Có nhiều phương pháp thổi xôi được truyền từ đời này sang đời khác, nhưng không nhiều người nắm rõ cách nấu xôi gấc ngon và đủ dinh dưỡng.
Có nhiều phương pháp thổi xôi được truyền từ đời này sang đời khác, nhưng không nhiều người nắm rõ cách nấu xôi gấc ngon và đủ dinh dưỡng.
Xôi gấc là một món ăn quan trọng trong mâm cỗ truyền thống của người Việt. Màu đỏ của gấc không chỉ đẹp mắt mà còn mang đến ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc nên món xôi gấc không thể thiếu trong các dịp quan trọng như cưới hỏi, cúng giỗ hay năm mới. Bên cạnh đó, thành phần beta carotene có trong quả gấc còn mang lại nhiều ý nghĩa về mặt sức khỏe cho con người.
Những lợi ích sức khỏe từ xôi gấc
Quả gấc chứa rất nhiều dưỡng chất nói chung và vitamin nói riêng, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rõ tác dụng của gấc đối với sức khỏe con người. Các hãng dược phẩm lớn trên thế giới miêu tả trái gấc như loại quả đến từ thiên đường và là thần dược cho sức khỏe.
Phòng chống ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Mỹ, hoạt chất lycopen trong cà chua có khả năng phòng chống ung thư cũng như hạn chế tốt sự phát triển các tế bào đột biến. Mặt khác, nghiên cứu của Đại học Califonia đã chỉ ra hàm lượng lycopen trong gấc còn cao gấp 70 lần cà chua. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều hoạt chất khác như vitamin E, carotene… làm vô hiệu hóa 75% các tác nhân gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…
Giảm cholesterol
Gấc được xem là loại thực phẩm tốt dành cho những người có nồng độ cholesterol cao trong máu. Nếu sử dụng gấc thường xuyên, bạn và gia đình sẽ giảm được lượng cholesterol không mong muốn, làm bền thành mạch và chống xơ vữa động mạch. Từ đó, việc phòng ngừa tai biến cũng dễ dàng hơn. Ngoài ra, gấc còn giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, chống các bệnh tim mạch cũng như tăng cường tuổi thọ.
Hỗ trợ hệ miễn dịch và chống lão hóa
Tinh chất curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư xuất hiện trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Ngoài ra, nó còn nâng cao sức đề kháng, thể lực. Bên cạnh tinh chất curcumin, beta carotene ở trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tối đa.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng curcumin có tác dụng chống oxy hóa cao gấp 300 lần vitamin E. Hơn thế nữa, hoạt chất này còn có chức năng xóa bỏ tàn nhang; ngăn ngừa các nếp nhăn; làm cho da hồng hào, mịn màng; chống rụng tóc cũng như giúp tóc nhanh dài hơn, ngăn ngừa béo phì và điều hòa huyết áp.
Ổn định thần kinh
Gấc nổi tiếng với hàm lượng selen, khoáng chất và các vitamin dồi dào trong nó. Đây là những hoạt chất có ích trong việc ổn định hệ thần kinh và có tác dụng chống lại các biểu hiện của bệnh trầm cảm.
Xôi gấc là một món ăn quan trọng trong mâm cỗ truyền thống của người Việt. Màu đỏ của gấc không chỉ đẹp mắt mà còn mang đến ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc nên món xôi gấc không thể thiếu trong các dịp quan trọng như cưới hỏi, cúng giỗ hay năm mới. Bên cạnh đó, thành phần beta carotene có trong quả gấc còn mang lại nhiều ý nghĩa về mặt sức khỏe cho con người.
Những lợi ích sức khỏe từ xôi gấc
Quả gấc chứa rất nhiều dưỡng chất nói chung và vitamin nói riêng, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rõ tác dụng của gấc đối với sức khỏe con người. Các hãng dược phẩm lớn trên thế giới miêu tả trái gấc như loại quả đến từ thiên đường và là thần dược cho sức khỏe.
Phòng chống ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Mỹ, hoạt chất lycopen trong cà chua có khả năng phòng chống ung thư cũng như hạn chế tốt sự phát triển các tế bào đột biến. Mặt khác, nghiên cứu của Đại học Califonia đã chỉ ra hàm lượng lycopen trong gấc còn cao gấp 70 lần cà chua. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều hoạt chất khác như vitamin E, carotene… làm vô hiệu hóa 75% các tác nhân gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…
Giảm cholesterol
Gấc được xem là loại thực phẩm tốt dành cho những người có nồng độ cholesterol cao trong máu. Nếu sử dụng gấc thường xuyên, bạn và gia đình sẽ giảm được lượng cholesterol không mong muốn, làm bền thành mạch và chống xơ vữa động mạch. Từ đó, việc phòng ngừa tai biến cũng dễ dàng hơn. Ngoài ra, gấc còn giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, chống các bệnh tim mạch cũng như tăng cường tuổi thọ.
Hỗ trợ hệ miễn dịch và chống lão hóa
Tinh chất curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư xuất hiện trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Ngoài ra, nó còn nâng cao sức đề kháng, thể lực. Bên cạnh tinh chất curcumin, beta carotene ở trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tối đa.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng curcumin có tác dụng chống oxy hóa cao gấp 300 lần vitamin E. Hơn thế nữa, hoạt chất này còn có chức năng xóa bỏ tàn nhang; ngăn ngừa các nếp nhăn; làm cho da hồng hào, mịn màng; chống rụng tóc cũng như giúp tóc nhanh dài hơn, ngăn ngừa béo phì và điều hòa huyết áp.
Ổn định thần kinh
Gấc nổi tiếng với hàm lượng selen, khoáng chất và các vitamin dồi dào trong nó. Đây là những hoạt chất có ích trong việc ổn định hệ thần kinh và có tác dụng chống lại các biểu hiện của bệnh trầm cảm.
Cách nấu xôi gấc ngon cho ngày Tết
Xôi gấc là một món không thể thiếu vào dịp Tết. Một đĩa xôi gấc ngon tượng trưng cho việc khởi đầu một năm mới thật “đỏ” và tươi sáng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu xôi gấc vừa ngon vừa bổ dưỡng. Hãy để Hello Bacsi bật mí cho bạn một vài bí kíp nhé.
Cách nấu xôi gấc nước dừa
Nguyên liệu
- 1kg nếp Bắc
- 1 muỗng canh đường
- 150ml nước cốt dừa
- 1/2 muỗng cà phê muối
- Một chút rượu trắng
Cách thực hiện
- Sơ chế gạo nếp: ngâm gạo nếp trong 1 đêm, khi ngâm gạo, bạn nhớ cho 1/2 muỗng cà phê muối. Sau 1 đêm, trút nếp ra rổ và xả lại nước.
- Sơ chế gấc: cắt gấc làm hai, lấy hột gấc có thịt đỏ để riêng ra. Bạn bóp đều thịt gấc rồi ướp với rượu trắng cùng ít muối, sau đó trộn nó với nếp đã được sơ chế.
- Tiếp tục trộn hỗn hợp gạo nếp và gấc với nước cốt dừa để tăng vị béo cho món xôi.
- Sau đó, bạn cho hỗn hợp trên vào chõ (một dụng cụ dùng để nấu xôi gồm hai tầng: tầng dưới đựng nước, tầng trên đựng nếp có lỗ nhỏ ở đáy để hơi nước bốc lên làm nếp chín đều) và đặt lên bếp hấp trong khoảng 30 – 45 phút.
- Trong thời gian hấp, thỉnh thoảng bạn hãy mở nắp chõ ngửa lên, lau khô hết nước đọng trên nắp và dùng đũa xới xôi lên để xôi được chín đều.
Cách nấu xôi gấc bằng nồi cơm điện
Nếu nhà bạn không có sẵn dụng cụ hấp xôi, bạn có thể sử dụng nồi cơm điện để thay thế. Nguyên liệu và phương thức thực hiện tương tự như cách nấu xôi gấc nước dừa.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn nên giảm bớt lượng nước cốt dừa trộn với nếp và sử dụng nước dừa tươi để nấu xôi. Phương pháp này giúp xôi vừa có vị béo hấp dẫn vừa có mùi thơm làm tăng hương vị món ăn lên một bậc.
Cách nấu xôi gấc đậu xanh
Có nhiều cô
ng thức làm xôi gấc, trong đó cách nấu xôi gấc đậu xanh được xem là món xôi đơn giản và dễ thực hiện. Sự kết hợp tài tình giữa gấc và đậu xanh tạo nên một món xôi thơm ngon và đầy sức hấp dẫn.
Cách nấu xôi gấc ngon cho ngày Tết
Xôi gấc là một món không thể thiếu vào dịp Tết. Một đĩa xôi gấc ngon tượng trưng cho việc khởi đầu một năm mới thật “đỏ” và tươi sáng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu xôi gấc vừa ngon vừa bổ dưỡng. Hãy để Hello Bacsi bật mí cho bạn một vài bí kíp nhé.
Cách nấu xôi gấc nước dừa
Nguyên liệu
- 1kg nếp Bắc
- 1 muỗng canh đường
- 150ml nước cốt dừa
- 1/2 muỗng cà phê muối
- Một chút rượu trắng
Cách thực hiện
- Sơ chế gạo nếp: ngâm gạo nếp trong 1 đêm, khi ngâm gạo, bạn nhớ cho 1/2 muỗng cà phê muối. Sau 1 đêm, trút nếp ra rổ và xả lại nước.
- Sơ chế gấc: cắt gấc làm hai, lấy hột gấc có thịt đỏ để riêng ra. Bạn bóp đều thịt gấc rồi ướp với rượu trắng cùng ít muối, sau đó trộn nó với nếp đã được sơ chế.
- Tiếp tục trộn hỗn hợp gạo nếp và gấc với nước cốt dừa để tăng vị béo cho món xôi.
- Sau đó, bạn cho hỗn hợp trên vào chõ (một dụng cụ dùng để nấu xôi gồm hai tầng: tầng dưới đựng nước, tầng trên đựng nếp có lỗ nhỏ ở đáy để hơi nước bốc lên làm nếp chín đều) và đặt lên bếp hấp trong khoảng 30 – 45 phút.
- Trong thời gian hấp, thỉnh thoảng bạn hãy mở nắp chõ ngửa lên, lau khô hết nước đọng trên nắp và dùng đũa xới xôi lên để xôi được chín đều.
Cách nấu xôi gấc bằng nồi cơm điện
Nếu nhà bạn không có sẵn dụng cụ hấp xôi, bạn có thể sử dụng nồi cơm điện để thay thế. Nguyên liệu và phương thức thực hiện tương tự như cách nấu xôi gấc nước dừa.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn nên giảm bớt lượng nước cốt dừa trộn với nếp và sử dụng nước dừa tươi để nấu xôi. Phương pháp này giúp xôi vừa có vị béo hấp dẫn vừa có mùi thơm làm tăng hương vị món ăn lên một bậc.
Cách nấu xôi gấc đậu xanh
Có nhiều cô
ng thức làm xôi gấc, trong đó cách nấu xôi gấc đậu xanh được xem là món xôi đơn giản và dễ thực hiện. Sự kết hợp tài tình giữa gấc và đậu xanh tạo nên một món xôi thơm ngon và đầy sức hấp dẫn.
Nguyên liệu
- Nếp cái hoa vàng
- Đậu xanh
- Đường
- Gấc
- Vừng
Cách thực hiện
Sơ chế nếp và đậu xanh
- Bạn bỏ nếp cái hoa vàng và đậu xanh vào hai thau riêng rồi để ngâm qua đêm.
- Sau khi ngâm, bạn vo sạch chỗ nếp và đậu đó rồi xóc với một chút muối tinh.
Sơ chế gấc
- Bổ gấc ra làm đôi, dùng thìa nạo lấy hết phần ruột đỏ ra bát rồi cho thêm một chút rượu trắng vào để hòa lẫn với ruột gấc.
- Bóp đều hỗn hợp trên để lấy riêng phần thịt gấc và bỏ hạt.
- Trộn đều gạo nếp đã ráo nước với phần thịt gấc để các hạt gạo có màu đỏ đều và đẹp.
Thổi xôi
- Cho hỗn hợp nếp và gấc vào chõ và đặt lên bếp hấp trong tầm 45 phút.
- Trong thời gian hấp, bạn hãy dùng đũa tạo một vài lỗ tròn nhỏ trên nếp để nước có chỗ thoát hơi, làm xôi nhanh chín.
- Canh lửa lớn sẽ giúp hạt xôi tơi hơn.
- Khi xôi chín, bạn rắc một chút đường tinh luyện để tạo cho xôi có vị ngọt nhẹ rồi rưới chút dầu ăn. Bạn trộn đều để xôi trông bóng, bắt mắt.
Nấu đậu xanh
- Cho phần đậu xanh vào nồi hấp hoặc nấu chín trong khoảng 25 phút.
- Dùng thìa miết cho đậu xanh có độ nhuyễn khi đậu vẫn còn nóng.
- Thêm một chút đường vừa miệng rồi bỏ lên bếp, vặn nhỏ lửa cho đến khi nồi đậu đặc quánh lại thì tắt bếp, để đậu nguội.
Sau khi hoàn thành, bạn nên đóng xôi gấc vào khuôn cho đẹp. Đầu tiên, bạn rải một lớp xôi, rồi đến một lớp đậu ở giữa. Cuối cùng, bạn rải thêm một lớp xôi nữa và nén chặt tất cả lại rồi lấy xôi ra khỏi khuôn, rắc một chút vừng rang lên trên cho xôi thêm hấp dẫn.
Nguyên liệu
- Nếp cái hoa vàng
- Đậu xanh
- Đường
- Gấc
- Vừng
Cách thực hiện
Sơ chế nếp và đậu xanh
- Bạn bỏ nếp cái hoa vàng và đậu xanh vào hai thau riêng rồi để ngâm qua đêm.
- Sau khi ngâm, bạn vo sạch chỗ nếp và đậu đó rồi xóc với một chút muối tinh.
Sơ chế gấc
- Bổ gấc ra làm đôi, dùng thìa nạo lấy hết phần ruột đỏ ra bát rồi cho thêm một chút rượu trắng vào để hòa lẫn với ruột gấc.
- Bóp đều hỗn hợp trên để lấy riêng phần thịt gấc và bỏ hạt.
- Trộn đều gạo nếp đã ráo nước với phần thịt gấc để các hạt gạo có màu đỏ đều và đẹp.
Thổi xôi
- Cho hỗn hợp nếp và gấc vào chõ và đặt lên bếp hấp trong tầm 45 phút.
- Trong thời gian hấp, bạn hãy dùng đũa tạo một vài lỗ tròn nhỏ trên nếp để nước có chỗ thoát hơi, làm xôi nhanh chín.
- Canh lửa lớn sẽ giúp hạt xôi tơi hơn.
- Khi xôi chín, bạn rắc một chút đường tinh luyện để tạo cho xôi có vị ngọt nhẹ rồi rưới chút dầu ăn. Bạn trộn đều để xôi trông bóng, bắt mắt.
Nấu đậu xanh
- Cho phần đậu xanh vào nồi hấp hoặc nấu chín trong khoảng 25 phút.
- Dùng thìa miết cho đậu xanh có độ nhuyễn khi đậu vẫn còn nóng.
- Thêm một chút đường vừa miệng rồi bỏ lên bếp, vặn nhỏ lửa cho đến khi nồi đậu đặc quánh lại thì tắt bếp, để đậu nguội.
Sau khi hoàn thành, bạn nên đóng xôi gấc vào khuôn cho đẹp. Đầu tiên, bạn rải một lớp xôi, rồi đến một lớp đậu ở giữa. Cuối cùng, bạn rải thêm một lớp xôi nữa và nén chặt tất cả lại rồi lấy xôi ra khỏi khuôn, rắc một chút vừng rang lên trên cho xôi thêm hấp dẫn.
Xem thêm: Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu?