Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Nứt kẽ hậu môn : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chấn thương, viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng, táo bón, viêm xơ cơ thắt trong hậu môn… là các nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn. Vậy triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị nứt kẽ hậu môn như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề trên. 

I/ Tổng quan về bệnh nứt kẽ hậu môn

Nắm rõ các thông tin về bệnh nứt kẽ hậu môn sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh.

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn: Các thông tin cần biết và cách điều trị

Nứt kẽ hậu môn hay nứt hậu môn xảy ra khi lớp niêm mạc ở hậu môn có vết rách gây đau, thậm chí có thể khiến chảy máu. Đây được xem là một trong những bệnh lý phổ biến gây đau rát hậu môn. Vì vậy bất cứ ai cũng có thể bị nứt kẽ hậu môn. Tuy nhiên, người ở độ tuổi trung niên sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi khoảng vài tuần sau đó nếu tình trạng táo bón được cải thiện. Nhưng cũng có những trường hợp bệnh sẽ chuyển sang mãn tính và cần được điều trị bằng phẫu thuật.

Nguyên nhân

Bệnh nứt kẽ hậu môn do nhiều nguyên nhân gây ra. Sau đây là một số nguyên nhân gây bệnh chủ yếu:

Ngoài ra, yếu tố cơ địa, bị táo bón phải rặn nhiều khi đi đại tiện, quan hệ tình dục bằng đường hậu môn… cũng có thể gây nứt hậu môn. Hãy trao đổi với bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

Triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn

Đi đại tiện thấy đau là một trong những triệu chứng của bệnh nứt hậu môn

Nếu bị nứt kẽ hậu môn, bệnh nhân thường có các triệu chứng sau đây:

Bên cạnh những triệu chứng đã được đề cập, tùy vào cơ địa và mức độ bệnh mà bệnh nhân có thể gặp phải các biểu hiện khác. Thêm vào đó, những triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn thường giống với bệnh trĩ. Do đó, tốt nhất là nên đi khám để được chỉ định cách điều trị chính xác khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường.

Ai có nguy cơ cao bị nứt kẽ hậu môn?

Biến chứng

Chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh sẽ giúp việc điều trị mang lại hiệu quả tốt

Nếu để tình trạng nứt kẽ hậu môn diễn tiến trong thời gian dài, nó có thể gây ra các biến chứng sau:

II/ Chẩn đoán và điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn được chẩn đoán và điều trị bằng các biện pháp sau đây:

Các biện pháp chẩn đoán nứt kẽ hậu môn

*) Khám lâm sàng: 

Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ khám hậu môn cho bệnh nhân. Đưa ngón tay vào hậu môn thấy khó vì sự co thắt của cơ thắt, nhiều trường hợp thấy xơ cứng. Đôi khi bác sĩ chỉ cần yêu cầu bệnh nhân rặn sẽ thấy ngay được các biểu hiện báo hiệu vị trí vết loét như bờ dưới vết loét, búi trĩ xơ hóa, da thừa. Thông qua bước quan sát này có thể phân biệt được vết loét đó là mới hay cũ.

Tuy nhiên, khi khám lâm sàng cũng cần phân biệt được bệnh nứt hậu môn với các bệnh khác như đau trực tràng, đau vùng xương cụt, viêm quanh hậu môn trực tràng, viêm hóc Morgani. Đặc biệt, cần phải phân biệt nứt hậu môn với các vết loét do bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra.

*) Xét nghiệm: 

Việc thực hiện các xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, có thể loại trừ được các bệnh khác như ung thư trực tràng, viêm loét trực tràng… Các biện pháp xét nghiệm thường được chỉ định bao gồm:

Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc bôi để điều trị vết nứt hậu môn

Thông thường, nếu bệnh nhân khắc phục được chứng táo bón hoặc tiêu chảy, bệnh nứt kẽ hậu môn sẽ lành trong khoảng vài tuần. Nhưng sau khoảng 6 – 8 tuần mà bệnh vẫn không khỏi, bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc, thậm chí là phẫu thuật. Cụ thể như sau:

*) Điều trị không phẫu thuật:
Các loại thuốc được chỉ định bao gồm:

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp. Cần bổ sung thêm nhiều chất xơ, uống nhiều nước, vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên. Ngoài ra, hãy ngâm hậu môn với nước ấm khoảng 15 – 20 phút để cơ thắt thư giãn, giúp mau lành bệnh. Bệnh nhân cũng không nên dùng xà phòng để rửa hậu môn vì nó dễ gây kích ứng cho da.

*) Phẫu thuật chữa nứt kẽ hậu môn: 

Trong trường hợp áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa không đem đến hiệu quả, bệnh nhân cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% người bệnh phải tiến hành điều trị bằng phương pháp này.

Những phương pháp phẫu thuật chữa nứt hậu môn được áp dụng phổ biến bao gồm:

Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp sau:

Bổ sung nhiều rau củ tươi cho thể để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho bản thân

III/ Các biện pháp phòng ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho bản thân, các bạn có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp sau đây:

Trên đây là các thông tin mang tính chất tham khảo về bệnh nứt kẽ hậu môn và cách điều trị. Tuy bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, nhưng chúng lại gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, nắm rõ các thông tin về bệnh nứt hậu môn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị và phòng ngừa.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Xem thêm: Nhiễm nấm Histoplasma (vi nấm histoplasma)

Rate this post
Exit mobile version