quản kèm theo triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị và cơn đau dạ dày. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh ăn quá nó, khi ngủ nhất là về đêm. Triệu chứng xuất hiện thường xuyên cần đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Viêm loét dạ dày
Một trong những cơn đau dày về đêm là do viêm loét dạ dày. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là thói quen sinh hoạt không lành mạnh, vi khuẩn hP, lạm dụng thuốc giảm đau, kháng sinh,… Người bệnh xuất hiện cơn đau 1-2 giờ sáng kèm theo dấu hiệu buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, sút cân,… ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh
Ung thư dạ dày
Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất ở hệ tiêu hóa. Hầu hết trường hợp người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối nguy cơ tử vong cao. Bệnh khiến người bệnh xuất hiện cơn đau dữ dội ở bất kỳ thời điểm nào không chỉ vào ban đêm. Kèm theo triệu chứng cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, nôn ra máu, …
Ngoài ra người bệnh bị tác dụng phụ thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hay mắc bệnh lý như sỏi mật, viêm vùng chậu, hội chứng IBS,… là nguyên nhân dẫn đến cơn đau dạ dày về đêm
Khi bị đau dạ dày trong đêm phải làm sao?
Cơn đau dạ dày về đêm ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Khi nhận triệu chứng cần đi thăm khám và điều trị đúng cách. Các biện pháp được sử dụng phổ biến như:
Sử dụng thuốc Tây điều trị đau dạ dày về đêm
Sử dụng thuốc tây là phương pháp được nhiều người bệnh sử dụng giúp giảm nhanh cơn đau, phục hồi nhanh chóng. Thuốc Tây được bác sĩ chỉ định sử dụng như:
- Thuốc dạ dày chữ P: Tác giảm axit bài tiết trong dạ dày, giảm đau và triệu chứng đau dạ dày hiệu quả
- Thuốc dạ dày Yumangel: Thuốc giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị và cơn đau hiệu quả.
- Thuốc Gastropulgite: Thuốc bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, cải thiện cơn đau về đêm và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
- Thuốc kháng sinh: Với tác dụng giảm đau và chống viêm
Sử dụng thuốc Tây chứa nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Sử dụng thuốc Đông y chữa đau dạ dày vào ban đêm
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, bạn tham khảo một biện pháp chăm sóc giúp giảm nhanh điều trị được nhiều người bệnh tin tưởng
Bài thuốc Sơ can Bình vị tán được bào
chế với thảo dược quý như
- Bố chính sâm: Vị ngọt tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, bổ máu, tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch cơ thể.
- Tam thất: Tác dụng chỉ huyết, bổ cường tráng, giảm đau, giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể
- Bạch thược: được điều dưỡng can tỳ kinh huyết, chống co thắt cơ trơn của dạ dày
- Mai mực: bảo vệ vết loét dạ dày, hạn chế xuất huyết tiêu hóa
- Kim ngân hoa: Thanh nhiệt, chống khuẩn và virus gây hại
- Đương quy: Có vị ngọt, tính ấm và thông kinh, giảm đau an thần và máu lưu thông hiệu quả
- Cam thảo: tác dụng kinh tỳ vị, bổ tâm và phế, thanh nhiệt giải độc, chữa viêm loét và tiêu diệt vi khuẩn HP
- …
Bài thuốc là sự kết hợp của y học cổ truyền và y học hiện đại dựa trên nguyên lý điều trị căn nguyên của bệnh, cải thiện triệu chứng, phòng ngừa bệnh tái phát và tăng cường sức đề kháng.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và cơ địa của người bệnh được bác sĩ kê đơn và sử dụng thuốc phù hợp.
- 7-14 ngày: cơn đau thuyên giảm không xuất hiện tần xuyên về đêm
- 15-30 ngày: Triệu chứng đi kèm như ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị, buồn nôn gần như thuyên giảm
- 2-3 tháng: Niêm mạc dạ dày phục hồi bệnh được kiểm soát và không tái phát
Do đó sử dụng sau 1-3 tháng triệu chứng bệnh được cải thiện hiệu quả.
Biện pháp chăm sóc tại nhà giảm đau dạ dày đêm
Ngoài sử dụng thuốc điều trị, bạn sử dụng biện pháp chăm sóc tại nhà dưới đây giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.
Chườm nóng
Chườm ấm giúp khí huyết lưu thông, giảm co thắt dạ dày và cơn đau thuyên giảm. Bạn sử dụng túi chườm hoặc chai thủy tính chứa muối hoặc nước cườm lên vùng xuất hiện cơn đau và sau đó chườm xung quanh bung. Thực hiện phương pháp đến khi túi chườm hết nóng
Lưu ý: Không nên để túi chườm quá lâu tại một vị trí tránh gây bỏng và nóng rát. Ngoài ra bạn nên uống nước ấm, sữa ấm hoặc tắm bằng nước ấm cũng giảm cơn đau dạ dày hiệu quả.
Massage vùng bụng
Massage vùng bụng tăng cường máu lưu thông, người bệnh cảm thấy thoải mái dễ chịu, giảm đau và ngủ ngon giấc hơn. Người ma sát vào lòng bàn tay sao cho ấm sau đó đặt lên vùng xuất hiện cơn đau xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Để giảm cơn đau hiệu quả, bạn nên massage cùng với tinh dầu tràm, oải hương hay tinh dầu gừng
Uống trà gừng
Gừng là nguyên liệu phổ biến sử dụng trong bài thuốc điều trị bệnh lý về đau dạ dày. Với hoạt chất tecpen và Oleoresin giúp giảm đau, chống viêm và triệu chứng đau dạ dày được cải thiện nhanh chóng.
Bạn sử dụng gừng tươi, rửa sạch, gọt vỏ và thái lát nhỏ sau đó cho vào đun với với nước khoảng 15 phút và sử dụng khi còn ấm. Ngoài ra, người bệnh có thể thêm một chút mật ong giúp gia tăng hương vị và hiệu quả hơn.
Sử dụng lá bạc hà
Hoạt chất menthol tác dụng giảm đau, chống viêm bảo vệ niêm mạc từ đó cơn đau dạ dày được đẩy lùi. Sử dụng lá bạch há rửa sạch, nhau kỹ sau đo nuốt từ từ.
Trà cam thảo
Cam thảo với hoạt chất Glabridin, các Flavonoid tiêu diệt vi khuẩn Hp, giảm cơn đau dạ dày, và triệu chứng đi kèm. Sử dụng cam thảo hãm với nước sôi giúp bảo vệ niêm mạc, tăng cường sức đề kháng cơ thể. Ngoài ra bạn có thể sử dụng bột cam thảo pha với nước và sử dụng trước bữa ăn
Ăn bánh mì
Một trong những nguyên nhân gây đây cơn đau dạ dày ban đêm là người bệnh để bụng đói, không ăn bữa tối. Bổ sung một vài lát bánh mì giúp cơn đau được cải thiện.
Bánh mì tác dụng độ hút ẩm cao, hút bớt dịch vị và bảo vệ lớp niêm mạc. Tuy nhiên không nên sử dụng bánh mì kèm sữa bò, phô mai,.. chỉ nên sử dụng bánh mì mềm.
Cách phòng tránh đau dạ dày trong đêm hiệu quả
Đau dạ dày khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống. Do đó người bệnh cần thực hiện biện pháp dưới đây giúp phòng ngừa bệnh hiệu:
Chế độ dinh dưỡng khoa học
- Không nên ăn quá no vào buổi tối, không vận động quá mạnh hoặc nằm ngay xuống khi ngủ
- Nên ăn đủ bữa, bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nên bổ sung thực phẩm tốt cho dạ dày như rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm ít đồ ngọt,…
- Không nên bổ sung thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ khó tiêu kích thích ảnh hưởng đau d
ạ dày - Bổ sung nhiều nước cho cơ thể tuy nhiên nên bổ sung nhiều bạn ngày, không nên uống nhiều nước vào ban đêm tránh gây mất ngủ
- Hạn chế đô ăn quá mặn, bởi hàm lượng muối natri trong cơ thể được khiến dạ dày khó chịu, xuất hiện cơn đau
Thói quen sinh hoạt lành mạnh
- Nên ăn chậm nhai kỹ và không vận động hay nằm luôn sau khi ăn
- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày tránh gây áp lực lên dạ dày
- Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe cho người bệnh
- Tránh căng thẳng stress, khi bị stress gây áp lực lên dạ dày và xuất hiện cơn đau. Do đó người bệnh nên tạo như thoải mái, thư giãn đầu óc như đi bộ, nghe nhạc, ngồi thiền,…
- Nên kê cao gối so với chân khi nằm khoảng 15-20cm, khi đó hạn chế trào ngược và cơn đau dạ dày hiệu quả
Ngoài ra người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Chủ động đi thăm khám nhận biết dấu hiệu của bệnh tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn
- Thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc kết hợp thuốc Đông y và Tây y
Đau dạ dày trong đêm do nhiều nguyên nhân gây nên như thói quen sinh hoạt không lành mạnh, triệu chứng một số bệnh lý, tác dụng phụ thuốc,… Người bệnh cần nhận biết dấu hiệu đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị đúng cách phòng ngừa bệnh diễn biến nghiêm trọng