Nhiều người bệnh thường thắc mắc ho có nên ăn trứng không. Thực tế, trứng là loại thực phẩm phổ biến có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau, vừa tốt cho sức khỏe lại vừa có giá thành rẻ. Tuy nhiên nhiều người lại nghĩ khi bị cảm sốt hay ho không nên ăn trứng. Ý kiến này có thật sự chính xác?
Ho có nên ăn trứng?
Thời tiết giao mùa khiến cơ thể thay đổi phát sinh các triệu chứng như cảm sốt, chóng mặt, đau đầu và ho. Ho có thể khỏi nhanh chóng trong vài ngày cũng có thể kéo dài tùy vào thể trạng, cách điều trị, chế độ ăn uống của mỗi người. Trong đó chế độ ăn uống chiếm tới 50%. Vậy ho có được ăn trứng không?
Trứng là nguồn cung cấp dồi dào các chất như canxi, protein hay vitamin… Khi bị ho, cơ thể suy nhược, sinh ra cảm giác chán ăn, việc bổ sung các chất này là vấn đề vô cùng cần thiết.
Ăn trứng không những không gây ảnh hưởng đến cổ họng mà còn diệt khuẩn, làm tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, trứng tốt nhưng không nên ăn quá nhiều. Một tuần chỉ nên ăn tối đa từ 3 đến 4 quả. Trứng có thể kết hợp thêm với các loại thực phẩm khác để dễ ăn hơn.
Ăn trứng như thế nào mới tốt cho sức khỏe?
Như đã nói ở trên, trứng nên ăn kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau mới có thể đảm bảo dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải loại thực phẩm nào cũng ăn được với trứng. Người mắc bệnh ho có thể lưu ý một số loại dưới đây.
Thực phẩm không ăn kèm với trứng
Để chế biến các món ăn bổ dưỡng thì tài nấu ăn thôi chưa đủ, quan trọng là bạn phải biết kết hợp, tận dụng nguyên liệu sao cho không tạo nên sự xung khắc. Có những loại thực phẩm không thể ăn kèm trứng, khi dùng chung dễ sinh ra các chất có hại. Cụ thể:
- Tỏi: Tỏi là loại gia vị phổ biến trong nhà bếp. Tỏi khi ăn với trứng sẽ phát sinh đầy bụng, khó tiêu, thậm chí gây ngộ độc thức ăn.
- Sữa: Nhiều người có thói quen ăn trứng, uống sữa vào buổi sáng. Trong sữa có Lactose, trứng lại có nhiều protein. Khi 2 chất này gặp nhau các acid amin sẽ được phân giải gây tình trạng khó tiêu hóa.
- Nước trà: Sau khi ăn trứng bạn tuyệt đối không nên uống trà. Hàm lượng Axit tannic của lá trà khi gặp protein có trong trứng sẽ tạo thành protein axit tannic tác động trực tiếp đến thành ruột gây táo bón và các loại bệnh khác vô cùng nguy hiểm.
- Đường: Đường cũng không nên ăn với trứng. Sau khi nấu chín, các axit amin khi gặp đường sẽ tạo thành chất glycosyl lysine làm đông máu.
- Óc lợn: Món óc lợn tưởng chừng bổ dưỡng nhưng khi ăn với trứng sẽ phát sinh bệnh cao huyết áp, nguy cơ đột tử, nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong.
- Quả hồng: Trứng không nên ăn với quả hồng gây nên các bệnh liên quan đến dạ dày.
Những lưu ý khi ăn trứng
Tránh những loại thực phẩm kỵ với trứng nhưng bạn cũng cần phải học cách ăn thế nào cho đúng cách mới có thể nhanh khỏi ho. Ngoài việc không được dùng quá 3 đến 4 quả trứng mỗi tuần, người dùng cần phải cân nhắc các vấn đề như sau:
- Không nên ăn trứng khi được luộc quá chín. Lúc này trứng không những mất đi mùi vị thơm ngon mà còn hình thành
một lớp màu xanh xám tạo bởi sắt. Các chất dinh dưỡng có trong món ăn sẽ khó hấp thụ vào cơ thể hơn. - Nói không với trứng để qua đêm. Trứng sau khi luộc nếu chưa có nhu cầu sử dụng có thể bảo quản trong tủ lạnh, để ngoài thì chỉ nên sử dụng trong thời gian tối đa là 3 tiếng. Trứng để qua đêm sẽ phát sinh nhiều loại vi khuẩn gây hại, khi ăn vào gây ngộ độc, gây ung thư, rối loạn đường ruột, dạ dày.
- Vết thương hở có nên ăn trứng? Không nên ăn để tránh để lại vết thâm, gây mất thẩm mỹ.
- Không ăn trứng sống bởi lúc này cơ thể sẽ không thể hấp thụ được protein, gây ức chế thần kinh, tác động đến dạ dày và ruột, làm giảm hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Ăn trứng nên luộc chín vừa phải không nên ăn trứng chưa chín làm cơ thể khó tiêu, sinh ra bệnh tiêu chảy.
- Trứng không ngâm nước lã sau khi luộc, việc làm này sẽ làm mất đi lớp màng bọc ngăn vi khuẩn. Nhiều người mắc phải sai lầm này vì quan niệm cho trứng mới luộc vào nước lã sẽ nhanh làm nhiệt độ giảm, dễ bóc hơn. Hãy dừng ngay lại nếu như bạn không muốn gây hại cho cơ thể.
- Nếu phải uống thuốc nên cách một khoảng thời gian từ 2 tiếng trở lên sau khi ăn trứng. Cách tốt nhất là không ăn nếu như bạn mắc bệnh về tiêu hóa hay dạ dày.
- Bị ho có nên ăn trứng gà không? Ăn được nhưng phải ăn theo liều lượng và kết hợp món ăn sao cho phù hợp.
Ho có nên ăn trứng không, với những lưu ý trên đây bạn đã có thể tránh được các thực phẩm kỵ với trứng. Đừng ăn quá nhiều nếu không triệu chứng ho sẽ không giảm mà trái lại còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách chế biến trứng đơn giản hữu ích cho bệnh nhân ho
Khi ho nên hạn chế các loại đồ ăn chiên xào ở mức tối đa. Chính vì vậy những món ăn như trứng chiên, trứng ốp la tuy đơn giản, dễ làm nhưng cũng không nên ăn. Thay vào đó bạn có thể học theo các công thức nấu ăn dưới đây.
Món trứng hấp nấm
Trứng hấp nấm được làm từ những nguyên liệu đơn giản, thời gian chế biến nhanh, lại tốt cho sức khỏe. Các chất dinh dưỡng trong nấm khi kết hợp với trứng sẽ tạo nên sự hài hòa, hương vị thơm ngon, trọn vị. Trứng hấp nấm có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng ho nhanh chóng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Trứng gà: 6 quả
- Thịt heo: 150g
- Cà rốt: 1 củ nhỏ
- Nấm rơm hoặc nấm bào ngư: 150g
- Rau mùi: 50g
- Gia vị: Hạt nêm, tiêu, muối, mắm.
- Dụng cụ: Nồi hấp, đĩa, bát, thìa.
Các bước tiến hành
- Bước 1: Cà rốt sau khi mua về gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ thành từng miếng.
- Bước 2: Rửa nấm, rau mùi và cũng cắt nhỏ. Nấm cắt thành những miếng tương đương với cà rốt. Thịt rửa sạch và xay nhuyễn.
- Bước 3: Đập trứng ra bát, lưu ý chỉ đập 5 quả, quả còn lại lấy lòng trắng để riêng lòng đỏ. Sau đó đổ phần rau củ vừa cắt vào thịt và trộn đều.
- Bước 4: Thêm gia vị vào hỗn hợp trên cho vừa miệng. Thêm khoảng ½ muỗng cà phê hạt nêm, ⅓ thìa mắm, 1 chút muối.
- Bước 5: Đổ hỗn hợp trứng thịt vào một chiếc bát sau đó đặt vào nồi hấp. Nếu không có nồi hấp thì chỉ cần hấp cách thủy là được.
- Bước 6: Hấp khoảng 30 phút thì mở vung, thoa lòng đỏ đã để riêng lên chốc sau đó rắc 1 chút tiêu.
- Bước 7: Tiếp tục đậy nắp và hấp trong thời gian từ 5 đến 7 phút là hoàn thành. Bạn bày ra đĩa và rắc lên chốc 1 chút tiêu trước khi thưởng thức.
Canh trứng mướp đắng
Khi bị ho cần kiêng gì? Ho ăn trứng gà được không? Với món canh trứng gà mướp đắng hoàn toàn có thể dùng được. Canh này rất tốt cho bệnh nhân ho, chỉ cần thêm một chút hành lá sau khi nấu bạn sẽ có được một món ăn thơm ngon, trọn vị.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Trứng gà: 2 quả
- Mướp đắng: 500g
- Hành lá: 50g
- Nước: 1 lít
- Gia vị: Muối, bột ngọt, mắm.
- Dụng cụ: Nồi, bát, muỗng.
Các bước tiến hành
- Bước 1: Mướp đắng bỏ hết phần ruột bên trong, bổ đôi và rửa với nước cho sạch.
- Bước 2: 2 quả trứng đã chuẩn bị đập ra bát sau đó đánh nhuyễn. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ 1cm.
- Bước 3: Đổ dầu vào nồi, xào mướp đắng tầm 2 đến 3 phút. Đổ nước vào đun sôi trên bếp với lửa vừa phải.
- Bước 4: Nước sôi vừa tới thì đổ trứng vào khuấy đều không để trứng bết dính vào nhau sẽ không đẹp mắt.
- Bước 5: Đun thêm tầm 2 đến 3 phút, cho đầy đủ gia vị vừa ăn và múc ra bát. Rắc lên trên một chút hành lá đã cắt nhỏ là xong. Canh trứng mướp đắng ăn với cơm quả là tuyệt cú mèo.
Súp trứng ngô
Thay vì thưởng thức những món ăn quen thuộc hàng ngày bạn có thể đổi vị với món súp ngô thơm ngon. Các bước làm đơn giản, hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Trứng: 4 quả
- Ngô: ½ bắp
- Bột gừng: 1 thìa cà phê
- Bột ngô: 15g
- Bột tỏi: ⅓ thìa cà phê
- Hành lá: 50g
- Gia vị: Hạt nêm, muối, dầu mè, tiêu.
- Dụng vụ: Nồi, bát, đĩa, muôi, thìa, dụng cụ đánh trứng.
Cách bước thực hiện
- Bước 1: Trứng đập vào bát, sử dụng dụng cụ đánh đều. Nếu không có máy đánh trứng thì đánh bằng đũa cũng được nhưng thời gian sẽ hơi lâu. Chỉ đánh cho trứng có độ xốp không đánh thành kem.
- Bước 2: Hành lá mua về cắt rễ, rửa với nước và cắt tầm 1cm.
- Bước 3: Nước dùng thay vì nước trắng có thể sử dụng nước gà cũng được. Đổ phần bột gừng bột ngô, bột tỏi đã chuẩn bị vào, đặt lên bếp khuấy đều.
- Bước 4: Đun súp với lửa lớn, không cần khuấy thường xuyên nhưng phải để ý để nước dùng không bị cháy.
- Bước 5: Nước sôi thì tắt bếp, đồ từ từ lượng trứng đã chuẩn bị vào khuấy đều. Cho gia vị, dầu mè, hạt tiêu vào cho vừa miệng và tắt bếp.
- Bước 6: Múc súp ra bát để thưởng thức. Lưu ý nên ăn khi còn nóng.
Bị ho có nên ăn trứng không? Câu trả lời là có. Khi ăn bạn nên lưu ý chế độ cho phù hợp để gia tăng sức khỏe, giảm thiểu triệu chứng bệnh. Hy vọng những món ăn chúng tôi cung cấp trên đây sẽ phù hợp với khẩu vị của bạn.
Xem thêm: 5+ cách chữa vảy nến da đầu tại nhà có tác dụng tốt