Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Nhiễm vi khuẩn HP: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Cách Điều trị

Vi khuẩn HP là chủng vi khuẩn mãn tính tồn tại và phát triển trong dạ dày của con người. Khi dạ dày bị nhiễm vi khuẩn sẽ có mức độ nghiêm trọng và tiến triển phức tạp vì lúc xâm nhập vào cơ thể người bệnh sẽ không phát sinh các triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Nhiễm vi khuẩn HP nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Vi khuẩn HP là chủng vi khuẩn mãn tính tồn tại và phát triển trong dạ dày của con người

Nhiễm vi khuẩn HP là gì?

Nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị tổn thương và viêm do vi khuẩn Helicobacter pylori có mã gen CagA gây ra. Chủng vi khuẩn này có thể tồn tại và phát triển trong dạ dày con người theo cơ chế sản sinh enzyme urease nhằm trung hòa acid dịch vị.

Vi khuẩn HP không tồn tại sẵn trong hệ tiêu hóa mà chủ yếu xâm nhập vào cơ thể người bệnh qua các hoạt động ăn uống, sinh hoạt. Người bệnh khi bị nhiễm vi khuẩn HP cần được tiến hành điều trị sớm và nhất để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Trường hợp không điều trị sớm, vi khuẩn có thể tấn công gây viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản, thủng dạ dày và tăng nguy cơ biến chứng ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP có khả năng kháng thuốc cao, do đó người bệnh trong quá trình điều trị cần tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa để đạt được kết quả tốt nhất và hạn chế tình trạng kháng thuốc.

Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP những nước đang phát triển chiếm hơn 80%. Ở Việt Nam, số trường hợp người trưởng thành nhiễm vi khuẩn này chiếm hơn 70%.

Nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn HP

Nguyên nhân trực tiếp gây ra nhiễm vi khuẩn HP là do Helicobacter pylori tấn công. Sau khi xâm nhập vào dạ dày, vi khuẩn này sẽ bám trên niêm mạc dạ dày và tiết ra các chất hóa để phá hủy lớp dịch nhầy bảo vệ niêm mạc.

Bên cạnh đó, các độc tố do vi khuẩn HP tiết ra còn kích thích dạ dày tăng tiết axit dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày, làm tổn thương niêm mạc nghiêm trọng.

Vi khuẩn Helicobacter pylori có thể tấn công vào dạ dày và gây ra các tổn thương thông qua các đường lây sau:

Đường miệng: Vi khuẩn HP có nguy cơ lây lan từ người bệnh sang người bình thường thông qua các hoạt động ăn uống, dùng chung chén, đũa, thìa, cốc, hôn môn,…Đây là đường lây nhiễm có tỷ lệ cao nhất chiếm đến 90% nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

Nguyên nhân trực tiếp gây ra nhiễm vi khuẩn HP là do Helicobacter pylori tấn công

Đường tiêu hóa: Ăn uống không hợp vệ sinh, không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh cũng là một trong các yếu tố tạo điều kiện vi khuẩn HP xâm nhập và gây bệnh.

Các đường lây khác: Ngoài ra, chủng vi khuẩn này có thể lây nhiễm qua các vật dụng trung gian như dụng cụ y tế, thiết bị nội soi,…Bên cạnh đó, chúng còn có thể tấn công dạ dày khi người bệnh sử dụng nguồn thức ăn và nguồn nước nhiễm khuẩn.

 Vi khuẩn HP được xem là tác nhân chính gây ra các vấn đề về tiêu hóa, tuy nhiên trên thực thế có hơn 70% ca nhiễm vi khuẩn này không phát sinh các triệu chứng lâm sàng. Do đó rất khó để nhận biết được bệnh lý cũng như gây khó khăn trong quá tình điều trị.

Đối tượng dễ nhiễm khuẩn HP

Xét từ nguyên nhân nhiễm bệnh, có thể nhận thấy mọi đối tượng đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP. Theo ước tính của các chuyên gia y tế, trên thế giới có hơn một nửa dân số bị nhiễm vi khuẩn HP.

Con số này chủ yếu ở nhóm đối tượng trên 20 tuổi ở những nước đang phát triển với tỷ lệ chiếm khoảng 50 – 90%. Bên cạnh đó, nhóm đối tượng trẻ em có độ từ 2 – 8 ở các nước đang phát triển cũng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP cao. 

Triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn HP

Hầu hết các trường hợp bị nhiễm vi khuẩn HP thường không có các triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Khi chú ý, người bệnh có thể bắt gặp một số dấu hiệu như:

Hầu hết các trường hợp bị nhiễm vi khuẩn HP thường không có các triệu chứng lâm sàng rõ rệt

Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên hoặc nghi ngờ gặp phải các vấn đề liên quan đến dạ dày, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán, làm xét nghiệm kịp thời.

Nếu chủ quan, không điều trị sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nặng nề, khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.

Nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Nhiễm vi khuẩn HP ở dạ dày tương đối phức tạp và có mức độ nghiêm trọng nên bắt buộc phải điều trị sớm nhất. Việc điều trị kịp thời không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn HP hoàn toàn, phục hồi niêm mạc dạ dày mà còn phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan cộng đồng.

Trường hợp bị nhiễm vi khuẩn HP không điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể gây ra các biến chứng sau:

Viêm loét dạ dày tá tràng: Nếu không được kiểm soát, vi khuẩn HP có thể phá hủy lớp nhầy trong niêm mạc dạ dày, đồng thời kích thích ổ viêm tiến triển và gây viêm loét dạ dày tá tràng. Theo các thống kê cho thấy có hơn 90% trường hợp bị loét tá tràng do vi khuẩn HP gây ra và 75 – 85% trường hợp loét dạ dày do vi khuẩn này gây ra.

Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nặng nề nhất do vi khuẩn HP gây ra. Theo các thống kê cho thấy khi nhiễm vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên từ 2 – 6 lần.

Helicobacter pylori có thể gây ra tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày khiến niêm mạc dần teo lại khiến cấu trúc tế bào bị biến đổi giống với tế bào ở ruột non, sau đó chuyển sang giai đoạn loạn sản và hình thành khối u ác tính (ung thư).

Các biến chứng khác: Ngoài ra, vi khuẩn HP khi xâm nhập vào dạ dày có thể gây ra các biến chứng như thủng dạ dày, trào ngược dạ dày, hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy cấp,…

Bên cạnh các biến chứng nguy hiểm trên, nhiễm vi khuẩn HP còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ăn uống, chuyển hóa chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng sụt cân nghiêm trọng, cơ thể suy nhược, thiếu dưỡng chất. Đồng thời các cơn đau do Helicobacter pylori còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, sinh hoạt và năng suất làm việc bị giảm sút.

Các phương pháp chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP

Sau khi thực hiện chẩn đoán các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành các chẩn đoán cận lâm sàng để xác định nhiễm khuẩn HP, cụ thể như:

Nghiệm pháp thở này thường có thời gian thực nhanh và cho ra kết quả chính xác cao

Xét nghiệm huyết thanh: Xét nghiệm máu sẽ giúp tìm kháng thể của vi khuẩn HP, tuy nhiên trong một số trường hợp có hệ thống miễn dịch kém, khi thực hiện xét nghiệm này không thể tìm thấy kháng thể tương ứng.

Xét nghiệm nước bọt, phân: Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nước bọt và phân mục đích để tìm ra kháng nguyên của vi khuẩn Helicobacter pylori.

Nghiệm pháp thở: Phương pháp này được thực hiện bằng cách cho người bệnh uống dịch dịch ure c13 hoặc c14 và thổi hơi vào thiết bị chẩn đoán. Trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Hp, lúc này men urease ở dạ dày sẽ tác CO2 ra khỏi ure. Nghiệm pháp thở này thường có thời gian thực nhanh và cho ra kết quả chính xác cao (khoảng 30 phút).

Nội soi dạ dày: Nội soi dạ dày là kỹ thuật chẩn đoán giúp xác định các bất thường ở niêm mạc dạ dày và giúp định ổ viêm. Bên cạnh đó, thông qua kỹ thuật này, bác sĩ chuyên khoa có thể sinh thiết mô, nhuộm, test urease nhanh, nuôi cấy để xác định có dương tính với vi khuẩn HP không để từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị nhiễm vi khuẩn HP

Mục đích của việc điều trị nhiễm vi khuẩn HP ở dạ dày giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và làm lành ổ viêm. Đồng thời tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn Helicobacter pylori và ngăn ngừa các biến chứng nặng nề.

Phác đồ điều trị nhiễm vi khuẩn HP

Với các trường hợp được chẩn đoán dương tính với vi khuẩn HP, cần nghiêm túc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Trong thời gian sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần dùng đúng liều lượng, thời gian và tần suất đã được hướng dẫn.

Không tự ý ngưng sử dụng thuốc và tránh dùng thuốc không đều đặn, điều này có thể làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị và kháng thuốc của vi khuẩn HP.

Dưới đây là phác đồ điều trị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày mà bạn có thể tham khảo:

Phác đồ tiêu trừ vi khuẩn HP lần I:

Phác đồ 3 loại thuốc cơ bản:

Phác đồ nối tiếp:

Phác đồ dùng 3 loại thuốc cho đối tượng sử dụng kháng sinh Clarithromycin trong thời gian gần:

Với các trường hợp được chẩn đoán dương tính với vi khuẩn HP, cần nghiêm túc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa chỉ định

Phác đồ 3 loại thuốc áp dụng cho đối tượng không dùng kháng sinh Clarithromycin trong thời gian gần đây:

Phác đồ dùng 4 loại thuốc có Bismuth trong 14 ngày:

Phác đồ dùng 4 thuốc không có Bismuth 10 ngày:

Phác đồ tiệt trừ vi khuẩn HP lần II:

Phác đồ điều trị cứu vãn:

Phác đồ này sẽ được chỉ định khi cả phác đồ I và II đều thất bại. Với những trường hợp này, cần tiến hành nuôi cấy vi khuẩn HP và xây dựng kháng sinh phù hợp.

Nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP đều hoạt động yếu ở môi trường acid nên bác sĩ chuyên khoa thường kết hợp với các loại thuốc ức chế bài tiết acid dịch vị.

Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng các loại thuốc làm giảm dịch tiết axit có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Loãng xương, nhiễm khuẩn đường ruột, thiếu hụt chất dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, táo bón,…

Áp dụng các biện pháp hỗ trợ 

Bên cạnh sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị từ bác sĩ chuyên môn, người bệnh cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ giúp kiểm soát các triệu chứng tốt hơn, hỗ trợ quá trình điều trị đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ điều trị nhiễm vi khuẩn HP:

Kiêng ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, chứa nhiều axit

Các biện pháp phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP

Tình trạng nhiễm vi khuẩn HP có thể tái lại nếu không có các biện pháp phòng ngừa. Do đó, sau khi tiến hành điều trị, người bệnh cần kết hợp thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái phát. Cụ thể như:

Nhiễm vi khuẩn HP là tình trạng khá phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh thường không được biểu hiện rõ ràng. Do đó người bệnh cần tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bất thường ở hệ tiêu hóa. Việc điều trị bệnh kịp thời sẽ hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm đồng thời ngăn bệnh tái phát hiệu quả.

Nguồn: https://vimed.org/nhiem-vi-khuan-hp-3171.html

Xem thêm: Vôi hóa cột sống uống thuốc gì? – TOP thuốc tốt nhất hiện nay

Rate this post
Exit mobile version