Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng khi khớp gối bị khô. Một số thực phẩm quan trọng như ngũ cốc, các loại rau giàu canxi, sữa và khoai lang có thể cải thiện tình trạng này hiệu quả. Cùng với thói quen ăn uống khoa học kết hợp với phương pháp điều trị và chăm sóc thích hợp, bệnh khô khớp gối có thể tự biến mất mà không cần dùng thuốc.
Khớp gối bị khô có đặc trưng là tình trạng các khớp phát ra tiếng lạo xạo, lục khục khi vận động. Những triệu chứng khác kèm theo như sưng, nóng, đỏ khớp, đau khớp cũng khiến bệnh nhân hạn chế vận động. Một trong những nguyên nhân chính gây khô khớp là do cơ thể bạn giảm tiết dịch khớp. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi ăn uống, vì vậy để ngăn ngừa chứng khô khớp không tiến triển nghiêm trọng hơn thì người bệnh nên xây dựng lại một chế độ ăn uống lành mạnh.
Khớp gối bị khô nên ăn gì?
Một số thực phẩm có tác dụng hỗ trợ làm tăng tiết dịch tại khớp gối, kết hợp chống viêm nhiễm tại khu vực này. Các chuyên gia dinh dưỡng đã nhận định nhóm thực phẩm sau rất tốt đối với bệnh nhân bị khớp gối khô. Bạn có thể tham khảo bổ sung vào thực đơn hàng ngày:
Thực phẩm chứa nhiều axit béo omega – 3
Khi bị khô khớp gối, người bệnh sẽ bị làm phiền bởi chứng đau nhức, khó chịu và cảm nhận rõ tiếng kêu lục cục ở khớp đi vận động. Việc khớp không có đủ dịch bôi trơn không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng khớp, viêm khớp do sự ma sát giữa các khớp tăng cao nhưng không được bảo vệ. Một dưỡng chất giúp tăng lượng chất nhờn này hiệu quả là các axit béo omega – 3
Thực tế axit béo omega – 3 là chất béo không no và nó cũng có hiệu quả chống viêm, giảm sưng đau rất tốt. Người bệnh khô khớp gối hay viêm khớp nhẹ rất cần bổ sung dưỡng chất này thường xuyên. Khi cơ thể bạn tiếp nhận đủ omega – 3 thì lượng dịch khớp sẽ được sản sinh đáng kể, từ đó hạn chế tình trạng cứng khớp và thoái hóa khớp diễn ra. Nguồn chất béo có lợi này chủ yếu có trong các loại cá biển như: cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá tuyết,…
Rau cải có màu xanh đậm
Các nghiên cứu đã khẳng định những loại rau màu xanh đậm không chỉ sở hữu nguồn canxi phong phú mà chúng còn chứa lượng vitamin K đáng kể. Đây là những dưỡng chất rất tốt cho cấu trúc xương khớp, đặc biệt là những bệnh nhân đang bị khô khớp gối. Cụ thể cải thìa, cải xoăn, cải thìa, súp lơ, bắp cải,… cần được bổ sung vào thực đơn của người bệnh thường xuyên.
Trong đó, cải cải bó xôi là thực phẩm rất tốt để phòng bệnh viêm khớp từ tình trạng khô khớp gây ra. Bởi vì trong cải bó xôi có hàm lượng Zeaxanthin và Lutein, những hoạt chất được xếp vào nhóm chống oxy hóa với tác dụng giảm đau và kháng viêm tự nhiên. Bạn có thể sử dụng cải bó xôi bằng cách dùng nấu canh hoặc ép lấy nước uống cùng hoa quả để hấp thu dưỡng chất, tăng lượng chất nhờn cho khớp gối.
Đậu bắp
Chất nhờn có trong đậu bắp đã được nghiên cứu và được thống kê có hơn hàng chục hoạt chất dinh dưỡng. Trong đó có các liên kết protein dạng lỏng, vitamin và canxi. Đồng thời polyphennol của đậu bắp cũng là một hợp chất chống oxy hóa giúp cung cấp đủ lượng dịch bôi trơn giải quyết tình trạng cứng khớp gối. Vì thế nếu như khớp gối bị khô thì bạn không nên bỏ qua thực phẩm này, uống nước đậu bắp ngâm qua đêm được xem là phương pháp dân gian chữa khô khớp hiệu quả.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Những dưỡng chất cần thiết cho người bị khô khớp gối như canxi, phospho, kali, magie,… đều có mặt trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Vì thế mà sữa có công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh và nuôi dưỡng cấu trúc xương khỏe mạnh. Sữa bổ sung nguồn protein và các axit béo làm tăng khả năng nuôi dưỡng sụn khớp và điều tiết dịch khớp, giúp giảm đau, giảm viêm và hạn chế tình trạng co cứng khớp.
Các loại ngũ cốc
Người bị khô khớp gối nên bổ sung các loại ngũ cốc thường xuyên, đây là nhóm thực phẩm giàu năng lượng nhưng ít chất béo. Đồng thời ngũ cốc cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, giúp làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa xương khớp. Bạn nên bổ sung các loại ngũ cốc có lợi như: gạo lứt, lúa mì, yến mạch, mè, các loại đậu…
Ngoài ra đậu nành là nhóm ngũ cốc quan trọng mà bạn nên bổ sung ít nhất 2 lần/tuần. Đậu nành có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa sụn khớp, giúp giảm nhẹ các tác động hủy hoại sụn khớp. Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên cám trung bình 2 – 3 bữa/tuần có thể giúp xương khớp được dẻo dai và bổ sung dịch khớp hiệu quả.
Khoai lang
Khớp gối bị thoái hóa một phần đến từ tình trạng thiếu khoáng chất của cơ thể. Khoai lang là một trong những thực phẩm giàu vi khoáng nhất, người bệnh cần bổ sung để tăng cường chất nhờn cho khớp gối một cách tự nhiên. Trung bình trong 1 củ khoai lang có chứa đến 542mg kali và 31mg magie, những thành phần này vô cùng cần thiết đối với những người mắc bệnh xương khớp nói chung và khô khớp gối nói riêng.
Khoa học đã khẳng định kali có hiệu quả giúp canxi không bị thấm ra ngoài xương, còn magie giúp cân bằng vitamin D bên trong cơ thể. Nếu kết hợp bổ sung hai nhóm khoáng chất này thông qua thực phẩm đúng cách, rất có thể người bệnh khô khớp gối sẽ cải thiện được triệu chứng trong thời gian ngắn.
Nước cam
Bên cạnh sữa thì nước cam là một trong những loại đồ uống cực kỳ tốt cho người bị khô khớp. Đặc biệt là nguồn vitamin C phong phú có trong nước cam, có tác dụng chống viêm, đồng thời giúp bảo vệ xương khớp và ngăn ngừa quá trình thoái hóa khớp hữu hiệu. Những nguồn bổ sung vitamin C dồi dào khác mà bạn có thể tham khảo là: bưởi, chanh, dâu tây, quýt, hoặc ớt chuông.
Thực phẩm cần kiêng khi khớp gối bị khô
Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho người bị khô khớp gối kể trên, một số thực phẩm khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản sinh các chất nhầy này trong bao khớp. Cụ thể nhóm thực phẩm bạn nên kiêng là:
- Nội tạng động vật: Nhóm nội tạng không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh gout mà còn khiến lượng dịch bảo vệ khớp bị khô đi. Do chúng chứa nhiều cholesterol xấu và axit béo nên việc bổ sung thường xuyên có thể khiến tình trạng khô khớp gối tiến triển nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm lên men/ muối: Những bệnh nhân bị khô khớp gối nói riêng và bị bệnh xương khớp nói chung cần kiêng ăn các loại thực phẩm được ngâm chua, hoặc ngâm muối. Chẳng hạn như cà muối, kim chi, hành muối, củ cải ngâm,… Do đã được ngâm với nhiều muối và lượng axit trong những thực phẩm này rất cao nên khớp của bạn có thể bị mất nước nhanh chóng. Từ đó dẫn đến thoái hóa khớp gối, dịch khớp sản sinh ít hơn.
- Đồ uống có cồn, chất kích thích: Thức uống có cồn, chất kích thích đến từ bia rượu, cà phê sẽ dần bào mòn cấu trúc xương của bạn. Đồng thời các chất độc hại này cũng gây ức chế quá trình tái tạo và phục hồi xương khớp. Vì thế để điều trị chứng khô khớp hiệu quả, bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đồ uống chứa cồn, chất kích thích.
Các cách chữa khô khớp gối hiệu quả hiện nay
Hiện nay, khô khớp gối là một tình trạng chung mà nhiều người đang đối mặt. Vì thế mà có nhiều phương pháp được nghiên cứu để điều trị dứt điểm căn bệnh này. Nhưng quan trọng nhất là khớp gối vẫn có thể sản sinh dịch bảo vệ nếu bạn duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý như trên, kết hợp với nghỉ ngơi và vận động khoa học. Nếu như bảo tồn không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được điều trị theo các hình thức sau:
Uống thuốc tân dược
Những loại thuốc thường được chỉ định sử dụng điều trị cho người bị khô khớp gối là nhóm thuốc chống viêm, giảm đau và các loại thực phẩm chức năng phục hồi chức năng của khớp. Tuy nhiên bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để phòng các phản ứng phụ xảy ra ở gan và thận. Trong đó nhóm thuốc có tác dụng phục hồi dịch khớp đa phần đều chứa các thành phần sụn khớp hoặc chống thoái hóa khớp, bảo vệ sụn khớp chẳng hạn như chondroitin, collagen type 2, acid hyaluronic,…
Vật lý trị liệu
Điều trị vật lý trị liệu được xem như hình thức hỗ trợ kết hợp với thuốc và dinh dưỡng để đảm bảo những cải thiện tốt nhất cho bệnh nhân. Chữa khô khớp bằng vật lý trị liệu vừa mang lại hiệu quả giảm khô khớp, sưng đau, song song đó hỗ trợ phục hồi sụn khớp đã bị bào mòn.
Các bài tập vật lý trị liệu đem lại hiệu quả nhanh chóng giúp xương khớp dẻo dai, hỗ trợ hoạt động khớp được khỏe mạnh hơn. Ngoài tập vật lý trị liệu, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp trị liệu bằng nhiệt như chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn,…
Tiêm acid hyaluronic nội khớp
Điều trị khô khớp gối bằng phương pháp tiêm acid hyaluronic được chỉ định cho những bệnh nhân ở mức độ nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ được tiêm acid hyaluronic trực tiếp vào khớp, dung dịch này giúp làm tăng khả năng bôi trơn và giảm ma sát các khớp xương. Bên cạnh đó, tiêm acid hyaluronic còn có hiệu quả nhanh trong kích thích tế bào sụn và màng hoạt dịch sản sinh acid hyaluronic. Phương pháp này có thể duy trì hiệu quả trong thời gian dài (từ 6 – 12 tháng) nhưng mức chi phí thực hiện tương đối cao.
Phẫu thuật
Phẫu thuật chữa khô khớp được cho là phù hợp với những bệnh nhân có khớp gối bị khô ở giai đoạn nặng, Người bệnh ở độ tuổi trung niên, gặp khó khăn khi di chuyển, đau đớn và không đáp ứng hiệu quả khi điều trị bệnh bằng thuốc uống hay tập vật lý trị liệu, kể cả tiêm acid hyaluronic.
Trường hợp này, bệnh nhân sẽ được thay khớp gối để cải thiện chức năng vận động. Đây là phương pháp điều trị khô khớp gối cuối cùng nếu các biện pháp khác vô hiệu. Tuy nhiên sau khi thay khớp gối, bệnh nhân vẫn có nguy cơ thoái hóa các vùng khớp lân cận và phát sinh biến chứng nhiễm trùng nên phẫu thuật chỉ được chỉ định nếu thật sự cần thiết.
Vì vậy chủ động chữa bệnh sớm ngay khi phát hiện là phương án khả thi và an toàn nhất cho người bệnh. Điều trị khô khớp gối theo hướng bảo tồn là dùng thuốc đông y, áp dụng y học cổ truyền sẽ cho kết quả khả quan, tích cực người bệnh nên tham khảo.
Cải thiện khô khớp gối bằng thuốc Đông y
Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn Nhà thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường cho biết: “Thận chủ về cốt, can chủ về cân, hầu hết các bệnh xương khớp đều liên quan đến gan và thận. Vì vậy, để điều trị bệnh xương khớp hiệu quả, Đỗ Minh Đường không chỉ chú trọng vào việc giảm đau, tiêu viêm, tái tạo sụn khớp…mà còn bồi bổ gan thận, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đây cũng là lý do vì sao chúng tôi sử dụng tới 4 bài thuốc nhỏ trong 1 liệu trình để chữa bệnh xương khớp cho bệnh nhân”.
Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người, nhà thuốc sẽ đưa ra phác đồ phù hợp, không nhất thiết phải sử dụng cả 4 bài thuốc. Bên cạnh đó, kết hợp vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt… hàng ngàn bệnh nhân bị nỗi đau xương khớp hành hạ đã được Nhà thuốc Đỗ Minh Đường giải thoát.
Nguyên tắc điều trị bệnh khớp gối của Đỗ Minh Đường
Nguyên tắc chữa bệnh của Đông y là điều trị tận gốc, lưu thông khí huyết, bồi bổ cơ thể đưa năng lượng nội tại về thế cân bằng. Để điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần phối hợp giữa uống thuốc và vật lý trị liệu, đồng thời cải thiện chế độ ăn uống, thường xuyên tập luyện nhằm điều trị dứt điểm bệnh.
Nắm vững những kiến thức về y khoa xương khớp, lương y Tuấn nhận định con đường đúng nhất để triệt tiêu tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa tái phát chính là “khu phong, tán hàn, hoạt huyết, hành khí”. Bài thuốc đặc trị bệnh khô khớp gối nói riêng và bệnh lý xương khớp nói chung của Đỗ Minh Đường hiện đã đạt đến độ hoàn hảo trong kỹ thuật kết hợp các vị thuốc theo TỶ LỆ VÀNG, giúp bài thuốc như 1 mũi tên trúng 3 đích.
Nguồn gốc dược liệu sạch, an toàn cho người dùng
Thấu hiểu tâm lý người Việt còn nhiều e ngại về nguồn gốc dược liệu trong thuốc Đông y, Nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã trực tiếp ươm trồng và phát triển 3 vườn dược liệu lớn theo tiêu chuẩn khắt khe và được cấp phép bởi Bộ Y tế. Toàn bộ vị thuốc được khai thác theo quy trình bài bản tại vườn, tuyệt đối an toàn và không lẫn tạp chất.
Thông tin 3 vườn dược liệu sạch của Đỗ Minh Đường:
- Thôn Đồng Hoà, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình
- Huyện Nghĩa Trai, tỉnh Hưng Yên
- Thôn Sen hồ, xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội.
Bào chế tiện lợi, dễ dàng sử dụng
Dược liệu sau khi thu hái sẽ được sơ chế sàng lọc để loại bỏ cành sâu, lá úa, phơi khô theo dây chuyền hiện đại và chia thành từng thang.
Bệnh nhân có nhu cầu sắc thuốc sẵn, nhà thuốc sẽ hỗ trợ bào chế thuốc thành dạng cao MIỄN PHÍ, bảo quản trong lọ thủy tinh dễ dàng sử dụng, tiện lợi bằng công nghệ cô thuốc liên tục 48 tiếng dưới nhiệt độ chuẩn nhằm giữ lại toàn bộ tinh túy của thảo dược trong bài thuốc.
Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về lộ trình điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, vui lòng liên hệ theo hotline: 024 6253 6649 – 0963 302 349 (Hà Nội); 028 3899 1677 – 0938 449 768 (TP. Hồ Chí Minh) để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
- Fanpage: Nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh Đường
- Website: dominhduong.com
Hi vọng các thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc phần nào hiểu hơn về vấn đề khớp gối bị khô nên ăn gì cùng những cách khắc phục. Để phòng tránh kịp thời, bên cạnh xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cũng nên đi khám định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
Xem thêm: Viêm xoang gây ho là do đâu? Điều trị bệnh như thế nào hiệu quả?