Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Dấu hiệu ung thư lưỡi: 10 biểu hiện bạn đừng bỏ qua

Bệnh ung thư lưỡi là một dạng ung thư ở khoang miệng bắt đầu từ các tế bào ở lưỡi. Trong đó, dấu hiệu ung thư lưỡi đáng chú ý nhất là đau lưỡi và các vết loét không lành trên lưỡi.

Bệnh ung thư lưỡi là một dạng ung thư ở khoang miệng bắt đầu từ các tế bào ở lưỡi. Trong đó, dấu hiệu ung thư lưỡi đáng chú ý nhất là đau lưỡi và các vết loét không lành trên lưỡi.

Mời các bạn cùng tìm hiểu về các dấu hiệu điển hình nhất của ung thư lưỡi, các yếu tố rủi ro cũng như cách điều trị bệnh trong bài viết sau nhé

Dấu hiệu ung thư lưỡi

Ung thư biểu mô tế bào vảy là loại ung thư lưỡi phổ biến nhất hiện nay. Tế bào vảy là những tế bào mỏng nằm trên bề mặt da, lưỡi, trong niêm mạc của các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, niêm mạc miệng, cổ họng, tuyến giáp và thanh quản.

Cũng như các bệnh ung thư miệng khác, dấu hiệu ung thư lưỡi giai đoạn đầu thường không quá rõ ràng. Do đó, đa phần người bệnh đều chủ quan và bỏ qua chúng.

Vết loét màu đỏ hồng ở một bên lưỡi và đau lưỡi kéo dài là những dấu hiệu ung thư lưỡi đầu tiên mà bạn cần lưu ý. Bên cạnh đó, triệu chứng ung thư lưỡi còn có thể bao gồm:

Người thường xuyên uống rượu và hút thuốc lá là những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư lưỡi. Vì vậy, nếu có những thói quen này, bạn cần cảnh giác khi gặp phải các triệu chứng ung thư lưỡi. Đồng thời, bạn nên đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị ung thư kịp thời.

Mối liên hệ giữa dấu hiệu ung thư lưỡi và ung thư miệng

Ung thư có thể phát triển ở nhiều vị trí khác nhau của lưỡi. Ung thư ở phần trước của lưỡi được gọi là ung thư lưỡi. Loại ung thư này có xu hướng được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, khi khối u còn nhỏ và dễ dàng loại bỏ qua phẫu thuật. Ngược lại, ung thư ở phần sau của lưỡi (gốc lưỡi) sẽ được gọi là ung thư miệng – hầu. Loại ung thư này thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, khi khối u đã lớn và biểu hiện thành các dấu hiệu ung thư lưỡi rõ rệt, do đó khó điều trị hơn.

Các triệu chứng ung thư miệng bao gồm:

Nguyên nhân gây ung thư lưỡi

Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư lưỡi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc loại ung thư này, bao gồm:

Mời các bạn cùng tìm hiểu về các dấu hiệu điển hình nhất của ung thư lưỡi, các yếu tố rủi ro cũng như cách điều trị bệnh trong bài viết sau nhé

Dấu hiệu ung thư lưỡi

Ung thư biểu mô tế bào vảy là loại ung thư lưỡi phổ biến nhất hiện nay. Tế bào vảy là những tế bào mỏng nằm trên bề mặt da, lưỡi, trong niêm mạc của các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, niêm mạc miệng, cổ họng, tuyến giáp và thanh quản.

Cũng như các bệnh ung thư miệng khác, dấu hiệu ung thư lưỡi giai đoạn đầu thường không quá rõ ràng. Do đó, đa phần người bệnh đều chủ quan và bỏ qua chúng.

Vết loét màu đỏ hồng ở một bên lưỡi và đau lưỡi kéo dài là những dấu hiệu ung thư lưỡi đầu tiên mà bạn cần lưu ý. Bên cạnh đó, triệu chứng ung thư lưỡi còn có thể bao gồm:

Người thường xuyên uống rượu và hút thuốc lá là những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư lưỡi. Vì vậy, nếu có những thói quen này, bạn cần cảnh giác khi gặp phải các triệu chứng ung thư lưỡi. Đồng thời, bạn nên đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị ung thư kịp thời.

Mối liên hệ giữa dấu hiệu ung thư lưỡi và ung thư miệng

Ung thư có thể phát triển ở nhiều vị trí khác nhau của lưỡi. Ung thư ở phần trước của lưỡi được gọi là ung thư lưỡi. Loại ung thư này có xu hướng được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, khi khối u còn nhỏ và dễ dàng loại bỏ qua phẫu thuật. Ngược lại, ung thư ở phần sau của lưỡi (gốc lưỡi) sẽ được gọi là ung thư miệng – hầu. Loại ung thư này thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, khi khối u đã lớn và biểu hiện thành các dấu hiệu ung thư lưỡi rõ rệt, do đó khó điều trị hơn.

Các triệu chứng ung thư miệng bao gồm:

Nguyên nhân gây ung thư lưỡi

Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư lưỡi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc loại ung thư này, bao gồm:

Theo thống kê, người hút thuốc và uống nhiều rượu có nguy cơ mắc ung thư miệng cao gấp 15 lần so với những đối tượng khác.

Các yếu tố rủi ro khác làm tăng nguy cơ ung thư lưỡi bao gồm:

Chẩn đoán ung thư lưỡi

Nếu phát hiện các bất thường ở lưỡi và khoang miệng, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám ngay. Tại buổi hẹn, bác sĩ có thể hỏi bệnh sử của bạn để thu thập các thông tin y tế có liên quan. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra các bất thường trên lưỡi, miệng và tình trạng của các hạch bạch huyết.

Trong trường hợp nghi ngờ bạn có dấu hiệu ung thư lưỡi, bác sĩ sẽ thực hiện thủ tục sinh thiết. Nếu kết quả sinh thiết xác nhận có sự tồn tại của tế bào ung thư, bạn có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc MRI. Các xét nghiệm này sẽ cung cấp cho bác sĩ hình ảnh lưỡi bị bệnh và giúp kiểm tra xem tế bào ung thư đã ảnh hưởng và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể hay chưa.

Ung thư lưỡi có chữa được không?

Tỷ lệ điều trị thành công của bệnh ung thư lưỡi tương đối cao nếu được phát hiện và chẩn đoán sớm. Đặc biệt, những người bị ung thư lưỡi không di căn có tỷ lệ sống cao hơn nhiều so với ung thư di căn. Cụ thể, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư lưỡi chưa di căn là 78%, đối với trường hợp đã di căn là 36%.

Điều trị ung thư lưỡi

Mục tiêu của việc điều trị ung thư lưỡi là:

Thông thường, bệnh nhân mắc ung thư lưỡi sẽ được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư. Nếu bệnh ở giai đoạn sớm và khối u có kích thước nhỏ, bệnh nhân chỉ cần thực hiện một cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu khối u đã lớn và di căn phức tạp thì bệnh nhân có thể phải tiến hành phẫu thuật nhiều lần.

Theo thống kê, người hút thuốc và uống nhiều rượu có nguy cơ mắc ung thư miệng cao gấp 15 lần so với những đối tượng khác.

Các yếu tố rủi ro khác làm tăng nguy cơ ung thư lưỡi bao gồm:

Chẩn đoán ung thư lưỡi

Nếu phát hiện các bất thường ở lưỡi và khoang miệng, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám ngay. Tại buổi hẹn, bác sĩ có thể hỏi bệnh sử của bạn để thu thập các thông tin y tế có liên quan. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra các bất thường trên lưỡi, miệng và tình trạng của các hạch bạch huyết.

Trong trường hợp nghi ngờ bạn có dấu hiệu ung thư lưỡi, bác sĩ sẽ thực hiện thủ tục sinh thiết. Nếu kết quả sinh thiết xác nhận có sự tồn tại của tế bào ung thư, bạn có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc MRI. Các xét nghiệm này sẽ cung cấp cho bác sĩ hình ảnh lưỡi bị bệnh và giúp kiểm tra xem tế bào ung thư đã ảnh hưởng và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể hay chưa.

Ung thư lưỡi có chữa được không?

Tỷ lệ điều trị thành công của bệnh ung thư lưỡi tương đối cao nếu được phát hiện và chẩn đoán sớm. Đặc biệt, những người bị ung thư lưỡi không di căn có tỷ lệ sống cao hơn nhiều so với ung thư di căn. Cụ thể, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư lưỡi chưa di căn là 78%, đối với trường hợp đã di căn là 36%.

Điều trị ung thư lưỡi

Mục tiêu của việc điều trị ung thư lưỡi là:

Thông thường, bệnh nhân mắc ung thư lưỡi sẽ được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư. Nếu bệnh ở giai đoạn sớm và khối u có kích thước nhỏ, bệnh nhân chỉ cần thực hiện một cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu khối u đã lớn và di căn phức tạp thì bệnh nhân có thể phải tiến hành phẫu thuật nhiều lần.

Có nhiều khả năng bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần lưỡi bị ảnh hưởng bởi ung thư trong quá trình phẫu thuật. Cấu trúc lưỡi sau khi cắt bỏ sẽ được tái tạo lại bằng cách sử dụng da hoặc mô từ các bộ phận khác trên cơ thể.

Bác sĩ sẽ cố gắng để giảm thiểu tối đa thiệt hại do phẫu thuật gây ra. Tuy nhiên, nó vẫn có thể ảnh hưởng đến khả năng nói, thở, ăn và nuốt của người bệnh.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xạ trị hoặc hóa trị để đảm bảo tiêu diệt toàn bộ các tế bào ung thư còn sót lại.

Phòng ngừa ung thư lưỡi

Rất khó để ngăn ngừa ung thư lưỡi phát triển. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể kiểm soát được nếu phát hiện và điều trị sớm. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu ung thư lưỡi, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn chữa trị.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:

Tỷ lệ thành công của các phương pháp điều trị ung thư lưỡi phụ thuộc rất lớn vào thời gian phát hiện bệnh. Do đó, bạn đừng nên chủ quan bỏ qua các dấu hiệu ung thư lưỡi mà hãy đi thăm khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt.

Có nhiều khả năng bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần lưỡi bị ảnh hưởng bởi ung thư trong quá trình phẫu thuật. Cấu trúc lưỡi sau khi cắt bỏ sẽ được tái tạo lại bằng cách sử dụng da hoặc mô từ các bộ phận khác trên cơ thể.

Bác sĩ sẽ cố gắng để giảm thiểu tối đa thiệt hại do phẫu thuật gây ra. Tuy nhiên, nó vẫn có thể ảnh hưởng đến khả năng nói, thở, ăn và nuốt của người bệnh.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xạ trị hoặc hóa trị để đảm bảo tiêu diệt toàn bộ các tế bào ung thư còn sót lại.

Phòng ngừa ung thư lưỡi

Rất khó để ngăn ngừa ung thư lưỡi phát triển. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể kiểm soát được nếu phát hiện và điều trị sớm. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu ung thư lưỡi, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn chữa trị.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:

Tỷ lệ thành công của các phương pháp điều trị ung thư lưỡi phụ thuộc rất lớn vào thời gian phát hiện bệnh. Do đó, bạn đừng nên chủ quan bỏ qua các dấu hiệu ung thư lưỡi mà hãy đi thăm khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Xét nghiệm vi khuẩn HP ở đâu? 10 địa chỉ ở Hà Nội và TPHCM

Rate this post
Exit mobile version