Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân & Cách điều trị

Đi tiểu ra máu là tình trạng nước tiểu lẫn máu, có sự bất thường về màu sắc. Thống kê cho thấy, hơn 95% số bệnh nhân tiểu ra máu mắc phải các bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, khi nước tiểu có màu lạ kèm máu, người bệnh không nên chủ quan mà hãy chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán tình trạng sức khỏe.

Đi tiểu ra máu là dấu hiệu bất thường của sức khỏe

Đi tiểu ra máu là gì?

Đi tiểu ra máu là tình trạng nước tiểu có màu đỏ lơ, hồng nhạt hoặc có lẫn các sợi máu đỏ thẫm. Cùng với sự bất thường về màu sắc của nước tiểu, người bệnh còn có thể cảm thấy nóng rát, thậm chí là buốt mỗi lần tiểu tiện.

Thực tế, nước tiểu được ví như tấm gương phản chiếu các vấn đề sức khỏe. Thông qua màu sắc của nước tiểu cũng có thể phần nào đánh giá hoạt động của hệ tiết niệu cũng như những bệnh lý mà cơ thể có thể phải đối mặt.

Các hình thức đi tiểu ra máu

Đi tiểu ra máu được chia thành 2 hình thức là tiểu máu đại thể và tiểu máu vi thể. Đặc điểm của mỗi hình thức như sau:

Đái máu vi thể chỉ được phát hiện qua xét nghiệm nước tiểu

Nguyên nhân tiểu ra máu

Khi đi tiểu bị ra máu, nhiều người tỏ ra lo lắng, không biết nguyên nhân do đâu. Theo các bác sĩ tại Khoa Ngoại Tiết niệu (B7) – Bệnh viện 198, tiểu ra máu có thể do các nguyên nhân sau:

Do các loại đồ ăn chứa phẩm màu

Các món ăn chứa chất tạo màu công nghiệp hoặc màu tự nhiên như rau dền, dâu tằm, quả mâm xôi… có thể là nguyên nhân làm nước tiểu có màu đỏ, khiến nhiều người lầm tưởng là đi tiểu ra máu.

Tuy những loại thực phẩm này khiến cho nước tiểu có sự bất thường về màu sắc nhưng lại được đánh giá là vô hại. Chúng chỉ khiến nước tiểu đổi màu trong 1-2 lần tiểu tiện, sau đó lại trở về trạng thái bình thường.

Do đến ngày “đèn đỏ”

Mỗi lần đến chu kỳ kinh nguyệt, máu kinh trào ra và đọng lại nhiều ở khu vực âm đạo. Lúc này, nước tiểu đi ra từ niệu đạo sẽ mang theo máu kinh ra ngoài và khiến nước tiểu lẫn máu. Đây là tình trạng hoàn toàn bình thường và sẽ chấm dứt sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc.

Nước tiểu có lẫn máu có thể do chu kỳ kinh nguyệt

Do tổn thương sau khi “yêu”

Việc quan hệ không đúng cách, quá mạnh bạo có thể khiến niệu đạo bị tổn thương quá mức, dẫn đến chảy máu. Điều này khiến máu xuất hiện ở âm đạo nữ giới, còn ở nam thường dính ở tinh dịch nên khi đi tiểu thường lẫn máu, không phải là triệu chứng của bệnh lý liên quan đến đi tiểu ra máu.

Do dùng các loại thuốc gây tiểu ra máu

Theo các bác sĩ, một số loại thuốc kháng sinh cũng có thể khiến người bệnh đi tiểu ra máu. Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị tiểu ra máu là:

Do các bệnh lý

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, đi tiểu ra máu có thể do bệnh lý nào đó gây ra. Khi mắc bệnh lý về tiết niệu, phụ khoa nước tiểu của người bệnh có thể có màu sắc bất thường kèm theo máu.

Đi tiểu ra máu là bệnh gì?

Sẽ là bình thường nếu như bị tiểu ra máu trong thời kỳ kinh nguyệt, sau khi ăn thực phẩm có màu đỏ, hoặc sau khi sử dụng một số loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu đây là nguyên nhân khiến nước tiểu của có lẫn máu thì tình trạng này chỉ diễn ra trong 1-2 ngày, không kéo dài.

Vì vậy, nếu đi tiểu ra máu kéo dài, thậm chí các triệu chứng còn trầm trọng hơn thì có thể bạn đang gặp phải một vấn đề sức khỏe nào đó, tuyệt đối không thể chủ quan.

Tiểu ra máu do bệnh lý ở bàng quang

Nước tiểu lẫn máu, thậm chí là tiểu buốt ra máu có thể là biểu hiện của bệnh về bàng quang, chẳng hạn như viêm bàng quang, sỏi bàng quang, thậm chí là u bàng quang. Các bệnh lý này thường khiến bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện và chỉ được phát hiện qua siêu âm hoặc chụp X-Quang.

Tiểu ra máu có thể do bệnh lý ở bàng quang gây nên

Tiểu ra máu do bệnh lý ở niệu đạo

Tình trạng đi tiểu ra máu ở nam giới thường do tăng sản tuyến tiền liệt, thậm chí là ung thư tuyến tiền liệt gây nên. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh lý về niệu đạo là: Tiểu rắt ra máu, khó tiểu, hình ảnh siêu âm cho kết quả tuyến tiền liệt bị phì đại lớn.

Còn ở nữ giới, tình trạng đi tiểu buốt và ra máu có thể do bệnh lý Polyp niệu đạo. Bệnh được phát hiện thông qua các triệu chứng lâm sàng cũng như qua phương pháp nội soi niệu đạo.

Xem thêm

Tiểu không tự chủ ở nam giới do đâu? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục hiệu quả

Tiểu máu do phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là tuyến có kích thước và khối lượng tươi đối nhỏ, chỉ có ở nam giới. Tuyến này nằm ở vị trí phía dưới cơ bàng quang, ôm lấy phần niệu đạo tại khu vực nối với cổ bàng quang. Nhiệm vụ chính của tuyến tiền liệt là tiết dịch phục vụ cho hoạt động sinh sản, đồng thời ngăn không cho vi khuẩn, chất độc hại đi vào đường tiết niệu.

Đi tiểu ra máu ở nam giới do phì đại tuyến tiền liệt

Khi các tế bào tuyến tăng sinh quá mức gây ra phì đại tuyến tiền liệt khiến niệu đạo bị chèn ép, khó khăn cho việc tiểu tiện. Khi đó, bàng quang phải liên tục co bóp để giải phóng nước tiểu làm vùng niêm mạc bị tổn thương và chảy máu, gây ra hiện tượng tiểu ra máu.

Biểu hiện thường thấy ở các bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt là tiểu són, tiểu ngắt quãng, thậm chí là nước tiểu có lẫn máu. Điều này gây nhiều bất cho đời sống sinh hoạt của bệnh nhân và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý tiết niệu nguy hiểm khác.

Đi tiểu ra máu do ung thư bàng quang

Giảm cân đột ngột, kèm theo biểu hiện đi tiểu ra máu, rối loạn tiểu tiện có thể là những biểu hiện của ung thư bàng quang di căn. Ở giai đoạn đầu của bệnh, ung thư bàng quang không phát ra nhiều “tín hiệu” cảnh báo. Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất là nước tiểu có lẫn máu.

Tình trạng tiểu máu ở bệnh nhân ung thư bàng quang có thể được phát hiện khi đi tiểu có lẫn các sợi máu. Tuy nhiên, ở một số người thì bệnh lý này chỉ được xác định thông qua các xét nghiệm hồng cầu trong nước tiểu.

Tiểu ra máu do ung thư tuyến tiền liệt

Tiểu ra máu cũng có thể là biểu hiện của ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, ở giai đoạn khởi phát, ung thư tuyến tiền liệt rất khó nhận biết vì gần như không có dấu hiệu nào. Khi đó, bệnh chỉ có thể được phát hiện bằng cách thực hiện các xét nghiệm sàng lọc ung thư.

Tiểu ra máu là bệnh gì ở nam giới? Có thể là ung thư tuyến tiền liệt

Khi ung thư tuyến tiền liệt đã tiến triển đến mức độ nặng và ít nhiều tác động tới cơ thể sẽ gây ra tình trạng tiểu máu, tiểu ra máu buốt kèm theo các cơn đau âm ỉ ở vùng chậu và vùng lưng dưới.

Tiểu ra máu do các bệnh lý về thận

Các bệnh lý về thận có thể là nguyên nhân trực tiếp khiến cho người bệnh đi tiểu ra máu. Có thể kể đến các bệnh lý liên quan như:

Chứng tiểu máu có thể liên quan tới nhiều bệnh lý về thận

Do bệnh lý vùng chậu, vùng thắt lưng sau chấn thương

Các bệnh lý liên quan đến chấn thương vùng chậu, vùng thắt lưng cũng có thể khiến nước tiểu có lẫn máu. Khi mắc các bệnh lý này, người bệnh có thể đi tiểu ra máu ngay sau khi bơi, vận động mạnh, tham gia các trò chơi thể thao.

Đi tiểu ra máu do mắc các bệnh lý phụ khoa

Ở nữ giới, nếu tình trạng tiểu ra máu kéo dài mà không phải do chu kỳ kinh nguyệt hay tác dụng phụ của thuốc kháng sinh thì có thể chị em đã mắc bệnh lý phụ khoa nào đó. Một số bệnh phụ khoa khiến nữ giới tiểu ra máu có thể kể đến như:

Viêm đường tiết niệu

Khi vi khuẩn, nấm xâm nhập và khiến niêm mạc niệu đạo sẽ gây ra hiện tượng viêm đường tiết niệu. Tình trạng này trực tiếp gây ra hiện tượng tiểu máu, tiểu buốt, vùng bụng dưới ê ẩm sau mỗi lần tiểu tiện.

Sở dĩ viêm đường tiết niệu khiến bệnh nhân đi tiểu ra máu là do các ổ viêm nhiễm bị lở loét, lượng hồng cầu có ở các khu vực viêm nhiễm này sẽ đi theo nước tiểu ra ngoài. Vì thế mà nước tiểu của người bệnh đục hơn, có lẫn máu.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Khi viêm lộ tuyến cổ tử cung phát triển đến mức độ nặng cũng có thể khiến nữ giới tiểu ra máu, thậm chí là tiểu buốt ra máu. Bên cạnh đó, chị em cũng sẽ gặp tình trạng khí hư ra nhiều, có mùi hôi kèm theo ngứa ngáy, bụng dưới ê ẩm…

Mụn rộp sinh dục, bệnh lậu, Chlamydia

Đây là các bệnh lý liên quan đến đường tình dục. Một trong những biểu hiện thường thấy của nhóm bệnh này là: Rối loạn tiểu tiện, tiểu lẫn máu,… lỗ niệu đạo ngứa ngáy, đau vùng thắt lưng, bệnh nhân luôn có cảm giác ớn lạnh.

Lạc nội mạc tử cung

Đái ra máu kèm theo các cơn đau dữ dội vùng bụng dưới là dấu hiệu thường thấy ở chị em bị lạc nội mạc tử cung.  Đây là bệnh lý gây tiểu ra máu ở phụ nữ phổ biến nhất. Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng buồng trứng, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

Các bệnh lý phụ khoa cũng có thể là nguyên nhân khiến nước tiểu lẫn máu

Đi tiểu ra máu có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, đi tiểu ra máu có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Nếu là do nguyên nhân mang tính vật lý (do kinh nguyệt, do cơ thể phản ứng với một số loại thuốc kháng sinh, chất tạo màu từ thực phẩm), sẽ biến mất sau vài ngày thì không mấy quan ngại.

Khi nước tiểu có màu sắc bất thường người bệnh không nên chủ quan

Tuy nhiên, trong trường hợp nước tiểu có lẫn máu, không phải do vấn đề sinh lý thì bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Bởi đây có thể là cảnh báo bất thường về sức khỏe, cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

Phương pháp chẩn đoán tình trạng đi tiểu ra máu

Việc chẩn đoán nguyên nhân, bệnh lý gây tiểu ra máu không thể thực hiện bằng mắt thường. Để đưa ra kết luận chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm nước tiểu cũng như các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất. Cụ thể như dưới đây:

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ chưa thể tìm ra nguyên nhân khiến người bệnh đi tiểu ra máu ngay lập tức. Khi đó, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm theo dõi, nhất là đối với bệnh nhân tiềm ẩn các yếu tố nguy cơ bị ung thư bàng quang do có tiền sử hút thuốc lá, phơi nhiễm chất phóng xạ hoặc các hóa chất độc hại.

Phương pháp điều trị tiểu ra máu

Cách điều trị chứng đi tiểu ra máu như thế nào còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Song nguyên tắc chung trong điều trị tình trạng đái ra máu là loại bỏ tận gốc căn nguyên, trả lại trạng thái bình thường cho nước tiểu, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho người bệnh. Dưới đây là phương pháp điều trị tiểu ra máu tại nhà, theo Tây y và Đông y đang được áp dụng phổ biến hiện nay.

Điều trị tiểu ra máu tại nhà

Ngay sau khi nhận thấy nước tiểu có màu sắc bất thường, kèm theo màu đỏ lờ của máu hoặc nâu sẫm người bệnh nên thực hiện một số biện pháp sau:

Điều trị tiểu ra máu bằng biện pháp Tây y

Các biện pháp được Tây y áp dụng trong điều trị tiểu ra máu thường mang lại hiệu quả nhanh chóng, tích cực. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa.

Điều trị đi tiểu ra máu nội khoa bằng thuốc

Trong điều trị nội khoa, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc sau:

Các loại thuốc nội khoa giúp giảm đau, hạn chế viêm cho bệnh nhân

Trường hợp bệnh nhân đái ra máu quá nhiều có thể được chỉ định dùng Tranexamic acid theo đường uống, thậm chí là truyền máu.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc sử dụng thuốc nội khoa chỉ mang tính chất tạm thời, giúp bệnh nhân giảm đau đớn và ra máu theo đường tiểu. Đối với những bệnh nhân đi tiểu ra máu do sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang thể nặng cần phẫu thuật, việc dùng thuốc gần như không có tác dụng.

Điều trị tiểu ra máu bằng các can thiệp ngoại khoa

Biện pháp ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng thuốc, hoặc các loại thuốc chỉ có tác dụng giảm đau, viêm mà không trị tận gốc chứng tiểu ra máu do mắc các bệnh lý về sỏi thận, sỏi bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt… Hai hình thức can thiệp ngoại khoa được áp dụng phổ biến trong điều trị tình trạng đái ra máu hiện nay là:

Điều trị tiểu ra máu bằng bài thuốc Đông y

Bên cạnh các biện pháp Tây y, thuốc Đông y cũng là lựa chọn của nhiều bệnh nhân đi tiểu ra máu. Tuy các bài thuốc này cần nhiều thời gian mới mang phát huy hiệu quả nhưng lại an toàn, lành tính, không gây tổn hại cho sức khỏe khi sử dụng lâu dài.

Các bài thuốc Đông y đem lại hiệu quả tích cực đối với chứng đái ra máu

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị đi tiểu ra máu tương ứng với từng nguyên nhân:

Bài thuốc trị tiểu ra máu do viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang:

Bài thuốc trị tiểu máu do lao thận, viêm đường tiết niệu:

Bài thuốc trị tiểu máu do sỏi đường tiết niệu, chấn thương vùng chậu:

Bài thuốc trị tiểu ra máu do tỳ hư không thống huyết:

Bị đi tiểu ra máu nên ăn gì, kiêng gì?

Theo các bác sĩ, để điều trị chứng tiểu ra máu dứt điểm người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời xây dựng một lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn uống khoa học.

Các bệnh nhân tiểu ra máu nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau:

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện hiệu quả tình trạng nước tiểu

Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe và hạn chế đi tiểu ra máu, người bệnh cũng cần nói KHÔNG với nhóm các thực phẩm sau:

Biện pháp phòng tránh đi tiểu ra máu

Để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa tiểu ra máu và các bệnh lý liên quan mỗi người cần thực hiện tốt một số việc sau:

Đi tiểu ra máu đôi khi không đơn thuần là tình trạng sinh lý mà nó có thể là dấu hiệu bất thường của một bệnh lý nào đó, thậm chí là ung thư. Do vậy, nếu gặp phải tình trạng này người bệnh nên chủ động tìm đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phụ hợp (nếu có bệnh). Tuyệt đối đừng vì tâm lý chủ quan, coi nhẹ các “tín hiệu” từ cơ thể mà gây ảnh hưởng tới sức khỏe sau này.

Nguồn: https://nhatnamyvien.com/di-tieu-ra-mau-6873.html

Xem thêm: Bệnh sùi mào gà có chữa được không?

Rate this post
Exit mobile version