Bữa ăn sáng đóng vai trò rất quan trọng cho mọi đối tượng không riêng gì người bị tiểu đường thai kỳ. Một bữa ăn sáng chất lượng và ăn đúng cách không chỉ có công dụng nạp nguồn năng lượng mới để bắt đầu một ngày mới mà còn giúp ổn định chỉ số đường huyết không vượt mức cho phép. Vậy, như thế nào là thực đơn ăn sáng cho người tiểu đường thai kỳ khoa học để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc câu trả lời thỏa đáng.
Tầm quan trọng của bữa ăn sáng đối với người tiểu đường thai kỳ
Theo thống kê gần nhất của Bộ Y tế cho biết, có khoảng 5 – 7% phụ nữ mang thai mắc phải căn bệnh tiểu đường thai kỳ. Căn bệnh này là tình trạng rối loạn dung nạp glucose trong máu vượt mức nhất định, khởi phát hoặc được phát hiện trong quá trình mang thai. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ ràng nên khó có thể phát hiện trừ khi được thăm khám tại cơ sở y tế. Hơn thế nữa, triệu chứng của bệnh có thể biến mất sau khoảng 1 đến 3 tháng kể từ khi sinh.
Theo sự ghi nhận của chuyên gia y tế, bệnh tiểu đường thai kỳ không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ mắc bệnh mà còn có khả năng gây ra nhiều biến chứng đe dọa đến sức khỏe tổng thể của người mẹ lẫn sự phát triển của thai nhi. Nền tảng chính để ổn định chỉ số đường huyết cũng như phòng một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra là một chế độ ăn uống khoa học lành mạnh kết hợp với chế độ luyện tập thể dục thể thao và nghỉ ngơi phù hợp.
Một trong những sai lầm mà nhiều người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường hay mắc phải là không ăn sáng hoặc ăn sáng ít sẽ giúp làm giảm lượng đường dung nạp vào cơ thể, từ đó giúp khắc phục làm tăng chỉ số đường huyết. Tuy nhiên, trên thực tế thì điều này hoàn toàn không chính xác. Các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu cho biết, bữa ăn sáng luôn là bữa ăn cần thiết và quan trọng nhất trong ngày đối với mọi đối tượng, trong đó người mẹ bầu không phải là trường hợp ngoại lệ.
Sau một đêm ngủ dài, cơ thể của bà bầu cần tiếp thêm một nguồn năng lượng mới để ổn định sức khỏe cũng như cung cấp cho thai nhi những dưỡng chất thiết yếu khác để tiếp tục phát triển. Mẹ bầu bỏ bữa sáng không chỉ làm rối loạn hệ tiêu hóa, sinh ra bệnh đau dạ dày mà còn ảnh hưởng xấu đến chức năng miễn dịch. Một số trường hợp khác, bà bầu có thể bị hoa mắt, chóng mặt và thậm chí bị rối loạn đường huyết.
Đối với sức khỏe của người bị tiểu đường thai kỳ, nếu bỏ bữa ăn sáng, tế bào beta tuyến tụy sẽ không đảm nhiệm đúng vai trò kiểm soát lượng glucose trong máu. Tế bào này chỉ có khả năng khôi phục lại vào những bữa ăn tiếp theo. Không những vậy, điều này còn làm chậm các phản ứng insulin và tăng lượng đường trong máu suốt cả ngày. Đồng thời, việc nhịn ăn sáng cũng có khả năng khiến cho axit béo trong máu tăng cao và làm insulin mất khả năng giảm lượng glucose trong máu. Từ đó, tình trạng bệnh tiểu đường thai kỳ thì sẽ ngày một nặng thêm và dễ gây ra một số biện chứng làm ảnh hưởng đến thần kinh, mắt, thận, gan và một số cơ quan khác.
Từ những lý lẽ trên cho thấy, bữa ăn sáng đối với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế, bà bầu mắc bệnh hay không mắc bệnh tuyệt đối không nên bỏ qua bữa ăn sáng. Không nhất thiết là một bữa ăn thịnh soạn hay quá cầu kỳ, chỉ cần một thực đơn ăn uống khoa học và giờ giấc hợp lý là có thể giúp mẹ bầu kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.
Những lưu ý khi lên thực đơn ăn sáng cho người tiểu đường thai kỳ
Đối với những đối tượng có sức khỏe bình thường thì việc chọn lựa bữa ăn sáng không quá khó khăn nhưng với những người tiểu đường thai kỳ thì là một vấn đề khác và cần thận trọng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu ăn sáng không
đúng cách có khả năng cao việc điều trị bệnh tiểu đường bị ảnh hưởng không kém. Vì thế, để tránh gặp phải một số bất lợi cho sức khỏe, mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ: Chất xơ đóng vai trò khá quan trọng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tạo cảm giác no và ổn định chỉ số đường huyết không bị tăng vọt sau khi ăn. Một số thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người tiểu đường thai kỳ như: một số loại trái cây, rau xanh, lúa mì, yến mạch,…;
- Bổ sung đủ lượng chất đạm cần thiết: Chất đạm (còn được gọi là protein) là chất dinh dưỡng giúp tăng trưởng sự phát triển của các mô, cơ và tạo cảm giác no. Không những vậy, chất đạm còn có công dụng cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng. Bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên bổ sung một số thực phẩm như: đậu nành, trứng, thịt, sữa,…;
- Hạn chế lượng đường trong thức ăn và đồ uống: Bà bầu nên uống nước lọc, hạn chế uống nước ép hoa quả, đặc biệt hơn là nước ngọt, cà phê, rượu, bia, đồ uống có nhiều gas;
- Hạn chế ăn tinh bột: Đối với người mắc bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường thai kỳ nói riêng nên hạn chế ăn tinh bột trong các bữa ăn không riêng gì bữa ăn sáng. Thay vào đó, bà bầu nên ăn ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt,…;
- Ăn ít muối: Trong bữa ăn hằng ngày, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn ít muối hay hạn chế các đồ ăn mặn. Việc ăn nhiều muối sẽ làm ảnh hưởng đến tim mạch và làm tăng chỉ số đường huyết;
- Tránh sử dụng thức ăn chế biến sẵn: Một số thức ăn chế biến nhanh đa phần chứa hàm lượng đường cao. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Do đó, bà bầu không nên ăn thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, món ăn nhiều dầu mỡ,…
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ăn sáng trong cùng một thời gian cố định. Điều này cũng trợ trong không hề nhỏ trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Tuyệt đối không nên bỏ bữa dù cơ thể quá mệt mỏi hay có cảm giác ăn không ngon miệng, hãy cố gắng ăn một ít để lấp đầy bao tử. Đồng thời, không nên gây áp lực cho dạ dày quá nhiều thông qua việc ăn quá nhiều, ăn quá nhanh, ăn không nhai kỹ.
Ngoài việc quan tâm đến thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ, chuyên gia còn khuyên người bệnh chú trọng đến chế độ luyện tập thể dục mỗi ngày bằng những bài tập yoga, hành thiền hay đi bộ nhẹ nhàng. Nếu cần thiết, có thể bổ sung thêm những viên uống vitamin hay chất khoáng cần thiết để tăng sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch.
Lên thực đơn ăn sáng cho người tiểu đường thai kỳ
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu cho biết, thực đơn buổi sáng của người tiểu đường thai kỳ cần đảm bảo tiêu chuẩn: ¼ chất đạm (thịt nạc, trứng, thịt cá, đậu, hạt, ngũ cốc nguyên chất,..), ¼ tinh bột (cơm, bún, ngũ cốc, rau xanh có chứa tinh bột,…) và ½ thực phẩm không chứa tinh bột (rau xanh, bí ngô, cà rốt, bông cải xanh, bắp cải, rau bina, cà chua,…). Dựa theo tiêu chuẩn này, bạn có thể dễ dàng lên thực đơn buổi sáng cho bà bầu một cách lành mạnh.
Dưới đây là một số gợi ý, bà bầu có thể tham khảo và áp dụng để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn cũng như đảm bảo yếu tố cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi:
Thực đơn: | Món số 1: | Món số 2: | Món số 3: |
Thực đơn 1 | Trứng chiên | Bánh mì nguyên cám | Salad rau trộn |
Thực đơn 2 | Cháo thịt nạc | Kiwi tráng miệng | |
Thực đơn 3 | Ngũ cốc nguyên hạt | Sữa tươi không đường | |
Thực đơn 4 | Quả trứng luộc | Bắp ngô non | Salad rau củ |
Thực đơn 5 | Trứng ốp lá | Thanh long ruột đỏ | |
Thực đơn 6 | Bột yến mạch | Hạt điều rang | Thanh long ruột đỏ |
Thực đơn 7 | Miến gà | Rau | Nước ép quả cóc |
Thực đơn 8 | Bún cá | Rau | |
Thực đơn 9 | Phở thịt băm | Giá chần |
Tùy vào cân nặng và tình trạng sức khỏe của mỗi đối tượng mà có nhu cầu nạp năng lượng khác nhau. Trong trường hợp, sau bữa ăn sáng, nếu mẹ bầu có ít hoạt động thì có thể giảm khẩu phần ăn và ăn thêm bữa ăn phụ sau khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ.
Lên thực đơn bữa ăn sáng cho người tiểu đường thai kỳ là việc làm vô cùng quan trọng. Bởi việc này không chỉ nạp năng lượng cho mọi hoạt động trong một ngày mà còn phòng tránh lượng đường trong máu tăng cao làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con trẻ. Nếu vẫn còn những thắc mắc khác trong được làm rõ trong bài viết, người mẹ có thể trao đổi cùng với bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết thêm thông tin chi tiết.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn đọc quan tâm:
- Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì nhanh hết?
- Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì để con & mẹ khỏe?
- Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ sau khi sinh
Xem thêm: Ho có nên ăn trứng? Lưu ý quan trọng để bệnh nhanh khỏi