Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Ngứa da: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh [TỪ A-Z]

Ngứa da là một tình trạng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Ngứa da có thể do tiếp xúc với các tác nhân dị ứng bên ngoài, cũng có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này vá biết cách phân biệt, điều trị và phòng ngừa hiệu quả, người bệnh hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Ngứa da là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Ngứa da không phải là tên một loại bệnh da liễu. Đây thực chất là cảm giác khó chịu ngoài da gây ra các kích thích thần kinh khiến người bệnh muốn gãi. Tình trạng này rất phổ biến, có thể do kích ứng tại chỗ hoặc là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Tùy vào cơ địa mỗi người và thể bệnh mắc phải, cơn ngứa có thể khu trú tại một vùng da hoặc lan tỏa khắp người. Thời gian ngứa có thể dài ngắn khác nhau.

Ngứa da là một triệu chứng gây ra bởi các kích thích thần kinh khiến người bệnh muốn gãi

Có hàng trăm nguyên nhân có thể dẫn tới ngứa da. Các triệu chứng kèm theo cơn ngứa cũng thay đổi theo từng nguyên nhân gây bệnh. Việc xác định chính xác nguyên nhân là cách hiệu quả nhất để điều trị dứt điểm hoặc kiểm soát lâu dài cơn ngứa.

Bị ngứa da có nguy hiểm không? – Về bản chất, ngứa da là một tình trạng khá phổ biến, thường gặp và không gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Tình trạng này chủ yếu khiến người bệnh khó chịu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc hằng ngày. Một số người bệnh bị ngứa kéo dài có thể dẫn tới các vấn đề tâm lý như cáu gắt, dễ kích thích… 

Ngứa da kéo dài và thường xuyên dễ gây ra những triệu chứng của bệnh viêm da thần kinh

Tuy nhiên, gãi ngứa nhiều và kéo dài có thể làm tăng cường độ ngứa và độ nhạy cảm của da. Đây là điều kiện để dẫn tới bệnh viêm da thần kinh Neurodermatitis. Lúc này, vùng da bị ngứa thường xuyên trầy xước, trở nên dày sừng, liken hóa. 

Chuyên gia tư vấn phương pháp chữa bệnh VIÊM DA hiệu quả, KHỎI sau MỘT LIỆU TRÌNH
TTƯT. BSCKII Lê Phương – Giám đốc Chuyên môn Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102 tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả nhất, khỏi sau 1 liệu trình, không tái phát.

Ngoài ra, gãi liên tục còn có thể dẫn đến nhiễm trùng da do vi khuẩn và những vết sẹo thẩm mỹ vĩnh viễn hoặc thay đổi màu da.

Ai thường mắc bệnh? Các triệu chứng nhận biết ngứa da

Bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bị ngứa da. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây có thường có nguy cơ cao hơn:

Ngứa da có thể xảy ra khu trú tại một vùng da nhỏ chẳng hạn như cánh tay, chân, cổ, ngực hoặc bất kỳ bộ phận nào có thể tiếp xúc với tác nhân gây ngứa. Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy ngứa râm ran, lan tỏa khắp cơ thể. Các dấu hiệu nhận biết tình trạng ngứa da:

Đôi khi, ngứa da có thể xảy ra mà không có bất kỳ thay đổi đáng chú ý khác trên da. Thỉnh thoảng các cơ ngứa có thể tồn tại rất lâu trên da và trở nên dữ dội. Người bệnh càng ngứa, càng gãi và càng gãi, càng ngứa, hình thành một vòng luẩn quẩn khó trị dứt điểm nếu không biết nguyên nhân chính xác.

Nguyên gây gây ngứa rát da

Nguyên nhân gây ngứa da có thể đến từ:

Da khô, mất nước là nguyên nhân thường gặp gây tình trạng ngứa, nứt nẻ và bong tróc.

Ngứa da là biểu hiện của bệnh gì?

Ngứa da có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý da liễu hoặc bệnh lý nội khoa. Người bệnh cần cảnh giác với một số bệnh như:

Các bệnh ngoài da

Nấm da dễ gặp ở những người vệ sinh kém hoặc có hệ miễn dịch suy giảm

Bệnh lý bên trong (Bệnh nội khoa)

Tăng đường huyết sẽ gây ra các rối loạn chuyển hóa, gây ra nhiều triệu chứng ngoài da

Ngứa da khi nào cần gặp bác sĩ? Các phương pháp điều trị ngứa da

Nếu có những dấu hiệu sau, người bệnh đừng chần chừ mà hãy đi khám bác sĩ ngay vì có thể bạn đang mắc một bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm nào đó:

Phương pháp điều trị ngứa da tốt nhất là kết hợp cải thiện tình trạng ngứa ngoài da và điều trị nguyên nhân gây ngứa. Chẳng hạn:

Một số phương pháp được dùng trong điều trị ngứa da gồm:

Điều trị ngứa da bằng thuốc Tây

Thuốc điều trị ngứa da được chia thành 2 nhóm:

Nhóm thuốc điều trị triệu chứng

Bao gồm các thuốc được dùng với mục đích giảm ngứa và cải thiện viêm nhiễm ngoài da do ngứa (nếu có):

Các loại thuốc bôi ngoài da giúp làm dịu da, cải thiện tình trạng khô ngứa

Nhóm thuốc điều trị căn nguyên

Nhóm thuốc này được sử dụng phức tạp tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh. Với những căn nguyên gây bệnh khác nhau, những loại thuốc được sử dụng cũng sẽ khác nhau. Do vậy, người bệnh nên đến các cơ sở khám bệnh để được chẩn đoán xác định nguyên nhân gây ngứa và mua thuốc theo đơn của bác sĩ. Không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chữa ngứa da tại nhà bằng mẹo dân gian

Bên cạnh việc dụng thuốc theo hướng dẫn, người bệnh có thể tự cải thiện những cơn ngứa của mình bằng các mẹo sau:

Nha đam chứa nhiều nước, vitamin và các dưỡng chất tốt cho da

Điều trị ngứa da theo Đông y

Đông y có một số bài thuốc trị ngứa da được lưu truyền nhiều đời. Những bài thuốc này sử dụng thảo dược khá an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, hiệu quả bài thuốc tương đối chậm, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng mới có hiệu quả tối đa.

Thuốc đông y có ưu điểm an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng

Bài thuốc 1:

Bài thuốc 2: 

Bị ngứa da nên kiêng gì? Ăn gì? Làm gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trọng việc cải thiện và phòng ngừa tình trạng ngứa da. Với những người bị ngứa da, những nhóm thực phẩm nên và không nên bổ sung dưới đây người bệnh cần nắm rõ.

Bị ngứa da nên ăn gì?

Kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm có thể kích thích các phản ứng dị ứng, làm tăng tình trạng ngứa, nổi mẩn đỏ, mụn nước

Nên – Không nên làm gì?

Phòng ngừa

Người bệnh có thể chủ động phòng ngừa tình trạng ngứa da bằng các biện pháp dưới đây:

Hầu hết các tình trạng ngứa da đều không quá nguy hiểm và có thể cải thiện ngay sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp, ngứa da cảnh báo những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như bệnh gan, thận, tiểu đường, tuyến giáp… cần được điều trị sớm. Do vậy, nếu thấy xuất hiện triệu chứng ngoài da bất thường, người bệnh nên đi khám để xác định nguyên nhân chính xác và điều trị tích cực từ sớm, tránh biến chứng.

Xem thêm: Protein niệu

Rate this post
Exit mobile version