Chắc hẳn ai cũng biết đến những tác dụng tuyệt vời mà đậu nành mang lại. Tuy nhiên, việc sử dụng đậu nành không phải lúc nào cũng đem lại những lợi ích tốt cho sức khỏe.
Chắc hẳn ai cũng biết đến những tác dụng tuyệt vời mà đậu nành mang lại. Tuy nhiên, việc sử dụng đậu nành không phải lúc nào cũng đem lại những lợi ích tốt cho sức khỏe.
Đậu nành là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng bởi các giá trị dinh dưỡng trong chúng cũng như tác dụng phòng chống một số bệnh như đái tháo đường, ung thư, táo bón,… Bên cạnh những giá trị dinh dưỡng, đậu nành cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ.
Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu các lợi ích từ đậu nành và một số trường hợp không nên dùng loại đậu này nhé!
Một số thông tin cơ bản về đậu nành
Đậu nành thường được sử dụng cho bệnh nhân có hàm lượng cholesterol và huyết áp cao. Bạn cũng có thể dùng loại thực phẩm này để hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2, hen suyễn, ung thư phổi, ung thư nội mạc tử cung, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, đậu nành còn giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, bệnh loãng xương và làm chậm sự phát triển của bệnh thận.
Đậu nành còn đem lại những tác dụng khác trong điều trị táo bón, tiêu chảy cũng như giúp giảm hàm lượng protein trong nước tiểu của người mắc bệnh thận, giúp cải thiện trí nhớ và điều trị đau cơ do luyện tập thể dục với cường độ mạnh.
Phụ nữ sử dụng đậu nành thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú, ngăn ngừa các triệu chứng mãn kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
Đậu nành được sử dụng như các sản phẩm thay thế cho sữa bột của trẻ sơ sinh và sữa bò. Ngoài sữa đậu nành, bạn cũng có thể luộc hoặc rang đậu nành để có một món ăn hấp dẫn. Bột đậu nành còn được dùng như một thành phần trong thực phẩm, đồ uống và gia vị.
Công dụng chữa bệnh của đậu nành
- Ung thư vú. Đậu nành có tác dụng giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ châu Á có chế độ ăn uống truyền thống chứa hàm lượng đậu nành cao sẽ có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú ít hơn. Do đó, việc bổ sung đậu nành vào chế độ ăn (đặc biệt là ở giai tiền mãn kinh) có thể là một cách giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh ung thư vú;
- Bệnh tiểu đường. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy việc sử dụng các sản phẩm từ đậu nành có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường;
- Bệnh thận ở người bị tiểu đường. Một số nghiên cứu cho thấy rằng chất isoflavone có trong đậu nành giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh thận ở những người bị tiểu đường;
- Tiêu chảy. Sữa cho trẻ sơ sinh có công thức bổ sung chất xơ từ đậu nành có khả năng làm giảm tiêu chảy so với sữa bò hoặc các loại dung dịch khác. Tuy nhiên, ở người lớn, những bằng chứng ban đầu cho thấy việc sử dụng chất xơ trong đậu nành không có khả năng làm giảm tần suất bị tiêu chảy;
- Rối loạn chuyển hóa đường galactose (galactosemia). Sữa công thức có thành phần từ đậu nành rất tốt cho trẻ mắc chứng rối loạn chuyển hóa đường galactose. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng tốt cho trẻ sơ sinh gặp một số bệnh về chuyển hóa đường lactase (thiếu hụt lactase do di truyền hoặc dị ứng với lactase);
- Người có hàm lượng cholesterol cao. Ăn đậu nành thay thế các sản phẩm chứa đạm khác hoặc sử dụng các sản phẩm từ đậu nành có thể làm giảm lượng cholesterol toàn phần hoặc cholesterol “xấu” (LDL). Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho rằng hàm lượng protein trong đậu nành không có nhiều lợi ích đáng kể đối với mức cholesterol;
- Triệu chứng mãn kinh. Đậu nành có khả năng làm giảm cảm giác nóng bừng do mãn kinh gây ra. Tuy nhiên, nó không làm giảm các triệu chứng khác của mãn kinh, chẳng hạn như khô âm đạo hoặc ngứa;
- Bệnh loãng xương. Hầu hết các bằng chứng cho thấy protein trong đậu nành có thể làm tăng mật độ xương hoặc làm chậm quá trình giảm mật độ xương ở phụ nữ gần hoặc sau thời kỳ mãn kinh. Đậu nành cũng có thể làm giảm nguy cơ gãy xương ở một số phụ nữ. Tuy nhiên, loại thực phẩm này dường như không tác động đến mật độ xương ở các phụ nữ trẻ.
Đậu nành không có tác dụng trong một số trường hợp
- Ung thư đại trực tràng. Một số nghiên cứu cho thấy các protein trong đậu nành không làm giảm sự tiến triển của ung thư đại trực tràng;
- Bị đau cơ do luyện tập quá sức. Việc hấp thụ isoflavone trong đậu nành trước khi tập thể dục không có tác dụng ngăn chặn các cơn đau nhức cơ;
- Đau nhức cơ thể. Việc dùng protein shake từ đậu nành dường như không cải thiện chức năng thể chất hoặc các triệu chứng trầm cảm ở những người bị đau cơ;
- Viêm khớp dạng thấp. Một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn uống có chứa protein từ đậu nành không làm cải thiện các cơn đau, cứng khớp hoặc sưng khớp ở người bị viêm khớp dạng thấp.
Như vậy, đậu nành là loại thực phẩm dinh dưỡng, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không phải lúc nào đậu nành cũng có tác dụng tốt trong mọi trường hợp bệnh nhé.
Đậu nành là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng bởi các giá trị dinh dưỡng trong chúng cũng như tác dụng phòng chống một số bệnh như đái tháo đường, ung thư, táo bón,… Bên cạnh những giá trị dinh dưỡng, đậu nành cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ.
Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu các lợi ích từ đậu nành và một số trường hợp không nên dùng loại đậu này nhé!
Một số thông tin cơ bản về đậu nành
Đậu nành thường được sử dụng cho bệnh nhân có hàm lượng cholesterol và huyết áp cao. Bạn cũng có thể dùng loại thực phẩm này để hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2, hen suyễn, ung thư phổi, ung thư nội mạc tử cung, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, đậu nành còn giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, bệnh loãng xương và làm chậm sự phát triển của bệnh thận.
Đậu nành còn đem lại những tác dụng khác trong điều trị táo bón, tiêu chảy cũng như giúp giảm hàm lượng protein trong nước tiểu của người mắc bệnh thận, giúp cải thiện trí nhớ và điều trị đau cơ do luyện tập thể dục với cường độ mạnh.
Phụ nữ sử dụng đậu nành thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú, ngăn ngừa các triệu chứng mãn kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
Đậu nành được sử dụng như các sản phẩm thay thế cho sữa bột của trẻ sơ sinh và sữa bò. Ngoài sữa đậu nành, bạn cũng có thể luộc hoặc rang đậu nành để có một món ăn hấp dẫn. Bột đậu nành còn được dùng như một thành phần trong thực phẩm, đồ uống và gia vị.
Công dụng chữa bệnh của đậu nành
- Ung thư vú. Đậu nành có tác dụng giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ châu Á có chế độ ăn uống truyền thống chứa hàm lượng đậu nành cao sẽ có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú ít hơn. Do đó, việc bổ sung đậu nành vào chế độ ăn (đặc biệt là ở giai tiền mãn kinh) có thể là một cách giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh ung thư vú;
- Bệnh tiểu đường. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy việc sử dụng các sản phẩm từ đậu nành có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường;
- Bệnh thận ở người bị tiểu đường. Một số nghiên cứu cho thấy rằng chất isoflavone có trong đậu nành giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh thận ở những người bị tiểu đường;
- Tiêu chảy. Sữa cho trẻ sơ sinh có công thức bổ sung chất xơ từ đậu nành có khả năng làm giảm tiêu chảy so với sữa bò hoặc các loại dung dịch khác. Tuy nhiên, ở người lớn, những bằng chứng ban đầu cho thấy việc sử dụng chất xơ trong đậu nành không có khả năng làm giảm tần suất bị tiêu chảy;
- Rối loạn chuyển hóa đường galactose (galactosemia). Sữa công thức có thành phần từ đậu nành rất tốt cho trẻ mắc chứng rối loạn chuyển hóa đường galactose. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng tốt cho trẻ sơ sinh gặp một số bệnh về chuyển hóa đường lactase (thiếu hụt lactase do di truyền hoặc dị ứng với lactase);
- Người có hàm lượng cholesterol cao. Ăn đậu nành thay thế các sản phẩm chứa đạm khác hoặc sử dụng các sản phẩm từ đậu nành có thể làm giảm lượng cholesterol toàn phần hoặc cholesterol “xấu” (LDL). Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho rằng hàm lượng protein trong đậu nành không có nhiều lợi ích đáng kể đối với mức cholesterol;
- Triệu chứng mãn kinh. Đậu nành có khả năng làm giảm cảm giác nóng bừng do mãn kinh gây ra. Tuy nhiên, nó không làm giảm các triệu chứng khác của mãn kinh, chẳng hạn như khô âm đạo hoặc ngứa;
- Bệnh loãng xương. Hầu hết các bằng chứng cho thấy protein trong đậu nành có thể làm tăng mật độ xương hoặc làm chậm quá trình giảm mật độ xương ở phụ nữ gần hoặc sau thời kỳ mãn kinh. Đậu nành cũng có thể làm giảm nguy cơ gãy xương ở một số phụ nữ. Tuy nhiên, loại thực phẩm này dường như không tác động đến mật độ xương ở các phụ nữ trẻ.
Đậu nành không có tác dụng trong một số trường hợp
- Ung thư đại trực tràng. Một số nghiên cứu cho thấy các protein trong đậu nành không làm giảm sự tiến triển của ung thư đại trực tràng;
- Bị đau cơ do luyện tập quá sức. Việc hấp thụ isoflavone trong đậu nành trước khi tập thể dục không có tác dụng ngăn chặn các cơn đau nhức cơ;
- Đau nhức cơ thể. Việc dùng protein shake từ đậu nành dường như không cải thiện chức năng thể chất hoặc các triệu chứng trầm cảm ở những người bị đau cơ;
- Viêm khớp dạng thấp. Một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn uống có chứa protein từ đậu nành không làm cải thiện các cơn đau, cứng khớp hoặc sưng khớp ở người bị viêm khớp dạng thấp.
Như vậy, đậu nành là loại thực phẩm dinh dưỡng, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không phải lúc nào đậu nành cũng có tác dụng tốt trong mọi trường hợp bệnh nhé.
Xem thêm: Trĩ ngoại độ 4 – Cách chăm sóc, điều trị, tránh biến chứng