Táo bón là một triệu chứng phổ biến và hầu như ai cũng mắc chứng bệnh này 1 lần trong đời. Bệnh xuất hiện có thể do từ chính những thói quen xấu trong sinh hoạt. Nếu để lâu, người bệnh có nguy cơ mắc trĩ, rối loạn chức năng tiêu hóa và nguy hiểm nhất là biến chứng ung thư trực tràng. Đẩy lùi triệu chứng táo bón không khó với bài thuốc từ thảo dược của Trung tâm Thuốc dân tộc.
Cảnh báo nguy cơ bị táo bón bởi những thói quen không ngờ đến
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc cho biết: Chứng táo bón xuất hiện có thể là hệ lụy của 1 số bệnh lý như:
- Bệnh về hệ tiêu hóa: u tại ruột, hẹp đường ruột, tắc ruột…
- Những vấn đề ở đại tràng: Các bệnh về co thắt đại tràng có khả năng gây ra táo bón thường xuyên do phân không thể bài tiết ra ngoài cơ thể
- Các bệnh lý khác phải dùng đến kháng sinh: Nhiều loại thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh có thể gây ra tình trạng phân khô cứng, ức chế co bóp khiến táo bón xuất hiện
Tuy nhiên, có rất nhiều những thói quen xấu trong sinh hoạt là nguyên nhân gây táo bón một cách trực tiếp.
Cách hiểu đúng về chứng táo bón – Căn bệnh gần 1/3 dân số mắc phải
Chuyên gia định nghĩa: Táo bón là tình trạng đại tiện khó và khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Thông thường, nếu bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần, bạn có khả năng đã mắc táo bón.
Không khó để nhận ra mình mắc táo bón, đặc biệt là khi bạn có những triệu chứng sau đây:
- Số lần đại tiện giảm: ít hơn 3 lần/tuần.
- Phân rắn chắc: Phân thường vón cục, có màu đen, trọng lượng nhỏ.
- Đại tiện khó khăn: Mỗi lần đi ngoài thường kéo dài và phải dùng sức rặn mới có thể đẩy phân ra được, nhưng cảm giác vẫn còn phân trong bụng.
- Đi ngoài ra máu: bạn có thể cảm thấy đau rát khó chịu khi đi cầu, đôi khi bật cả máu tươi do hậu môn bị rách, sa hậu môn.
- Triệu chứng về đường tiêu hóa: đầy hơi, trướng bụng, phình to…, chức năng tiêu hóa cũng bị giảm sút nghiêm trọng.
Triệu chứng toàn thân: táo bón khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, lo lắng buồn phiền, mất tập trung, nhức đầu, ngủ không ngon giấc…
Ở Việt Nam, những năm gần đây, tình trạng táo bón thường gặp chủ yếu ở trẻ em, thanh niên, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh, số người bị táo bón ngày càng lớn. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc nặng nề, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, thể dục thể thao và phải
ngồi lâu trong văn phòng.
Táo bón thường tự hết nếu bạn thay đổi lối sống, nhưng táo bón mãn tính sẽ khó trị liệu hơn và thường là triệu chứng của một tình trạng bệnh khác.
Táo bón có thể là triệu chứng của các bệnh ở đại trực tràng (ruột già và ruột kết) khác. Các bệnh gây táo bón có thể là bệnh nhẹ và phổ biến như trĩ, polyp đại trực tràng hoặc nghiêm trọng như ung thư đại trực tràng.
Những hệ lụy mà cơ thể phải gánh chịu khi bạn không điều trị táo bón kịp thời, đúng cách
Bên cạnh những triệu chứng tại chỗ và toàn thân mà bạn phải chịu đựng, táo bón còn kéo theo hàng loạt những bệnh lý khác khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn.
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt ngay để cải thiện táo bón
Các chuyên gia cho biết bạn nên thay đổi chế độ ăn:
- Uống nhiều nước: uống đủ 1,5 – 2l nước mỗi ngày, uống ngay cả khi không khát. Hạn chế uống trà đặc, rượu bia, coca, cà phê…
- Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn (trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc) giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Nên ăn ít nhất 18 – 30g chất xơ mỗi ngày
Ngoài ra, bạn nên tăng cường vận động:
- Hoạt động thể chất giúp tăng hoạt động của các cơ trong ruột, tăng nhu động ruột
- Tập thể dục hằng ngày bằng cách đi bộ hoặc chạy bộ, hít thở bằng bụng ít nhất 30p mỗi ngày, giúp tinh thần sảng khoái, ăn ngon miệng, tăng nhu động ruột.
Xem thêm video: Phương pháp đơn giản Cải thiện hệ Tiêu hóa, Giảm đầy hơi, Táo bón – Thuốc Dân Tộc
Đồng thời nên cải thiện thói quen đi vệ sinh:
- Bố trí thời gian cố định trong ngày để đi vệ sinh, tránh căng thẳng, vội vàng
- Tránh trì hoãn khi có dấu hiệu muốn đi vệ sinh
- Thử đặt chân lên 1 chiếc ghế đẩu thấp khi đi vệ sinh, sao cho đầu gối cao hơn hông
Chỉ dùng thuốc hỗ trợ nhuận tràng như một giải pháp cuối cùng
Nhiều người khi bị táo bón có thể tìm đến các thuốc hỗ trợ nhuận tràng (chất bôi trơn, thụt hậu môn, chất làm mềm phân, chất kích thích nhu động ruột…).
Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng các loại thuốc này khi chưa thử thay đổi thói quen sống. Bởi thuốc này có thể mang lại 1 số tác dụng không mong muốn khác như tiêu chảy, lệ thuộc thuốc…
Nếu cần dùng đến thuốc thì Đông y sẽ là 1 sự lựa chọn tối ưu, mà lại an toàn, hiệu quả hơn cả.
Đẩy lùi táo bón từ gốc theo quan điểm của Đông y
Theo Đông y thì nguyên nhân gây ra bệnh táo bón phần nhiều do nhiệt chứng, tà nhiệt xâm nhập vào kinh dương minh phủ thực, hoặc do khí hư, huyết hư, tân dịch suy kém gây ra. Muốn điều trị táo bón hiệu quả thì phải tư âm dưỡng huyết, sinh tân nhuận tràng, phá kết thông tiện.
Áp dụng đúng những nguyên lý ấy, Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu, bào chế và phối kết nhiều loại dược liệu quý hiếm, tạo nên một giải pháp hoàn hảo cho những người bị táo bón.
Bài thuốc từ thảo dược Đông y của Trung tâm Thuốc dân tộc giúp bạn chấm dứt chứng táo bón
Sau nhiều năm sưu tầm, gìn giữ và phát triển hơn 100 bài thuốc cổ phương của nhiều dân tộc, Trung tâm Thuốc dân tộc nhận thấy rằng, bài thuốc của người H’Mông đem đến công dụng hiệu quả trong đẩy lùi chứng táo bón và nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa, trực tràng khác (điển hình là trĩ).
Do đó, các chuyên gia đầu ngành về YHCT tại Trung tâm đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn, phối hợp, gia giảm hơn 30 loại thảo dược khác nhau để tạo nên một bài thuốc phù hợp với cơ địa, thể trạng người bệnh ngày nay.
Bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc cũng có những ưu điểm như:
- An toàn, lành tính, không tác dụng phụ
- Các vị thuốc có thể gia giảm để phù hợp với cơ địa và thể bệnh
- Can thiệp vào căn nguyên gốc rễ nguyên nhân gây táo bón
- Trị bệnh từ gốc, hiệu quả lâu dài, phòng bệnh tái phát
- Có thể dùng được cho trẻ em, phụ nữ có thai và sau sinh dưới sự chỉ định của bác sĩ
- Dạng bào chế tiện dụng, thuận tiện cho việc mang theo và sử dụng
Một ưu điểm nữa không thể bỏ qua giúp bạn có thể tin tưởng bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc so với các sản phẩm khác trên thị trường hiện nay đó chính là nguồn dược liệu.
Với thị trường thuốc Đông y hơn 60% là dược liệu giả, “rác thuốc” bị rút hết dược chất thì những cây thuốc đảm bảo chất lượng, xuất xứ hơn bao giờ hết trở thành 1 điểm cộng lớn trong mắt người bệnh.
Xem thêm video: Thuốc dân tộc chủ động về nguồn dược liệu sạch trong sản xuất, sản xuất thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Với sự chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào (100% thảo dược thiên nhiên sạch đạt chuẩn GACP-WHO) cộng với nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP-WHO, bạn có thể tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, bài thuốc của Trung tâm.
Bên cạnh đó, bạn còn được đội ngũ chuyên gia đầu ngành về YHCT thăm khám, tư vấn và điều trị trong suốt quá trình. Tất cả các bác sĩ tại đây đều có giấy phép hành nghề. Có thể điểm qua một vài bác sĩ chính chính như:
- Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc, Nguyên Trưởng khoa Nội, Trưởng khoa Khám bệnh BV YHCT TW.
- Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, Trưởng khoa Nội, khoa châm cứu trị liệu Trung tâm Thuốc dân tộc, Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương.
Hiệu quả của bài thuốc chữa táo bón đã được kiểm chứng qua một khảo sát của Trung tâm Thuốc dân tộc. Kết quả công bố ngày 14/4/2011 trước các chuyên gia đầu ngành tiêu hóa trực tràng Việt Nam cho thấy:
- 88,4% bệnh nhân hết táo bón, đau rát, giảm hẳn triệu chứng đi nặng ra máu sau 3 tháng.
- 3% số bệnh nhân hết đại tiện ra máu sau 3 tháng sử dụng thuốc.
- 4,3% bệnh nhân còn tình trạng đi ngoài ra máu, táo bón do không tuân thủ tư vấn của bác sĩ, sử dụng thuốc ngắt quãng.
Hàng nghìn bệnh nhân đã tìm đến 3 cơ sở của Thuốc dân tộc tại: Hà Nội, Quảng Ninh, Hồ Chí Minh và họ đã tìm ra giải pháp cho riêng mình. Chúng tôi luôn mong muốn mang đến cho bạn phương cách tốt nhất và nhanh chóng nhất để mang đến cho bạn một cuộc sống khỏe mạnh, tự tin nhất.
Hãy liên hệ ngay với các bác sĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc và việc còn lại chuyên gia sẽ giải quyết giúp bạn!
Xem thêm: Viêm phế quản uống thuốc gì? Có cần uống kháng sinh không?