Lòi dom là bệnh lý không hề hiếm gặp bệnh đây ra do đám rối tĩnh mạch trĩ bị co giãn quá mức, phình tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Tuy không quá nguy hiểm nhưng lòi dom ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách chữa lòi dom hiệu quả, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.
Bệnh lòi dom là gì?
Bị lòi dom là tình trạng sa búi trĩ khỏi hậu môn do ứ trệ khí huyết, dẫn tới búi trĩ bị lòi ra bên ngoài có hoặc không thể tự co lên được. Đây là giai đoạn nặng ở bệnh nhân bị trĩ. Cụ thể tình trạng này xảy ra do các mạch máu ở khu vực hậu môn phải chịu áp lực khi đi đại tiện, khiến chúng trở nên căng phồng, ứ máu. Nhiều người còn gọi búi dom hay cục thịt hồng bị lòi ra ngoài.
Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến ở những người có lối sống không lành mạnh, thường xuyên bị táo, phụ nữ sau sinh (do rặn đẻ)… Với trường hợp bị lòi dom giai đoạn đầu, búi dom bị sa ra ngoài có thể tự co về đúng vị trí. Nặng hơn người bệnh cần phải dùng tay để nhét búi trĩ lại, nghiêm trọng nhất là búi dom thoát ra ngoài dù dùng tay cũng không thể đưa búi dom về vị trí ban đầu.
Đa số người bệnh còn ngại khi nhắc đến căn bệnh này, không đi khám từ giai đoạn sớm chỉ khi bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, không thể tự can thiệp bệnh nhân mới tìm đến bác sĩ để khám, chữa.
Triệu chứng bệnh lòi dom
Nhiều người thắc mắc lòi dom là như thế nào, có biểu hiện gì đặc trưng. Theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh nhân bị lòi dom có những dấu hiệu chung như sau:
Búi dom lòi ra ngoài khi đi đại tiện
Khi đi nặng, búi trĩ có thể theo phân lòi ra ngoài hậu môn. Tùy vào mức độ mà tình trạng sa búi trĩ sẽ khác nhau. Chẳng hạn:
- Lòi dom mức độ nhẹ: Sau khi theo phân lòi ra búi trĩ sẽ tự động co lại vào hậu môn.
- Lòi dom mức độ phát triển: Dom giãn hơn, to hơn do đó khi đi vệ sinh sẽ không tự động co lên, bạn cần đẩy vào.
- Lòi dom nặng: Kích thước dom lớn, không thể tự co vào và dù có dùng tay cũng không thể đưa dom vè vị trí cũ, dom cọ sát vào quần vướng khi ngồi, hoạt động.
Chảy máu tươi
Dấu hiệu tiếp theo thường thấy ở bệnh nhân lòi do đó chính là chảy máu. Máu thương chảy vào búi dom, xung quanh hậu môn do đó khi đi vệ sinh búi cùng phân cọ sát hậu môn khi đi ra ngoài sẽ khiến phần máu chảy ra. Nếu búi trĩ càng lớn lượng máu chảy ra sẽ nhiều hơn.
Đau khi đi đại tiện
Thường gặp ở người bị trĩ, lòi dom nặng. Do trĩ thường xuyên bị lòi ra, gây cảm giác vướng víu, chúng cọ vào quần khi di chuyển hay khi ngồi dẫn đến tổn thương, gây đau.
Nguyên nhân gây lòi dom
Dom bị lòi ra
ngoài là giai đoạn nặng của bệnh trĩ, chính vì vậy nguyên nhân gây bệnh cũng có liên quan đến biểu hiện bệnh trĩ. Cụ thể:
- Do thể trạng yếu: Người có cơ địa yếu, suy dinh dưỡng tổ chức mỡ xung quanh trực tràng lỏng lẻo tạo điều kiện búi dom bị sa ra ngoài.
- Áp lực ổ bụng tăng: Bị táo hay rặn khi sinh, tiêu chảy lâu ngày… khiến áp lực ổ bụng tăng, ức chế lên xương chậu, hậu môn lâu ngày không được điều trị dẫn đến sa trực tràng.
- Đặc thù công việc: Những người làm công việc đứng ngồi quá lâu trong thời gian dài cũng được xếp vào nguyên nhân gây bệnh trĩ và lòi dom.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn không đầy đủ, thiếu chất xơ, lười uống nước cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hậu môn, trực tràng.
Ngoài ra ngồi quá lâu khi đi đại tiện, rặn mạnh, quan hệ tình dục qua hậu môn quá nhiều… là những yếu tố khiến lòi dom dễ xuất hiện.
Bệnh lòi dom có nguy hiểm không?
Lòi dom không chỉ gây vướng, khó chịu. Nếu để nặng sẽ gây ra nhiều bất tiện cùng những ảnh hưởng xấu đến tâm lý, sức khỏe. Có thể kể đến một số biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh lòi búi trĩ sau:
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Do trực tràng bị lòi ra ngoài, nên người bệnh luôn trong tình trạng mặc cảm, tự ti, sợ hãi nếu bị người khác phát hiện. Lâu dần có thể dẫn đến suy nhược, ngại giao tiếp, tham gia các hoạt động xã hội.
- Gây viêm, tổn thương: Búi dom sa ra ngoài thường bị cọ vào quần áo, thêm các cử động, ngồi lâu gây chèn ép cộng thêm sự ẩm ướt khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây viêm, nhiễm trùng.
- Ung thư trực tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh có thể đối mặt nếu không sớm điều trị bệnh lòi dom.Khi dom phát triển bị xơ hóa cứng sẽ dần kích thích các u ác tính, tế bào ung thư hình thành.
- Thiếu máu: Bởi một trong những dấu hiệu điển hình của lòi dom là chảy máu, khi tình trạng này kéo dài khiến bệnh nhân bị thiếu máu trầm trọng.
Các phương pháp điều trị bệnh lòi dom
Dựa theo tình trạng của bệnh nhân mà ta có những phương pháp điều trị bệnh lòi dom như sau:
Cách chữa lòi dom đơn giản tại nhà
Với trường hợp người bệnh bị lòi dom ở giai đoạn nhẹ, triệu chứng không quá nghiêm trọng. Bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc tại nhà bằng một số thảo dược tự nhiên.
Tác dụng của cỏ mực với bệnh lòi dom
Cỏ mực mọc hoang ở nhiều vùng quê Việt Nam, không khó để tìm kiếm, chúng được dùng như một vị thuốc trong Đông y. Cỏ mực có tính hàn, vị chua nhẹ, theo nghiên cứu, thực vật này có chứa nhiều Tannin, Flavonoids, Saponins, Iso Flavonoids, Glycosides triterpene và các axit hữu cơ… Người bị vấn đề về bệnh trực tràng khi sử dụng loại cây này sẽ giúp kiểm soát tình trạng đi ngoài ra máu, hỗ trợ điều trị bệnh lòi dom.
- Chuẩn bị: Nắm cây cỏ mực, rượu nóng 40 độ.
- Thực hiện: Rửa sạch và giã nát dược vị thêm rượu vào. Sử dụng bã đắp lên hậu môn tối thiểu 2 lần/ngày.
Cách trị lòi dom bằng cây trinh nữ
Được coi là “Thảo mộc của phụ nữ” vị dược liệu này ức chế sự bài tiết prolactin, khả năng khám viêm và hạn chế ứ trệ khí huyết hiệu quả. Khi bị lòi dom sử dụng cây trinh nữ sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hoá và cầm máu, giảm sưng tấy. Cách sử dụng chúng như sau:
- Chuẩn bị: 100g trinh nữ, 1lit rượu trắng.
- Thực hiện: Sao khô dược liệu, sau đó để qua đêm. Ngâm dược liệu cùng rượu cho tới khi chuyển màu thì sử dụng. Ngày uống 2 lần và không dùng bã.
Diếp cá chữa trĩ an toàn
Rau diếp cá có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và giảm sưng huyết. Chúng chứa nhiều rutin – một chất giúp bền tĩnh mạch, cầm máu và sát trùng. Người bệnh có thể bổ sung diếp cá vào khẩu phần ăn để hỗ trợ tiêu hoá, giảm tình trạng táo bón. Cách sử dụng loại cây này để chữa bệnh trĩ, lòi dom tại nhà đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: Diếp cá một nắm, gạc và muối sạch.
- Thực hiện: Rửa sạch và giã nát diếp cá cùng muối. Đem đắp lên hậu môn sau đó dùng gạc cố định lại. Để qua đêm sẽ thấy tình trạng búi trĩ teo nhỏ lại.
Ngoài ra bạn cũng có thể xông hơi cùng lá diếp cá. Chuẩn bị khoảng 300g và muối đun tới khi sôi và đem xông hơi búi trĩ. Thực hiện cách này 3 lần/ngày trong thời gian 1 tuần sẽ thấy khỏi hẳn.
Thảo dược của nước ta rất đa dạng, có nhiều loại thực vật điều trị bệnh lòi dom hiệu quả. Bạn có thể tìm kiếm và áp dụng phương pháp phù hợp với mình.
Điều trị lòi dom theo Đông y
Chứng sa trực tràng hay lòi dom theo Đông y có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Bệnh khởi phát do khí hư, ứ trệ khiến đại tràng không thông, lâu dần giáng hạ mạch lạc bị tổn thương, phình to khiến sa búi trĩ. Điều trị bằng Đông y vừa giúp trị bệnh tậ
n gốc, hoàn toàn không lo tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm tới tính mạng, không gây đau đớn và xâm lấn cho người bệnh.
Bài thuốc 1
- Chuẩn bị: Kinh giới, hoa hoè, trắc bá diệp, địa du, xích thược, kim ngân hoa, chi tử, cảm thảo mỗi vị 4g.
- Cách sắc: Đem sao đen kim ngân hoa, kinh giới, trắc bá diệp, chi tử, hoè hoa đem sao tới khi đen. Sắc cùng 5 bát nước uống hàng ngày
Bài thuốc 2
- Chuẩn bị: Hắc chi ma, bạch thược, đào nhân, hoa hoè, chỉ xác, đại hoàng, xuyên khung, trắc bá diệp mỗi vị 10g
- Cách sắc: Rửa sạch và đem sắc 5 bát nước, chia thành nhiều thang để uống
Bài thuốc 3:
- Chuẩn bị: Sinh địa, xích thược, đương quy, đào nhân, hoàng liên, sơn thù, đại hoàng
- Cách sắc: Đem các vị sắc thành 3 thang uống hằng ngày
Sử dụng thuốc Đông y cần có sự kiên trì, trong thời gian dài, vì vậy người bệnh nên tuân thủ đúng liệu trình để có được hiệu quả tốt nhất.
Điều trị lòi dom nội khoa
Sau khi thực hiện các xét nghiệm trong máu và phân, nội soi vùng hậu môn – đại tràng. Trong trường hợp bị lòi dom cấp độ nhẹ, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc để điều trị. Các loại thuốc thường dùng sẽ gồm thuốc uống và thuốc bôi để giảm đau rát, sưng tấy cũng như teo dần búi trĩ.
Các loại thuốc chữa lòi dom thường dùng gồm: thuốc kháng sinh, thuốc bôi, thuốc nhuận tràng… Hiện nay trên thị trường có 3 loại thuốc là Cotripro gel, Titanoreine, Rectostop,… được sử dụng rộng rãi đối với bệnh nhân bị trĩ.
Điều trị ngoại khoa và các thủ thuật
Rất nhiều phương pháp can thiệp ngoại khoa được áp dụng cho bệnh nhân lòi dom. Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định một trong những thủ thuật sau:
- Thủ thuật thắt vòng cao su: Mục tiêu nhằm ngăn chặn máu lưu thông tới búi trí, giúp tạo thành mô sẹo xơ. Tuy phương pháp này an toàn, được nhiều người sử dụng nhưng thường đem lại cảm giác đau, có thể để lại sẹo.
- Thủ thuật chích xơ búi trĩ: Phương pháp sử dụng thuốc phù hợp tiêm trực tiếp vào búi trĩ để khiến kết dính tĩnh mạch. Làm máu không thể lưu thông tới búi trĩ, lâu dần không đủ dinh dưỡng búi trĩ sẽ hoại tử và rụng dần. Cách này gây tê vùng xung quanh hậu môn nên sẽ không gây quá nhiều đau đớn, thời gian phục hồi cũng nhanh chóng.
- Đốt laser trực tiếp: Sử dụng nhiệt độ bằng laser sẽ cắt bỏ búi trĩ bằng cách xuyên thấu vào vùng hậu môn. Khả năng cầm máu cao, thủ thuật nhanh chóng và an toàn.
Các thủ thuật chỉ có thể điều trị ở người bệnh lòi dom dạng nhẹ, không hiệu quả khi bị sa búi trĩ nặng.
Phẫu thuật
Tình trạng máu khó không, người đang phải điều trị các bệnh tiêu hoá, người bị lòi dom cấp độ 2 trở nên cần phải thực hiện. Mặc dù hiện nay phương pháp này đem lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn có khả năng tái phát. Một số phương pháp phẫu thuật mà bạn có thể tham khảo dưới đây:
- Phương pháp Longo
Ra đời và phát triển từ những năm 1996 tại Châu Âu. Với nguyên tắc sử dụng một dụng cụ khâu tự động, cắt khoanh niêm mạc nhằm cắt đứt đường cấp máu tới búi trĩ. Được áp dụng để điều trị cho bệnh nhân bị lòi dom độ 2 và độ 3. Ưu điểm của phương pháp này đó là ít đau, thực hiện nhanh chóng và hoàn toàn có thể xuất viện sau 2 ngày. Tuy nhiên cũng có một số hạn chế đối với bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp kèm sa niêm mạc trực tràng.
Phương pháp này đảm bảo an toàn, tuy nhiên cần các bác sĩ có chuyên môn cao, thiết bị hiện đại mới có thể thực hiện. Chi phí thực hiện phương pháp chữa lòi dom này cũng khá cao.
- Phương pháp Doppler – THD
Hiện nay, phương pháp Doppler có thể điều trị lòi dom và trĩ nhanh chóng, không phải chăm sóc quá nhiều. Được tác giả K. Morinaga (Nhật Bản) đưa ra từ 1995, nhằm xác định động mạch trĩ nhờ siêu âm và khẩu thắt động mạch.
- Phương pháp trị lòi dom Milligan Morgan
Được thực hiện lần đầu tiên năm 1937, phương pháp phẫu thuật trị lòi dom Milligan Morgan tác động vào từng búi trĩ riêng biệt, tránh làm hậu môn bị teo hẹp sau phẫu thuật. Theo PGS. TS Nguyễn Anh Tuấn – Phó viện trưởng viện phẫu thuật Tiêu hoá của Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 cho biết: “ Kỹ thuật cắt trĩ bằng Milligan Morgan có tỷ lệ tái phát thấp nhất chỉ chiếm 5 – 7%, hạn chế tối đa tổn thương ở niêm mạc hậu môn và trực tràng. Người bệnh không phải lo lắng tới vấn đề nhiễm trùng, hay chăm sóc hậu phẫu thuật. “
Phương pháp này có thể chữa lòi dom phức tạp, lâu năm và không chảy quá nhiều máu. Chi phí thực hiện hoàn toàn phù hợp với mọi đối tượng.
Có nhiều phương pháp phẫu thuật đem lại kết quả cao, nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể thực hiện. Để biết chính xác, người bệnh nên tới cơ sở y tế để bác sĩ tư vấn liệu trình phù hợp cho bạn.
Lòi dom nên ăn gì, kiêng gì?
Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh trĩ. Nếu ăn uống khoa học, đúng cách sẽ tránh làm bệnh nặng hơn, giúp việc điều trị đạt kết quả tốt.
Người bệnh nên ăn, uống:
- Thực phẩm giàu chất xơ, có nhiều trong rau xanh, hoa quả như rau cải, súp lơ, cà rốt, khoai lang…
- Thực phẩm giúp nhuận tràng, chủ yếu là các loại rau củ như mồng tơi, rau đay, rau dền, rau lang, diếp cá, chuối…
- Thực phẩm giàu chất sắt, với người bị lòi dom kèm ra máu nên bổ sung sắt trong bữa ăn với gan động vật, hạt khô, mộc nhĩ, vừng…
- Dầu thực vật, gồm dầu đậu nành, oliu, dầu hạt lanh… đều tốt cho người bị lòi búi trĩ.
- Uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, súp…
Tránh xa các thực phẩm:
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo
- Thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp.
- Các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng như ớt, hành, sa tế…
- Đồ ăn mặn, đồ ngọt, nước có ga
- Tránh đồ uống chứa nhiều cafein, cồn…
Phòng tránh hiện tượng lòi dom
Nếu không muốn bị lòi dom và gặp các biến chứng nguy hiểm của bệnh, ngay từ sớm mọi người cần chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt, tiến hành phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp sau đây:
- Tránh ngồi cố định một chỗ trong thời gian dài, nên dành thời gian đi lại thường xuyên để giảm áp lực lên trực tràng và hậu môn.
- Khi đi vệ sinh nặng hay nhẹ đều tránh ngồi quá lâu.
- Tránh rặn quá mạnh khi bị táo, đi đại tiện.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm nhuận tràng, uống nhiều nước.
- Khi bị trĩ hạn chế các hoạt động khuân vác nặng.
- Không dùng các loại giấy vệ sinh kém chất lượng, thô ráp để lau chùi hậu môn. Nếu có thể nên dùng nước rửa, khăn bông mềm để lau, thấm khô.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, các bài tập có lợi cho hệ tiêu hóa, đại tràng để tăng cường tuần hoàn máu, giúp quá trình đi đại tiện được trơn tru hơn.
- Thăm khám, điều trị bài bản bệnh trĩ ở các cấp độ nhẹ, chưa bị sa búi trĩ.
Bệnh lòi dom sẽ cùng nguy hiểm nếu không được khám, chữa kịp thời. Chính vì vậy để tránh bất tiện cùng những ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người hãy chủ động khám, điều trị càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ và điều cần biết