Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Giải đáp 12 câu hỏi được hỏi nhiều nhất về ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt trong thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh. Căn bệnh này được coi là “kẻ hủy diệt thầm lặng” bởi diễn biến âm thầm và lặng lẽ của nó. Tìm hiểu bài viết bên dưới giúp chị em có cái nhìn tổng quan về căn bệnh ung thư buồng trứng.

Hình ảnh ung thư buồng trứng

1. Ung thư buồng trứng là gì?

Ung thư buồng trứng là khối u ác tính bắt nguổn từ các tế bào của buồng trứng, là một cơ quan sinh dục ở nữ. Buồng trứng có chức năng sản sinh ra trứng và các hormone sinh dục nữ estrogen và progesterol. Ung thư buồng trứng là loại ung thư sinh dục phổ biến thứ 2 ở nữ trên toàn thế giới.

Ung thư buồng trứng gồm hai loại là ung thư biểu mô buồng trứng và ung thư ngoài biểu mô. Đa phần căn bệnh này xuất phát từ các tế bào biểu mô bao phủ bên ngoài buồng trứng. Ngoài ra nó có thể xuất phát từ tế bào mầm sản sinh trứng và các tế bào stroma sản xuất hormone nữ, nhưng loại này ít gặp hơn.

2. Ung thư buồng trứng có nguy hiểm không?

Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh. Ung thư buồng trứng là nguyên nhân tử vong khá phổ biến trong các bệnh ung thư ở nữ giới. Căn bệnh này thông thường xuất hiện ở lứa tuổi từ 40- 60 tuổi.

Ung thư buồng trứng thường tiến triển âm thầm, người bệnh ở giai đoạn sớm thường gặp các triệu chứng khá mờ nhạt, không đặc hiệu nên dễ bị bỏ qua. Do đó, đa phần các ca ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn muộn. Mặc dù vậy, nếu được phát hiện sớm, ung thư buồng trứng vẫn có cơ hội điều trị cao và kéo dài thời gian sống.

3. Ung thư buồng trứng có lây không?

Các bệnh ung thư nói chung và ung thư buồng trứng nói riêng về bản chất không phải là bệnh truyền nhiễm. Vì thế, việc lây nhiễm ung thư buồng trứng từ người này qua người khác qua tiếp xúc là không có khả năng. Căn bệnh này là kết quả của tương tác giữa gen và môi trường trong thời gian dài. Do đó, sự tiếp xúc nhất thời ngay cả với các yếu tố nguy cơ cũng không có khả năng gây bệnh.

Ung thư buồng trứng không lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp

4. Ung thư buồng trứng có di truyền không?                    

Tương tự như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư buồng trứng là bệnh lý về gen, là kết quả lâu dài của gen với môi trường. Do đó, yếu tố di truyền có vai trò trong việc hình thành bệnh và được xem như một yếu tố nguy cơ. Việc đột biến các gen có khả năng gây ung thư sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Đột biến gen có thể do thừa hưởng gen bệnh từ bố mẹ hoặc mắc phải trong quá trình tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trong môi trường. Các gen được xác định có liên quan đến ung thư buồng trứng: BRCA1, BRCA2, PTEN, MLH1, MLH3, MSH6, MSH2, PMS1, PMS2, TGFBR2, STK11, MUTYH.

5. Ung thư buồng trứng sống được bao lâu?

Ung thư buồng trứng thường phát triển âm thầm và đa số các trường hợp phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn muộn. Thời gian sống thêm của bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là giai đoạn bệnh. Khả năng sống sau 5 năm theo giai đoạn bệnh nếu được điều trị tích cực như sau:

  • Giai đoạn I: khoảng 90%.
  • Giai đoạn II: khoảng 70%.
  • Giai đoạn III: khoảng 39%.
  • Giai đoạn IV: khoảng 17%.

6. Ung thư buồng trứng có mang thai và sinh con được không?

Ung thư buồng trứng vẫn có thể mang thai và sinh con được, tuy nhiên còn tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ của bệnh. Cụ thể sẽ được thể hiện dưới các trường hợp cơ bản như sau:

  • Trường hợp bệnh được phát hiện sớm, khối u ở một bên buồng trứng và chưa có xâm lấn:  Các bệnh nhân trẻ tuổi ở giai đoạn này vẫn có thể mang thai, bác sỹ có thể cắt bỏ buồng trứng và vòi trứng 1 bên, do đó, bệnh nhân vẫn còn một bên buồng trứng để thực hiện chức năng sinh sản.
  • Trường hợp khối u ở một bên buồng trứng nhưng có xâm lấn cơ quan khác: Bác sĩ có thể bảo tồn một bên buồng trứng và người bệnh vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên việc điều trị sử dụng hóa trị liệu, xạ trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản .
  • Trường hợp phát hiện muộn, khi khối u đã ở cả hai bên buồng trứng, dù chưa xâm lấn và di căn: Lúc này bác sỹ buộc phải cắt bỏ cả 2 buồng trứng. Phụ nữ khi bị cắt bỏ 2 buồng trứng không còn khả năng sinh sản.
  • Trường hợp bệnh nặng, khối u đã xuất hiện ở hai bên buồng trứng và đều đã di căn, xâm lấn xa: Lúc này, việc điều trị chỉ nhằm mục đích kéo dài thời gian sống thêm, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Vì thế, việc mang thai và sinh con giai đoạn này là không thể có cơ hội.

Ung thư buồng trứng tùy giai đoạn có thể mang thai và sinh con

7. Ung thư buồng trứng thường xuất hiện ở độ tuổi nào?

Ung thư nói chung và ung thư buồng trứng nói riêng đều có mức nguy cơ tăng lên theo độ tuổi. Bệnh chủ yếu gặp ở phụ nữ lớn tuổi, phổ biến nhất là từ 50 – 60 tuổi. Như vậy, căn bệnh này thường xuất hiện ở phụ nữ sau mãn kinh.

8. Vì sao bị ung thư buồng trứng?

Nguyên nhân vì sao bị ung thư buồng trứng đến nay vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên đây là kết quả tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong thời gian dài. Nhiều yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ (giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư) đã được chỉ ra có mối tương quan với ung thư buồng trứng, cụ thể như sau

Các yếu tố nguy cơ:

  • Tuổi: tuổi tác là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật, trong đó có các bệnh ung thư nói chung. Đối với ung thư buồng trứng, từ 40 tuổi trở lên, nguy cơ mắc ung thư tăng dần, cao nhất là ở độ tuổi khoảng 60.
  • Béo phì: rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa béo phì và ung thư buồng trứng. Trong đó, các đối tượng béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh này.
  • Thuốc kích thích buồng trứng: phụ nữ sử dụng các thuốc kích thích buồng trứng như clomiphene citrate (thường sử dụng trong điều trị vô sinh ở nữ giới) dài ngày tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
  • Yếu tố di truyền: các đối tượng có người thân trong gia đình từng mắc ung thư buồng trứng sẽ tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Ngoài ra, có nhiều hội chứng liên quan đến di truyền cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  • Tiền sử ung thư vú: phụ nữ mắc ung thư vú tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng khoảng 2 lần.
  • Bột talc: các đối tượng tiếp xúc thường xuyên với bột talc tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
  • Chế độ ăn: chế độ ăn nhiều chất béo, thịt đỏ được cho là bất lợi cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Thuốc lá và đồ uống có cồn làm tăng khả năng mắc ung thư.

Một số yếu tố bảo vệ:

  • Tiền sử sinh sản: Phụ nữ đã từng mang thai và sinh con có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn phụ nữ chưa từng sinh con, đặc biệt là phụ nữ sinh con ở độ tuổi trước 26 giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng rõ rệt.
  • Thuốc tránh thai: phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai đường uống có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống có thể làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác
  • Chế độ ăn ít béo: Thực đơn mỗi ngày nên bổ sung nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng bảo vệ, làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Ngoài ra nên hạn chế tối đa thực phẩm giàu chất béo vì làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Phụ nữ béo phì rất dễ bị ung thư buồng trứng

9. Có nên tầm soát ung thư buồng trứng không?

Ung thư buồng trứng thường phát triển lặng lẽ và ít dấu hiệu, đa phần bệnh nhân phát hiện bệnh đều đã ở giai đoạn muộn. Trong khi đó nếu phát hiện sớm, bệnh nhân có cơ hội điều trị khỏi, thậm chí có thể mang thai và sinh con sau khi điều trị đối với phụ nữ trẻ.

Tầm soát phát hiện sớm ung thư đóng vai trò quan trọng, giúp người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời căn bệnh nguy hiểm này. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như tiền sử gia đình có người mắc ung thư cần tiến hành tầm soát ung thư định kỳ.

10. Khám tầm soát ung thư buồng trứng ở đâu?

Để tầm soát căn bệnh ung thư buồng trứng, bạn có thể đến các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa trên địa bàn sinh sống để thực hiện. Một số cơ sở uy tín bạn có thể tin tưởng khi tầm soát bệnh như: Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện K, Bệnh viện Hồng Ngọc, Bệnh viện Thu Cúc…

11. Làm cách nào để phòng ngừa mắc ung thư buồng trứng?

Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Một số phương pháp giúp phòng ngừa căn bệnh này như sau:

  • Thăm khám và tầm soát định kỳ
  • Không sử dụng thuốc kích thích phóng noãn
  • Dùng ít bột talc ở vùng sinh dục
  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý để cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh bệnh được tốt.
  • Kéo dài thời gian cho con bú mẹ, ít nhất là trong 6 tháng đầu đời của con.
  • Luyện tập thể thao, vận động thường xuyên
  • Bổ sung các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe

12. Fucoidan loại nào tốt?

Bên cạnh các phương pháp phòng ngừa bệnh ung thư buồng trứng, bạn có thể bổ sung một số sản phẩm như Fucoidan Nhật Bản. Nó có công dụng giúp hỗ trợ điều trị ung thư đồng thời nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Sản phẩm King Fucoidan & Agaricus

Phụ nữ nên bổ sung vào cơ thể các hoạt chất có tác dụng phòng ung thư buồng trứng, giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư như tinh chất nghệ curcumin, Beta 1.3 Glucan, Beta 1.6 Glucan, Fucoidan…  Trong sản phẩm  Fucoidan có chiết xuất từ tảo nâu Mozuku (loại tảo chứa hàm lượng Fucoidan cao nhất và tốt nhất) kết hợp cùng bột nghiền từ nấm Agaricus cũng có tác dụng chống ung thư cực mạnh và tăng cường sức khỏe.

Sự kết hợp giữa nấm Agaricus và Fucoidan trong cùng một sản phẩm đã cho ra đời một công thức có tác dụng hiệp đồng mạnh mẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc. Vì thế để phòng bệnh cũng như hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư buồng trứng, bạn có thể tin tưởng và sử dụng sản phẩm King Fucoidan.

Ung thư buồng trứng là căn bệnh phụ khoa phổ biến và vô cùng nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên có thể giúp bạn nắm được phần nào về căn bệnh này. Để nhận được những tư vấn cụ thể, bạn vui lòng gọi điện đến tổng đài miễn cước 18000069 để gặp chuyên gia

Nguồn: https://kingfucoidan.vn/hoi-dap-ung-thu-buong-trung

Xem thêm: Đau bụng sau khi ăn: Nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm

Rate this post
Exit mobile version