Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau khớp gối: Nguyên nhân do đâu và điều trị thế nào?

Đau khớp gối khởi phát khi một trong những bộ phận cấu tạo ổ khớp bị tổn thương và hư hại. Triệu chứng này thường xảy ra do chấn thương trong quá trình lao động, chơi thể thao, sinh hoạt và tham gia giao thông. Tuy nhiên nếu khớp gối bị đau nhức kéo dài, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các bệnh lý xương khớp.

Đau khớp gối do đâu? Điều trị và phòng ngừa bằng cách nào?

Đau khớp gối và dấu hiệu nhận biết

Khớp gối là một trong những khớp chịu tải trọng lớn từ cân nặng của cơ thể và hầu hết các hoạt động thể chất. Chính vì vậy, khớp ở vị trí này dễ bị tổn thương và đau nhức hơn so với các khớp có kích thước nhỏ và tần suất hoạt động thấp.

Khớp gối được cấu tạo từ xương đùi, xương chày, xương bánh chè, xương mác và được cố định bằng 4 dây chằng chính. Để giảm ma sát và giúp ổ khớp vận động trơn tru, đầu xương chày và xương đùi được bao bọc bởi một lớp sụn mỏng, dẻo dai và đàn hồi. Ổ khớp được cấu tạo chặt chẽ giúp khớp gối dễ dàng vận động và chịu được áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể.

Tuy nhiên, khi một trong những bộ phận cấu thành khớp gối bị tổn thương, ổ khớp có thể bị đau nhức âm ỉ đến dữ dội. Đau khớp gối ít khi khởi phát đơn lẻ mà đa phần đi kèm với một số triệu chứng khác như:

Mức độ của cơn đau khớp gối và các triệu chứng đi kèm phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân. Do đó, bạn có thể gặp phải các triệu chứng có mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn so với những dấu hiệu được đề cập trong bài viết.

Nguyên nhân gây đau nhức khớp gối

Đau nhức khớp gối là tình trạng khá phổ biến và gặp nhiều ở người làm công việc chân tay, lao động nặng nhọc hoặc phải tập thể thao với cường độ mạnh. Tình trạng này có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

1. Chấn thương gây đau khớp gối

Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau nhức khớp gối. Tác động cơ học mạnh có thể làm tổn thương bộ phận cấu thành ổ khớp hoặc khiến ổ khớp lệch ra khỏi vị trí cân bằng. Chấn thương khớp gối có thể xảy ra khi tham gia giao thông, sinh hoạt, chơi thể thao và lao động.

Đau khớp gối trái – phải có thể xảy ra do chấn thương khi tập thể thao

Các dạng chấn thương có khả năng gây đau nhức khớp gối:

2. Do bệnh lý xương khớp

Ngoài chấn thương, đau khớp gối cũng có thể xảy ra do các bệnh lý xương khớp như:

Đau khớp gối có thể là biểu hiện của thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout,…

Ngoài ra, nguy cơ bị đau khớp gối cũng có thể tăng lên nếu có những yếu tố thuận lợi như:

Đau khớp gối có nguy hiểm không?

Đau khớp gối là tình trạng thường gặp. Mức độ nguy hiểm của tình trạng này phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân cụ thể. Đối với các nguyên nhân thông thường (bong gân, chấn thương nhẹ, viêm khớp phản ứng, viêm khớp nhiễm khuẩn,…), đau nhức khớp sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khi điều trị.

Đau khớp gối kéo dài gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại và làm giảm chất lượng cuộc sống

Tuy nhiên nếu chủ quan với các biểu hiện của cơ thể và không điều trị kịp thời, đau khớp gối có thể tiến triển phức tạp và gây ra các biến chứng như:

Ngoài những biến chứng kể trên, đau nhức khớp gối kéo dài còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, hiệu suất lao động, chất lượng giấc ngủ và cuộc sống. Người bị tổn thương khớp gối nặng hầu như không thể thực hiện các hoạt động thông thường và dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu.

Chẩn đoán đau đầu gối bằng cách nào?

Chẩn đoán đau đầu gối được thực hiện nhằm xác định nguyên nhân và đánh giá mức độ tổn thương khớp gối. Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và khai thác tiền sử bệnh lý. Sau đó, người bệnh cần thực hiện một số chẩn đoán cận lâm sàng như:

Đau khớp gối được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng và xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm máu

Các phương pháp điều trị đau đầu gối

Điều trị đau khớp gối phụ thuộc vào mức độ tổn thương và nguyên nhân cụ thể. Nếu đau do chơi thể thao cường độ mạnh, lao động nặng hoặc đi lại nhiều, tình trạng có thể tự thuyên giảm sau vài ngày nghỉ ngơi mà không cần can thiệp biện pháp y tế. Ngược lại, đau nhức khớp gối do chấn thương và các bệnh xương khớp đều phải được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

1. Sử dụng thuốc

Thuốc được dùng trong điều trị đau khớp gối được chia thành 2 nhóm là thuốc điều trị triệu chứng và thuốc đặc trị.

Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp điều trị đau khớp gối phổ biến

Các loại thuốc thường được sử dụng, bao gồm:

Ngoài những loại thuốc trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc hỗ trợ và viên uống bổ sung nhằm thúc đẩy tốc độ hồi phục tế bào sụn, xương bị tổn thương. Đối với đau khớp gối do chấn thương nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc bôi, xịt hoặc dán để giảm thiểu tác dụng không mong muốn.

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là kỹ thuật sử dụng các tác động vật lý lên khớp gối nhằm giảm đau nhức, thúc đẩy tuần hoàn máu, phục hồi chức năng vận động,… Phương pháp này được áp dụng đồng thời với sử dụng thuốc để bảo tồn chức năng vận động và làm chậm tiến triển của bệnh.

Ngoài ra, vật lý trị liệu sau chấn thương còn giúp ổ khớp nhanh hồi phục và giảm thiểu tình trạng teo cơ, cứng khớp do bất động trong một thời gian dài.

Vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng vận động, giảm đau nhức, phù nề và co cứng cơ

Các kỹ thuật vật lý trị liệu được áp dụng cho bệnh nhân bị đau khớp gối:

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật trị đau khớp gối được chỉ định trong trường hợp chấn thương nặng, khớp gối bị tổn thương, xơ hóa không có khả năng hồi phục, điều trị bảo tồn thất bại và các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Dựa vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu nội soi hoặc thực hiện mổ mở.

Phẫu thuật đem lại hiệu quả nhanh hơn so với các biện pháp bảo tồn. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng. Hơn nữa, đa phần bệnh nhân sau khi phẫu thuật đều phải tập vật lý trị liệu để phục hồi khả năng vận động.

Phòng ngừa đau khớp gối

Đau nhức khớp gối là tình trạng khá phổ biến. Mặc dù không đe dọa đến sức khỏe nhưng tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy bên cạnh các phương pháp điều trị, bệnh nhân nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như:

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa các vấn đề xương khớp

Đau khớp gối là triệu chứng khá phổ biến có thể xảy ra do chấn thương, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc các bệnh xương khớp. Trong trường hợp triệu chứng có mức độ nặng và đi kèm với các dấu hiệu bất thường, cần chủ động thăm khám để kịp thời phát hiện và điều trị.

Nguồn: https://ihs.org.vn/dau-khop-goi-33138.html

Xem thêm: Bị viêm da cơ địa nặng – Cách khắc phục nhanh, lưu ý

Rate this post
Exit mobile version