Viêm họng mủ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh và gây ra nhiều phiền toái. Chữa trị viêm họng mủ kịp thời, đúng cách sẽ hạn chế những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm cầu thận,… Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ bệnh, mức độ nguy hiểm và tìm ra giải pháp điều trị viêm họng mủ toàn diện nhất từ thảo dược.
Viêm họng mủ là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Viêm họng mủ là bệnh lý đường hô hấp, là tình trạng viêm họng kéo dài ở thể mãn tính. Việc họng bị viêm kéo dài khiến các tế bào Lympho bị tổn thương, không còn khả năng ngăn chặn virus, vi khuẩn. Điều này khiến virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể kết hợp với cặn bã, chất xơ viêm hình thành dịch mủ phía trong vòm họng.
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương cho biết: “Viêm họng mủ là bệnh mãn tính khiến người bệnh thường xuyên ho khan, đau rát cổ họng, khó chịu, hơi thở có mùi,… Bệnh rất khó chữa dứt điểm và thường hay tái phát. Trong trường hợp viêm nhiễm nặng viêm họng có mủ có thể gây ra các biến chứng như: Apxe cổ họng, viêm amidan mủ, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, viêm khớp, nhiễm trùng máu và làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng cực kỳ nguy hiểm”.
Những biến chứng này hoàn toàn có thể xảy ra do các bộ phận tai – mũi – họng và đường hô hấp thông với nhau. Vi khuẩn dễ dàng lây lan sang các bộ phận lân cận và gây viêm nhiễm. Viêm họng mủ nặng gây tổn thương niêm mạc họng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu và phát tán vào xương khớp, tim… Viêm nhiễm xảy ra tại vòm họng lâu ngày tạo cơ hội cho tế bào ung thư hình thành và phát triển dẫn đến ung thư vòm họng.
Triệu chứng bệnh viêm họng mủ không nên bỏ qua
Phát hiện sớm bệnh viêm họng mủ sẽ giúp điều trị kịp thời, đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh viêm họng mủ thường rất dễ bị nhầm lẫn với tình trạng viêm họng hoặc các bệnh đường hô hấp khác. Một số biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm họng mủ có thể kể đến như:
- Ho: Tình trạng ho khan, ho có đờm thường xuất hiện chủ yếu vào ban đêm, nhất là trẻ nhỏ
- Sốt: Tùy vào thể trạng của người bệnh sẽ xuất hiện sốt nhẹ, sốt cao hoặc ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi.
- Ngứa cổ họng: Khi bị viêm họng mủ sẽ kéo theo tình trạng ngứa ngáy cổ họng, khiến người bệnh lúc nào cũng có cảm giác có gì đó mắc trong cổ họng phải khạc nhổ.
- Cổ họng đau: Nếu cổ họng đau liên tục trong khoảng 1 tuần, kèm theo việc khó nuốt, khó thở, hoặc phát hiện có máu lẫn trong nước bọt, đờm thì nguy cơ bị viêm họng mủ cao.
- Cổ họng nổi mủ: Khi ho nếu thấy xuất hiện các nốt mủ màu trắng hoặc màu xanh nhạt theo ra ngoài thì chắc chắn do viêm họng mủ gây nên.
- Miệng có mùi hôi: Việc vi khuẩn, vi rút xâm nh
ập tạo nên dịch mủ sẽ khiến miệng có mùi hôi rất khó chịu.
Nguyên nhân gây viêm họng mủ 90% là do vi khuẩn, virus
Theo bác sĩ Tuyết Lan, “Bệnh viêm họng mủ do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể chỉ do 1 hoặc nhiều tác nhân cùng lúc. Việc phát hiện nguyên nhân chính xác gây bệnh sẽ rất có lợi cho quá trình điều trị”. Theo một số nghiên cứu, 70 – 90% các ca mắc viêm họng mủ xảy ra do nhiễm vi khuẩn, virus. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện do một số nguyên nhân dưới đây:
- Viêm họng cấp: Trường hợp bệnh nhân bị viêm họng cấp nhưng không được điều trị triệt để sẽ là tác nhân hình thành viêm họng mủ.
- Cổ họng bị khô: Tình trạng khô họng kéo dài do thời tiết hanh khô, thở bằng miệng lâu ngày sẽ là yếu tố gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.
- Vệ sinh răng miệng: Việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và trú ngụ trong khoang miệng.
- Dị ứng: Một số tác nhân gây kích ứng như phấn hoa, bụi, lông thú là yếu tố gây tình trạng đau họng, kích thích họng, lâu dần tạo thành viêm họng mủ.
- Ăn uống thiếu khoa học: Thường xuyên nạp vào cơ thể các đồ ăn cay nóng, lạnh và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… là tác nhân kích thích vùng họng khiến gia tăng tỷ lệ mắc viêm họng mủ.
Bệnh viêm họng mủ có tự khỏi không, có chữa được không?
Nhiều bệnh nhân khi bị viêm họng mủ có suy nghĩ bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian, không cần sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ Tuyết Lan cho biết “Viêm họng mủ không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ. Bệnh sẽ không tự khỏi mà phải trải qua quá trình điều trị cụ thể theo chỉ dẫn chuyên môn của bác sĩ”.
Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa viêm họng mủ từ Tây y, mẹo dân gian đến y học cổ truyền. Việc hiểu rõ từng phương pháp chữa trị sẽ giúp người bệnh lựa chọn được giải pháp phù hợp, mang đến hiệu quả tốt nhất.
Mẹo dân gian chữa viêm họng mủ tại nhà – không tận gốc, dễ tái phát
Các mẹo dân gian chữa viêm họng mủ được lưu truyền từ xa xưa. Phương pháp này sử dụng các loại cây thảo dược dễ tìm xung quanh cuộc sống nên khá an toàn, lành tính. Tuy nhiên, các loại cây dược liệu này chỉ sử dụng đơn lẻ nên dược tính thấp, không mang lại hiệu quả triệt để, bệnh dễ tái phát.
Một số mẹo dân gian chữa viêm họng mủ người bệnh có thể áp dụng tại nhà có thể kể đến như:
- Chữa viêm họng mủ với quất và mật ong: Cắt đôi 3 quả quất cho vào bát cùng 2 thìa mật ong hấp cách thủy. Sau đó ngậm quất và mật ong đã hấp. Hoặc pha nước quất ngâm mật ong với nước uống hàng ngày.
- Giảm ngay triệu chứng viêm họng mủ từ quả lê: Lê gọt vỏ cắt miếng hạt lựu nhỏ, gừng rửa sạch thái lát mỏng. Đun sôi lê và gừng với nước pha thêm chút đường phèn uống mỗi ngày.
- Tỏi nướng chữa viêm họng mủ: Cho tỏi vào nướng cháy phần vỏ ở ngoài. Sau đó bóc hết lớp vỏ cháy đi, cho tỏi vào bát và giã nhỏ, pha thêm chút nước ấm rồi uống, ngày 2 lần.
- Chữa viêm họng mủ bằng mật ong: Pha mật ong với nước ấm hoặc cho thêm chút nước chanh vào và uống mỗi ngày để sát khuẩn và làm dịu cổ họng.
- Điều trị viêm họng mủ với quất hồng bì: Rửa sạch quất hồng bì, cho vào bát với 1 lượng muối hạt vừa đủ trong 30 phút. Sau đó ngậm cả quất và muối hàng ngày.
Chữa viêm họng mủ bằng Tây y – nhanh nhưng nhiều tác dụng phụ
Trong Tây y,
việc điều trị viêm họng mủ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh do vi khuẩn, người bệnh sẽ được bác sĩ kê các loại kháng sinh, kháng khuẩn. Các loại thuốc Tây y thường mang đến hiệu quả nhanh, nhưng nếu không tuân thủ liệu trình điều trị, tự ý sử dụng thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc thường được các bác sĩ Tây y kê đơn khi điều trị viêm họng mủ dưới đây:
- Các loại thuốc giảm đau: Với người lớn sẽ được chỉ định dùng penicillin, cephalexin, erythromycin. Với trẻ em sẽ được chỉ định dùng amoxicillin.
- Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau: paracetamol, aspirin,…
- Các loại thuốc kháng viêm: alphachymotrypsin, prednisolon,….
Với trẻ em, khi điều trị viêm họng mủ cần thông qua chỉ định của bác sĩ. Vì tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, liều lượng kháng sinh sử dụng sẽ khác nhau. Nhất là thuốc Tây có thể gây ra những tác dụng phụ gây nhờn thuốc, kháng thuốc, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Chữa viêm họng mủ bằng Đông y lành tính và dứt điểm từ gốc
Theo Đông y, viêm họng mủ là bệnh do hỏa viêm, ứ trệ khí huyết, can khí bị uất kết, khí không thông, đờm uất ở họng, không thoát ra được. Cùng với đó là do tạng phủ suy yếu, lao động quá sức làm tổn thương phần âm, ảnh hưởng tới phế thận.
Vì thế, muốn đẩy lùi bệnh một cách toàn diện, chỉ tập trung loại bỏ triệu chứng là chưa đủ mà còn phải đồng thời kết hợp điều trị từ sâu căn nguyên gây bệnh. Nguyên tắc điều trị viêm họng mủ của Đông y cũng dựa trên quan điểm về bệnh như vậy mang đến hiệu quả điều trị toàn diện, bền vững, tránh tái phát.
Ích phế chỉ khái thang – bước đột phá trong điều trị viêm họng mủ bằng Đông y
Dựa trên quan điểm điều trị của Đông y, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã bào chế thành công bài thuốc Ích phế chỉ khái thang. Đúc kết từ tinh hoa YHCT dân tộc, kết hợp với khoa học hiện đại tạo nên bài thuốc chữa viêm họng mủ bài bản, toàn diện nhất hiện nay. Ích phế chỉ khái thang được xem như một bước đột phá vượt bậc của Trung tâm Thuốc dân tộc trong điều trị bệnh viêm họng mủ.
Bài thuốc “3 trong 1” tác động kép toàn diện
Ích phế chỉ khái thang được kết hợp hoàn hảo từ 3 chế phẩm nhỏ, bao gồm: thuốc bổ phế, thuốc giải độc hoàn, viên ngậm kha tử. Mỗi dạng thuốc giữ một vai trò khác nhau, hỗ trợ tạo nên tác động kiềng 3 chân toàn diện. Không chỉ loại bỏ những biểu hiện của bệnh, bài thuốc còn có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường can thận, đánh bay căn nguyên gây bệnh từ bên trong.
- Thuốc bổ phế
Thành phần: Trần bì, bán hạ, bạch linh, cam thảo, bạch môn, ngũ vị,… và một số thảo dược quý khác.
Công dụng: Bổ phế, chỉ khái, tiêu đàm, long đàm, giải độc.
- Thuốc giải độc hoàn
Thành phần: Bồ công anh, Kim ngân cành, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa và một số thảo dược khác.
Công dụng: Có tác dụng như 1 kháng sinh đông y giúp tiêu viêm, sưng, chống dị ứng, giúp giải độc, mát gan, thanh nhiệt.
- Viên ngậm kha tử
Thành phần: Kha tử, cam thảo, cát cánh, huyền sâm, mạch môn… và một số thảo dược quý khác.
Công dụng: Bổ phế, tiêu đàm, giảm ho.
Với các thành phần thảo dược quý được bào chế theo công thức độc quyền, Ích phế chỉ khái thang không chỉ có tác dụng sạch phổi, giảm ho, tiêu đờm, đau rát họng, hết sưng viêm. Bài thuốc còn có tác dụng thanh lọc, giải độc, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể thải loại hoàn toàn độc tố, giúp bệnh khỏi hoàn toàn, tỷ lệ tái phát thấp.
Thành phần 100% thảo dược sạch
Tạo nên hiệu quả toàn diện của Ích phế chỉ khái thang không thể không nhắc tới thành phần thảo dược có trong bài thuốc. Bài thuốc sử dụng 100% thảo dược sạch được nuôi trồng và thu hái theo chuẩn GACP – WHO. Các loại dược liệu được trải qua quá trình sơ chế và bảo quản không dùng hóa chất nên an toàn tuyệt đối khi sử dụng.
Mỗi thành phần dược liệu trước khi được đưa vào bài thuốc đều đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về dược tính và khả năng trị bệnh. Tác dụng của một số vị thuốc được xem là chủ vị là linh hồn của bài thuốc như:
- Trần bì: Theo Đông y, trần bì có tính ấm, mùi thơm, vị cay hơi đắng. Tác động đến hệ hô hấp tiêu đờm, giãn phế quản, điều hòa khí huyết, sát khuẩn cổ họng.
- Kha tử: Theo YHCT kha tử có tính mát, vị chát, chua nhạt có tác dụng liễn phế, trừ ho. Y học hiện đại phát hiện kha tử có chứa trên 50% tamin, hoạt chất chebutin, terchebin… có tác dụng sát khuẩn, sạch họng, giảm ho, chữa viêm họng, khản tiếng.
- Bồ công anh: Là vị thuốc quý có tác dụng giải độc, mát gan, thanh nhiệt, tiêu viêm, giảm triệu chứng viêm nhiễm tại niêm mạc họng.
Ích phế chỉ khái thang an toàn, lành tính, không tác dụng phụ, có thể dùng cho nhiều đối tượng kể cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Bài thuốc được bào chế thành dạng bột tán và viên ngậm tiện dụng. Tùy vào đối tượng bác sĩ sẽ cân nhắc liều lượng cho phù hợp, mang lại kết quả tốt nhất.
- Thuốc bổ phế: Người lớn mỗi lần pha 1 thìa cà phê với 100ml nước sôi, uống 2 lần sáng/ tối và sau ăn 30 phút. Trẻ em dưới 12 tuổi dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thuốc giải độc hoàn: Người lớn mỗi lần 1 thìa cà phê pha cùng 100ml nước sôi, mỗi ngày 1 lần sau ăn 30 phút. Trẻ dưới 12 tuổi uống theo chỉ định bác sĩ.
- Viên ngậm kha tử: Người lớn ngày ngậm 4 viên vào sáng, trưa, chiều, tối trước khi ngủ. Trẻ em dưới 12 tuổi ngày ngậm không quá 2 viên chia sáng/tối.
Thực tế cho thấy hiệu quả điều trị viêm họng mủ bằng Ích phế chỉ khái thang vô cùng khả quan. Chỉ sau khoảng 7 ngày dùng thuốc, tình trạng bệnh đã thuyên giảm hẳn. Sau khoảng 20 – 30 ngày có thể loại bỏ tới 80% triệu chứng bệnh. Kiên trì sử dụng từ 2 – 3 tháng đảm bảo viêm họng mủ không còn là nỗi lo của người bệnh.
Ích phế chỉ khái thang là bài thuốc độc quyền của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị sử dụng Ích phế chỉ khái thang với chế độ dinh dưỡng hợp lý để gia tăng hiệu quả.
Viêm họng mủ nên ăn gì, kiêng gì để tránh tái phát?
Bên cạnh việc điều trị bằng thảo dược Đông y lành tính, toàn diện, muốn bệnh viêm họng mủ nhanh khỏi và hạn chế tái phát, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ cung cấp nguồn vitamin, tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn tránh làm tổn thương niêm mạc họng, khiến tình trạng viêm nặng hơn.
Người bệnh viêm họng mủ nên ăn:
- Thực phẩm chứa nhiều kẽm, như: hải sản, các loại đậu, các loại hạt
- Hoa quả tươi, sinh tố, nước ép: cam, táo, bưởi, ổi, xoài
- Thực phẩm giàu vitamin C: trái cây tươi, rau xanh lá
- Các loại canh hầm, dễ nuốt.
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho vòm họng, để hiệu quả điều trị viêm họng mủ tối ưu nhất, người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm như: đồ cay nóng, đồ lạnh, đồ ăn sống, rượu, bia hay các loại chất kích thích.
Cách phòng ngừa viêm họng mủ
Cùng với chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả điều trị bệnh viêm họng mủ. Nếu muốn bệnh nhanh khỏi và phòng ngừa tái phát, người bệnh nên lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nên đánh răng và súc miệng bằng nước muối ngày hai lần sáng, tối để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi ho, hắt hơi.
- Kết hợp luyện tập thể thao vừa sức để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Tránh tiếp xúc, không nên dùng chung đồ ăn, thức uống hoặc dụng cụ cá nhân với người bị viêm họng mủ.
- Đảm bảo giữ ấm cơ thể khi trời lạnh
Để sớm đẩy lùi bệnh viêm họng mủ, ngay khi có những triệu chứng bất thường người bệnh nên tới cơ sở y tế để thăm khám. Bệnh nhân có thể liên hệ trực tiếp tới Trung tâm Thuốc dân tộc để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn lộ trình điều trị cụ thể.
>>>Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm Amidan hốc mủ – Triệu chứng và cách điều trị
Xem thêm: Hoại tử vô mạch