Bên cạnh việc thăm khám điều trị thì chế độ ăn uống, thực đơn dinh dưỡng cần thiết cũng được coi là một trong những liều thuốc, biện pháp để chữa bệnh dạ dày hiệu quả, thành công.
Vậy bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người đang rất tò mò vì thắc mắc và mong muốn nhận được lời giải đáp thật cụ thể, chi tiết.
Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm được nhiều thông tin hữu ích và thú vị về thực đơn cho người đau dạ dày nhé.
Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì
Đau dạ dày có nên ăn chuối
Nhiều người cho rằng: chuối không hề tốt cho người bị đau dạ dày nhưng thực tế, đây lại là loại trái cây hàng đầu và rất thân thiện với dạ dày.
Bởi chuối không những giúp trung hòa lượng acid còn dư thừa bên trong dạ dày mà nó còn làm giảm nguy cơ viêm, sưng tấy đường ruột rất hiệu quả.
Đặc biệt, trong mỗi một trái chuối còn rất giàu hàm lượng kali – một khoáng chất hỗ trợ cho việc bình ổn dạ dày, giảm chứng ợ chua đồng thời trung hòa cân bằng lượng nước đều đặn cho cơ thể.
Do đó, ăn chuối chính là một cách tăng cường năng lượng tràn trề sức sống và giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn mang đến các tác động tốt cho bệnh đau dạ dày.
Cần chú ý là nên ăn chuối khi bụng no, sau bữa ăn chính nửa tiếng là tốt nhất không được ăn khi bụng đói. Tiếp theo nên ăn chuối sứ chuối tây, chuối cau…không nên ăn chuối tiêu
Khoai lang
Đây là loại củ chứa nhiều tinh bột, nó không chỉ giúp nhuận tràng, chữa được trĩ mà còn rất tốt cho người bị bệnh đau dạ dày.
Bệnh nhân có thể ăn khoai lang luộc, nấu soup hoặc cháo đều tốt cho sức khỏe mà lại dễ ăn và có hương vị thơm ngon, hấp dẫn.
Đu đủ
Tương tự như chuối, đu đủ cũng là một loại trái cây rất thân thiện và quen thuộc với dạ dày.
Đu đủ không những giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm các triệu chứng táo bón khó tiêu mà còn hỗ trợ rất tích cực trong việc giảm đau dạ dày rất hiệu quả.
Cụ thể:
Bệnh nhân có thể dùng khoảng 2-3 quả đu đủ để mang đi ép lấy nước uống, chia ra làm 3 phần và uống đều đặn mỗi ngày 3 lần.
Hoặc còn một cách khác chính là, lấy 30g đu đủ + 30g táo tây và mang đi sắc lấy nước uống hàng ngày.
Tuy nhiên, bài thuốc đau dạ dày này chỉ có tác dụng giảm đau chứ không được dùng để chữa trị bệnh nên người bệnh không nên lạm dụng quá nhiều để ảnh hưởng ngược lại đến dạ dày.
Táo
Lớp vỏ táo chứa pectin – một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước nên có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn đồng thời cũng rất hữu ích với người bị táo bón.
Bên cạnh đó, táo còn có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy và cung cấp thêm kcal cho cơ thể.
Do đó, để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với các cơn đau dạ dày, người bệnh có thể sử dụng táo làm nước uống sinh tố hoặc món mứt táo thơm ngon.
Gừng
Ít ai biết rằng, gừng không chỉ là một loại gia vị thơm ngon thường xuyên xuất hiện trong gian bếp của mỗi gia đình mà đây nó còn có rất nhiều tác dụng với y học.
Gừng có tính cay, vị ấm, có tác dụng long đờm và có chất kháng viêm, chống oxy hóa nên được coi là phương thức giúp giảm đau dạ dày rất hiệu quả.
Cách áp dụng đơn giản nhất là bạn chỉ cần thái vài lát gừng cho vào tách trà uống trong mỗi buổi sáng hoặc buổi tối. Hiệu quả hơn là nên dùng với trà xanh.
Trong lúc đau dạ dày mà xuất hiện ly trà gừng ấm giúp giữ ấm vùng bụng thì vô cùng tuyệt vời.
Đau dạ dày nên ăn rau gì
Cải bó xôi
Cải bó xôi là thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.
Đặc biệt là chất scellulose sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hệ bài tiết dễ dàng hơn rất nhiều.
Vì vậy, người bị bệnh đau dạ dày nên bổ sung rau cải bó xôi vào các bữa ăn hàng ngày của mình, bằng một số phương pháp chế biến khác nhau như salad cải bó xôi, nấu canh cải với thịt băm…
Bắp cải
Cũng giống như cải bó xôi, bắp cải là một trong những loại rau củ quả cung cấp vitamin K và vitamin U vô cùng dồi dào, giúp hỗ trợ bệnh đau dạ dày rất hiệu quả.
Bởi nó không chỉ giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa mà còn làm lành các vết loét ở niêm mạc dạ dày nhanh hơn.
Bệnh nhân có thể thay đổi món bắp cải luộc hàng ngày bằng món bắp cải cuộn thịt, salad bắp cải hoặc nước ép bắp cải… để dễ ăn hơn.
Bên cạnh đó những rau củ quả có màu đỏ và rau có màu xanh đậm đều rất tốt, bạn nên thường xuyên bổ sung vào bữa ăn hằng ngày.
Đau dạ dày uống gì
Nước dừa
Sau nước tinh khiết thì nước dừa cũng là một loại chất lỏng rất tốt cho sức khỏe.
Bởi đây là món nước uống có chứa nhiều các chất điện phân, canxi, kali, magie… và các chất khoáng cho cơ thể, giúp giảm các vấn đề về tiết niệu cũng như tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột hiệu quả.
Uống nước ép bắp cải cà rốt
Uống mật ong
Những thực phẩm sau cũng rất tốt cho người bị đau dạ dày
Thực phẩm giàu tinh bột
Món bánh mì hay bánh mì nướng sẽ làm sản sinh ra thêm các acid trong dạ dày khiến cho người bệnh cảm thấy dễ chịu thoải mái hơn vì món ăn này cũng không chứa quá nhiều chất béo.
Thế nhưng, mọi người cần lưu ý là nên tránh kết hợp bơ hay mứt mỗi khi ăn với bánh mì cho đến khi dạ dày của bệnh nhân làm việc tốt hơn.
Ngoài bánh mì nướng, người bệnh đau dạ dày cũng nên ăn xôi, cơm, khoai lang….
Sữa chua
Tương tự như quả chuối, đa số mọi người đều nghĩ rằng sữa chua lên men cũng không hề tốt cho dạ dày một chút nào, nhưng không phải vậy vì thực chất nó lại có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa.
Vì trong sữa chua có thành phần giúp tăng lượng vi sinh bên trong ruột, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt và giảm bớt các triệu chứng như khó chịu, đầy bụng, ợ hơi…
Tuy nhiên, người bệnh nên ăn món thực phẩm thơm ngon bổ dưỡng này sau bữa chính khoảng 30 phút bởi lúc này mới là thời điểm để men vi sinh hỗ trợ tốt nhất cho hệ tiêu hóa.
Bệnh nhân nên dùng loại sữa chua ít đường hoặc không đường để tốt cho dạ dày hơn là những loại nhiều đường và giàu chất hương liệu.
Đặc biệt, lưu ý là món sữa chua đóng thành đá – món ăn khoái khẩu được rất nhiều người ưa chuộng nhưng lại không hề tốt cho người bị đau dạ dày vì nó sẽ khiến cho bạn cảm thấy rất khó chịu.
- Những cách chữa bệnh đau dạ dày tại nhà hiệu quả cao nhất 2019
Đau dạ dày kiêng ăn gì
Bên cạnh những món ăn để trị bệnh đau dạ dày hiệu quả như trên thì người bệnh cũng cần phải biết phòng tránh một số loại thực phẩm không tốt cho căn bệnh này như sau.
Thực phẩm cay
Các gia vị cay sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày và khiến cho chứng viêm dạ dày trở nên nặng hơn.
Không chỉ vậy, các thực phẩm cay còn gây kích ứng dạ dày, làm những vết viêm trong bộ phận này trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến các vết loét.
Do đó, nếu bạn có dạ dày đã yếu thì nên tránh ăn quá cay để bảo vệ sức khỏe dạ dày tốt hơn.
Các thực phẩm từ sữa chứa nhiều đường
Thực phẩm từ sữa có chứa lactose là một món ăn không phù hợp với bệnh nhân bị đau dạ dày.
Bởi đối với một số người, không dễ dàng để dung nạp và tiêu hóa lactose sau khi ăn sẽ dẫn đến bị đầy hơi bụng.
Đặc biệt, nếu bệnh nhân uống quá nhiều lactose thì sẽ khiến cho các bệnh về liên quan đến hệ tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn.
Do đó, mỗi khi uống sữa mà xuất hiện các triệu chứng khác thì mọi người nên tránh xa các sản phẩm từ sữa.
Nhất là khi đói thì càng không nên uống sữa, bởi nó sẽ gây hại dạ dày nhiều hơn.
Các loại đậu
Đa số các loại đậu đều có chứa một loại đường thuộc nhóm carbs và có tên gọi là FODMAPs.
Đối với người khỏe mạnh, FODMAPs chỉ cung cấp nhiên liệu cho các vi khuẩn tiêu hóa có lợi và không gây ra bất kỳ vấn đề nào.
Thế nhưng, đối với những người có vấn đề về tiêu hóa hoặc bị đau dạ dày thì một loại khí khác được hình thành trong quá trình lên men sẽ gây ra sự đầy hơi, khó tiêu, đau bụng và thậm chí là tiêu chảy.
Đặc biệt, đậu nành, đậu tương, đậu Hà Lan… hay các sản phẩm chế biến từ đậu tương như sữa đậu sẽ có chứa carbohydrat phức hợp, khiến cho acid trong dạ dày bị dư thừa dẫn đến dễ bị đầy hơi.
Do đó, nếu đã bị đau dạ dày thì cũng không nên ăn quá nhiều đậu cùng lúc.
Nếu muốn ăn thì chỉ nên thưởng thức mỗi lần một ít để đậu tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn, đặc biệt là không gây hại cho dạ dày cũng như hệ tiêu hóa.
Hoặc để hạn chế việc này thì bệnh nhân có thể ngâm các hạt đậu khô qua đêm trước khi sử dụng để chúng mềm hơn.
Thực phẩm giàu chất béo
Những món ăn giàu chất béo thường gây ra sự kích thích co thắt đường tiêu hóa, dẫn đến chậm quá trình tiêu hóa và di chuyển thức ăn trong dạ dày, từ đó làm tăng bệnh táo bón.
Cùng với đó, thực phẩm này sẽ khiến cho khả năng vận động của hệ tiêu hóa nhiều hơn, mệt mỏi và hoạt động lâu sẽ dần đến nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy.
Vì vậy, bệnh nhân cần tránh xa việc ăn các thực phẩm giàu chất béo như các loại hạt, thịt và pho mát…
Các chất kích thích
Không chỉ riêng gì bệnh đau dạ dày mà đối với tất cả các bệnh, những chất kích thích như rượu bia, cà phê đặc, trà đặc, thuốc lá… đều được liệt vào danh sách cấm.
Bởi nó chỉ khiến cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn mà thôi.
Còn nếu không kiêng cữ gì thì các chất kích thích ấy có nguy cơ làm thủng dạ dày hay chảy máu dạ dày rất nguy hiểm.
Cho nên, tốt nhất nên tránh xa những đồ uống trên.
Đồ ăn thức uống lạnh
Thông thường, bệnh nhân bị đau dạ dày có chức năng tiêu hóa rất kém. Vì thế, khi ăn lạnh hệ tiêu hóa dễ bị kích thích và hoạt động mạnh hơn khiến bệnh ngày càng trầm trọng.
Đặc biệt, ngay sau mỗi bữa ăn cũng không nên uống thức uống lạnh.
Vì khi ấy, thức ăn chưa được hệ tiêu hóa hấp thu mà nó còn tồn tại trong dạ dày.
Nếu bạn uống đồ lạnh vào sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu quá mức đồng thời làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác và cản trở quá trình hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.
Không những vậy, nước lạnh còn làm loãng dịch dạ dày và dễ kích thích nhu động đường hệ tiêu hóa và niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thế, dễ gây ra bệnh tiêu chảy và viêm dạ dày.
Cho nên, đồ ăn thức uống lạnh là những thứ người đau dạ dày không nên ăn.
Món ăn lên men có độ acit cao và hoa quả có vị chua
Ví dụ như dưa muối, cà muối… hoặc trái cây chua là chanh, quất, cam, quýt..
Bởi khi sử dụng những thực phẩm trên, người bị bệnh đau dạ dày sẽ có nguy cơ gặp những triệu chứng bất lợi và dẫn đến nguy hiểm cho tình trạng của dạ dày như ợ nóng, khó tiêu, chướng bụng…
Do đó, tuyệt đối bệnh nhân không nên ăn các món ăn này.
Một số lưu ý dành cho người bị đau dạ dày trong việc ăn uống.
Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm có lợi cũng như đưa ra một số thực phẩm cần kiêng cữ cho bệnh đau dạ dày ở trên thì người bệnh cũng cần chú ý một số điều sau để đẩy lùi các triệu chứng đau dạ dày hiệu quả hơn.
1) Đồ ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm để làm giảm áp lực hoạt động cho chức năng tiêu hóa ở dạ dày.
Một số món ăn luộc, hấp, om sẽ giúp người đau dạu dày dễ tiêu hóa, hấp thu hơn các món xào, rán.
2) Không nên ăn quá no bởi ăn no sẽ khiến dạ dày phồng căng, tiết ra nhiều acid gây đau.
Nên chia các bữa ăn làm nhiều lần trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa acid.
3) Nên ăn chậm, nhai kỹ vì việc nhai thật kỹ thức ăn có thể làm giảm sức ép lên dạ dày và nước bọt tiết ra cũng sẽ làm giảm acid.
4) Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi kết hợp phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày thông thường với các biện pháp trị liệu tự nhiên.
5) Tránh để tinh thần bị căng thẳng quá mức vì nó có thể khiến cho các vết viêm, loét trong dạ dày thêm tiến triển xấu.
6) Sau khi ăn xong không nên lao động, chạy nhảy ngay.
Mong rằng với những thông tin đầy đủ, bổ ích mà bài viết đã cung cấp về vấn đề bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì thì mọi người sẽ có thêm thật nhiều kiến thức thú vị để phòng ngừa, điều trị bệnh.
- Viêm Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không Có Lây Không [2019] Bác Sĩ Tư Vấn
Xem thêm: Top 13 bài tập tốt cho người viêm khớp dạng thấp hiệu quả cao dễ thực hiện