Nghẹt mũi là triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp, khiến người bệnh có cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị sớm thì sẽ dễ lây lan sang các tổ chức khác như: Tai giữa, cổ họng. Vậy nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng này là gì? Cách điều trị cho từng đối tượng như thế nào?
Tại sao bị nghẹt mũi? Đây là biểu hiện của bệnh gì?
Để bảo vệ đường hô hấp trên, tại mũi sẽ xuất hiện những tổ chức lông và chất dịch nhầy. Khi có bụi bẩn hoặc dị vật từ bên ngoài, các tổ chức này sẽ cản trở quá trình xâm nhập vào cơ thể bằng cách tiết thêm dịch nhầy và vón cục chúng trên niêm mạc mũi.
Trong trường hợp hệ thống miễn dịch của đối tượng quá nhạy cảm, dẫn tới mức độ kích thích sẽ tăng lên so với người bình thường. Đặc biệt là khi có sự thay đổi thời tiết hoặc môi trường sống sẽ làm tăng xuất tiết và căng phồng niêm mạc mũi.
Nguyên nhân gây ra nghẹt mũi được xác định trên thực nghiệm các ca bệnh nhân, bao gồm:
Viêm xoang mũi
Các xoang cạnh mũi làm nhiệm vụ chứa không khí và điều hòa hơi thở, khi tổ chức này bị xâm nhập bởi kháng nguyên sẽ dẫn tới tình trạng viêm. Ngoài biểu hiện tức ngực khó thở, viêm xoang còn khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức xung quanh xoang mũi và tăng xuất tiết dịch hô hấp.
Viêm mũi dị ứng
Ở những bệnh nhân có cơ địa thường xuyên dị ứng với dị vật như: Phấn hoa, nước hoa, bụi, nước giặt quần áo,…sẽ tăng sự giải phóng histamin trong cơ thể. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới xuất tiết dịch ở mũi và gây nghẹt thở.
Polyp mũi
Polyp mũi là tình trạng tăng sinh tế bào đột biến tại niêm mạc mũi, khiến quá trình hít thở bị cản trở nhiều hơn. Tuy đây không phải là tế bào ác tính có thể dẫn tới ung thư, nhưng khiến bệnh nhân có cảm giác khó chịu nhiều hơn.
Thay đổi thời tiết
Thay đổi thời tiết là yếu tố nguy cơ làm gia tăng sự nhiễm khuẩn cho cơ thể, đồng thời kích thích sự giải phóng histamin từ lòng mạch. Do vậy chúng ta thường bị nghẹt mũi nhiều hơn vào thời điểm chuyển giao mùa.
Lạm dụng các dạng thuốc xịt
Lạm dụng các dạng thuốc xịt có nguồn gốc corticosteroid hoặc kháng histamin thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ tái diễn tình trạng nghẹt mũi và kèm theo xuất huyết. Do vậy, đối với các bệnh lý đường hô hấp thì không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ để giảm nguy cơ biến chứng.
Như vậy, tình trạng nghẹt mũi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, đối với mỗi nguyên nhân, các triệu chứng và cách điều trị cũng rất khác nhau. Người bệnh nên kiểm tra sức khỏe ngay khi thấy những biểu hiện lạ để được điều trị sớm.
Triệu chứng đi kèm nghẹt mũi
Như đã biết, nghẹt mũi có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý đường hô hấp, cần phải dựa vào các triệu chứng đi kèm để bước đầu xác định nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số triệu chứng thường được thấy cùng tình trạng nghẹt mũi:
- Nghẹt mũi kèm theo chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt xì hơi liên tục là biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng.
- Nghẹt mũi, dịch mũi màu xanh (vàng), ho có đờm kèm theo sốt nhẹ về chiều là biểu hiện của viêm đường hô hấp trên.
- Nghẹt mũi, chảy nước mắt, cảm giác lạnh, đau đầu là biểu hiện của cảm cúm thông thường.
- Ngoài ra, một số trẻ em bị nghẹt mũi còn có biểu hiện toàn thân như: Đau nhức người, mệt mỏi, buồn ngủ, mắt lờ đờ, sốt, rét run, …nếu có tình trạng nhiễm khuẩn nặng.
Chẩn đoán và cách trị khi bị nghẹt mũi
Chẩn đoán bệnh lý làm xuất hiện tình trạng ngạt mũi cần thực hiện theo các bước cụ thể, kết hợp kinh nghiệm thăm khám và kết quả xét nghiệm rồi mới kết luận. Sau đó quá trình điều trị sẽ được chỉ định phù hợp cho từng đối tượng.
Chẩn đoán khi bị nghẹt mũi
Chẩn đoán bệnh khi bị nghẹt mũi được tiến hành như sau:
- Thăm khám tại chỗ: Bệnh nhân sẽ được chuyển vào phòng khám sức khỏe. Sau đó bác sĩ tiến hành đo nhịp thở, trao đổi về triệu chứng liên quan và tiền sử bệnh hô hấp của người bệnh. Dựa trên những nhận định ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm/thử nghiệm khác.
- Soi bệnh phẩm: Mẫu bệnh phẩm được lấy từ dịch mũi hoặc họng của bệnh nhân, sau đó đem soi để kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn nghi ngờ.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra máu cũng được thực hiện khi thấy bệnh nhân có triệu chứng viêm. Lúc này các chỉ số thành phần sẽ có sự thay đổi so với mức độ trung bình, đặc biệt là đại thực bào.
- Nội soi tai – mũi – họng: Thực hiện nội soi
tai – mũi – họng giúp bác sĩ xác định được mức độ tổn thương của đường hô hấp trên, đồng thời thu được hình ảnh polyp hoặc dị vật (nếu có). - Kết luận bệnh: Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ trao đổi về bệnh lý mà đối tượng đang mắc phải. Đồng thời đưa ra những chỉ định về điều trị cho bệnh nhân.
Trị nghẹt mũi bằng mẹo dân gian
Trị nghẹt mũi theo mẹo dân gian có cách thực hiện khá đơn giản, bệnh nhân có thể tự bào chế và sử dụng tại nhà. Đây cũng là biện pháp điều trị triệu chứng nhanh chóng và giúp người bệnh thoải mái hơn. Tuy nhiên, các mẹo này không điều trị được tận gốc bệnh lý, cần phải kết hợp thêm bằng bài thuốc Đông y/Tây y.
Trà gừng
Gừng là vị dược liệu có tính ấm và vị cay, phù hợp với bệnh nhân bị nghẹt mũi do tác dụng co mạch máu và thông thoáng đường hô hấp hiệu quả. Bệnh nhân có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp thêm đường khi sử dụng.
Thành phần: Gừng tươi 100g, đường 50g.
Thực hiện và sử dụng:
- Gừng được rửa sạch, sau đó cắt miếng nhỏ.
- Cho gừng vào cốc thủy tinh, thêm chút đường và nước đun sôi.
- Khuấy đều hỗn hợp rồi cho bệnh nhân uống, lưu ý phải vừa thổi vừa uống thì mới có hiệu quả.
Lá hẹ và đường phèn
Lá hẹ thường gặp trong mẹo dân gian điều trị bệnh đường hô hấp bởi tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm hiệu quả. Bên cạnh đó, việc kết hợp sử dụng thêm đường phèn sẽ tăng hiệu quả quy vào kinh phế, giảm triệu chứng khó thở, ho nhiều…
Thành phần: Lá hẹ 100g, đường phèn 50g.
Thực hiện và sử dụng:
- Lá hẹ rửa sạch, sau đó cắt thành những khúc nhỏ và cho vào bát sứ.
- Thêm đường phèn vào bát và hấp cách thủy trong khoảng 15 phút.
- Chắt lấy phần nước cốt và sử dụng. Mỗi lần uống, bệnh nhân nên dùng 3 thìa cà phê và liên tục 2 lần/ngày.
Nước trầu không
Trầu không là vị dược liệu có tính ấm, có tính sát khuẩn cao khi kết hợp cùng muối trắng. Sử dụng mẹo này sẽ giúp bệnh nhân lưu thông khí huyết, giãn mạch đều và giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi.
Thành phần: Trầu không 10 lá, muối trắng 50g.
Thực hiện và sử dụng:
- Trầu không rửa sạch từng lá, sau đó cắt nhỏ và cho sẵn vào một cốc nước.
- Thêm muối và nước 70 độ C vào cốc, khuấy đều rồi dùng một chiếc khăn mỏng quấn miệng cốc lại.
- Đưa mũi lại gần miệng cốc để hơi nước từ đây bốc lên, làm như vậy dịch mũi sẽ dần loãng ra và chảy ra ngoài lòng mạch. Từ đó giảm ngạt mũi và khó thở nhanh chóng.
Cách chữa nghẹt mũi bằng Đông y
Chữa nghẹt mũi bằng Đông y sẽ kết hợp tác dụng của các vị thuốc cổ truyền, hoặc ứng dụng liệu pháp Đông y như bấm huyệt chữa nghẹt mũi, châm cứu hoặc diện chuẩn có khả năng điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên, không nên dùng cho bệnh nhân bị nghẹt mũi do hen hoặc những tình trạng cấp tính khác.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể đáp ứng những bài thuốc này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa và thời gian sử dụng, do vậy đòi hỏi sự kiên trì từ bệnh nhân.
Bài thuốc 1
Thành phần: Tang diệp, hoàng cầm, ké đầu ngựa, lô căn, sinh chi tử, mạn kinh tử, kim ngân hoa, cúc hoa, bạch chỉ.
Thực hiện và sử dụng:
- Chuẩn bị dược liệu, cho dược liệu vào ấm sắc thuốc cùng 4 bát nước trắng.
- Đun ấm đến sôi, hạ dần nhiệt độ và giữ trong khoảng 20 phút thì dừng.
- Chắt phần nước thuốc ra bát, cho bệnh nhân uống thành 2 lần.
Bài thuốc 2
Thành phần: Ty qua đằng, kim ngân hoa, hoàng cầm, bồ công anh, hoàng cầm, ké đầu ngựa, cát căn, bạch chỉ.
Thực hiện và sử dụng:
- Chuẩn bị đầy đủ dược liệu, sau đó mang đi sắc thuốc.
- Lọc lấy phần nước thuốc, chia thành 2 lần và cho người bệnh uống.
Bài thuốc 3
Thành phần: Thăng ma, diếp cá, ké đầu ngựa, cát căn, bạch chỉ, tân di hoa, xích thược, cát cánh, hoàng cầm, bồ công anh, sinh cam thảo, đương quy vĩ.
Thực hiện và sử dụng:
- Dược liệu được chuẩn bị đúng liều lượng, sau đó mang sắc cùng 3 bát nước.
- Đến khi cạn còn ⅓ thì dừng, chắt thuốc ra bát và cho bệnh nhân dùng ngay.
Chữa nghẹt mũi bằng Tây y
Trong các trường hợp cấp tính hoặc bệnh lý hô hấp nguy kịch, bệnh nhân cần phải thực hiện các phác đồ điều trị Tây y phù hợp. Đây là biện pháp có đáp ứng cao, giảm nhanh triệu chứng cho người bệnh, tuy nhiên cần thận trọng trong chỉ định để giảm tác dụng không mong muốn.
Dưới đây là những thuốc thường dùng trong phác đồ điều trị bệnh lý có biểu hiện nghẹt mũi:
- Thuốc kháng histamin: Levofil, telfast, aerius,…có tác dụng co mạch máu, giảm xuất tiết mũi và giảm nghẹt mũi rất nhanh chóng. Bác sĩ có thể chỉ định vượt liều cho phép trong trường hợp cấp tính, tuy nhiên cần phải theo dõi đáp ứng và những biến chứng sau khi dùng.
- Thuốc kháng viêm corticosteroid: Betamethasone, mekocetin,…thường được dùng kết hợp với kháng histamin để chống viêm tại chỗ, giảm triệu chứng đi kèm trong bệnh lý đường hô hấp.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol, Aspirin, ibuprofen,…được dùng với hàm lượng phù hợp khi bệnh nhân có biểu hiện sốt thất thường, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ.
- Uống thuốc kháng sinh nhóm: Beta Lactam, cephalosporin, macrolid,…thường được dùng khi xác định có nhiễm khuẩn tại mũi hoặc hô hấp trên.
Lưu ý để phòng tránh nghẹt mũi khó thở
Nghẹt mũi khó thở là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau, gây khó chịu cho người bệnh. Để phòng ngừa tình trạng này chúng ta nên:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, nên dùng thực phẩm có nhiều vitamin C như: Cam, chanh, nho, quất, ổi…để tăng đề kháng cho cơ thể.
- Với đối tượng trẻ nhỏ, nên dùng các dạng chế phẩm có chứa hàm lượng lysine cao. Khi sử dụng thường xuyên, bé sẽ tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và có hệ thống miễn dịch tốt hơn.
- Thường xuyên tập luyện thể chất để cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh hơn. Hạn chế làm việc quá sức và nên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi.
- Nên giữ ấm cơ thể khi chuyển giao mùa hoặc đi ra ngoài, đặc biệt là đường hô hấp.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tránh nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời trao đổi về cách sinh hoạt hiện tại với bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp.
- Thực hiện rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% thường xuyên để đẩy chất bẩn ra ngoài, từ đó thông thoáng đường hô hấp hơn.
Nghẹt mũi là tình trạng thường gặp khi có sự thay đổi thời tiết hoặc chuyển giao mùa, do vậy ở những thời điểm này trong năm bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa đã nêu trên. Bên cạnh đó, việc thăm khám và điều trị nên được tiến hành ngay khi có biểu hiện bất thường trên đường hô hấp.
Xem thêm: Nứt kẽ hậu môn : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị