Nổi mụn nước ngứa ở tay là một trong những vấn đề về da khá phổ biến. Đây có thể là dấu hiệu đặc trưng của nhiều bệnh lý da liễu khác nhau thường bộc phát do các tác nhân dị ứng từ thời tiết, môi trường, hóa chất… Tình trạng này không quá nguy hiểm, tuy nhiên lại gây không ít sự khó chịu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nổi mụn nước ngứa ở tay là bệnh gì? Điều trị như thế nào hiệu quả?
Nổi mụn nước ngứa ở tay là bệnh gì?
Mụn nước được định nghĩa là những cấu trúc nổi gồ ghề lên trên bề mặt da, bên trong các đốm mụn nước này có chứa dịch hoặc mưng mủ nếu mụn nước đã bị bội nhiễm. Những đốm mụn nước này có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, trong đó phổ biến nhất là nổi mụn nước ngứa ở tay.
Tình trạng da liễu này còn có cái tên dân gian là bệnh tổ đỉa, chàm tổ đỉa hoặc tên khoa học là chàm Eczema. Đây là căn bệnh da liễu có tính chất mạn tính, không thể tự phát mà chỉ tái đi tái lại khi làn da tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như thời tiết, môi trường, hóa chất…
Nguyên nhân gây ra nổi mụn nước ngứa ở tay
Nổi mụn nước ngứa ở tay là vấn đề da liễu phổ biến, dễ dàng bùng phát ở bất kỳ đối tượng nào, từ người lớn cho đến trẻ em. Các đốm mụn nước thường xuất hiện chi chít, mọc san sát trên bề mặt da tay, đặc biệt là ở lòng bàn tay hay tại các kẽ, rìa ngón tay. Nếu những đốm mụn nước này vỡ ra do cào gãi mạnh hay do tác động va chạm làm vỡ mụn nước, làm lây lan dịch tiết sang những vùng da bình thường khác.
Theo các chuyên gia da liễu hàng đầu, tình trạng nổi mụn nước ngứa ở tay không chỉ là dấu hiệu của bệnh tổ đỉa mà còn là biểu hiện của bệnh viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, thủy đậu, zona thần kinh, nổi mề đay, rôm sảy, nhiễm virus Herpes, bệnh tay chân miệng,… Sau đây là một số nguyên nhân điển hình làm khởi phát tình trạng nổi mụn nước ngứa ở tay:
- Suy giảm chức năng gan: Có rất nhiều nguyên nhân làm suy giảm chức năng gan như: có thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn uống không đủ bữa, ăn nhiều thực phẩm có hại như chiên xào dầu mỡ, không ăn rau xanh củ quả, sinh hoạt kém khoa học, thức khuya, ngủ không đủ giấc… đều là những thói quen làm suy giảm chức năng lọc và đào thải độc tố của gan. Sự suy giảm chức năng của gan sẽ được biểu hiện thông qua dấu hiệu nổi mụn nước ngứa ở tay.
- Tiếp xúc với các tác nhân dị ứng: Trong cuộc sống hằng ngày xung quanh chúng ta, có không ít các tác nhân dị ứng từ tự nhiên cho đến hóa học. Trong đó, một số tác nhân phổ biến như lông động vật, khói bụi, phấn hoa, sự ảnh hưởng tiêu cực của các loại mỹ phẩm kém chất lượng, hóa chất tẩy rửa độc hại… Đây đều là những tác nhân dị ứng làm tăng nguy cơ bị nổi mụn nước và ngứa ngáy ở tay. Cơ chế này xảy ra do cơ thể sản sinh histamine để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân dị ứng.
- Do cơ địa da mẫn cảm: Có rất nhiều trường hợp trên da tay người bệnh xuất hiện những đốm nổi mụn nước ngứa là do làn da quá mỏng manh, yếu ớt và có sức đề kháng yếu kém. Những người như vậy thường rất dễ gặp phải các triệu chứng bất thường trên cơ thể, điển hình là tình trạng nổi mụn nước ngứa ở tay.
- Do thời tiết thay đổi đột ngột: Sự thay đổi bất thường của thời tiết từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng kéo dài khiến da không kịp thích nghi với nhiệt độ, độ ẩm từ môi trường. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân thuận lợi khiến vi khuẩn xâm nhập và phát triển trên bề mặt da, khởi phát các đốm mụn nước và ngứa ngáy dữ dội. Tùy theo cơ địa và thể trạng sức khỏe của từng người bệnh mà số lượng mụn nước mọc ít hoặc nhiều.
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, tình trạng nổi mụn nước ngứa ở tay cũng dễ dàng khởi phát khi cơ thể rơi vào tình trạng kiệt sức, căng thẳng, stress kéo dài, ngủ không đủ giấc… Ngoài ra, nếu tính chất công việc của bạn có liên quan đến các tác nhân dị ứng như khí đốt, hầm mỏ, cơ khí, rác thải ngâm tay lâu trong nước,… cũng được đánh giá là các tác nhân dễ dàng làm khởi phát triệu chứng nổi mụn nước.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng nổi mụn nước ngứa ở tay
Tình trạng nổi mụn nước ngứa ở tay rất dễ nhận biết và quan sát bằng mắt thường. Điển hình với các triệu chứng sau:
- Nổi mụn nước chi chít trên lòng bàn tay hoặc kẽ ngón tay, khi sờ vào tạo cảm giác gồ ghề trên bề mặt da. Bên trong những đốm mụn nhỏ này là dịch nước hoặc dịch mủ tùy theo mức độ bệnh có bị bội nhiễm hay chưa.
- Những đốm mụn nước đã phát triển to hơn so với ban đầu thì được gọi là bóng nước. Triệu chứng bệnh thường lây lan khá nhanh nếu các đốm mụn nước vỡ ra.
- Bên cạnh các đốm mụn nước nổi li ti trên bề mặt da thường kèm theo những cơn ngứa ngáy khó chịu, chúng thường bộc phát thành từng cơn và kéo dài nếu không được giảm ngứa đúng cách. Những người thường xuyên dùng tay cào gãi mạnh lên vùng da bị nổi mụn nước, ngứa ngáy không những không làm giảm ngứa ngáy mà còn làm da bong tróc thành từng mảng, ửng đỏ. Thậm chí, nếu quan sát kỹ người bệnh có thể nhìn thấy những nốt nhỏ sần sùi mọc lấm tấm trên lớp biểu bì da.
- Kể từ khi tình trạng nổi mụn nước ngứa ở tay xuất hiện, chỉ sau khoảng 3 – 5 ngày không được điều trị đúng cách sẽ mọc nhiều hơn với kích thước lớn.
- Nếu người bệnh chủ quan, lơ là không điều trị sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, ứ đọng dịch mủ bên trong các đốm mụn nước và biến chứng bội nhiễm, nhiễm trùng.
Biện pháp chẩn đoán tình trạng nổi mụn nước ngứa ở tay
Để chẩn đoán tình trạng nổi mụn nước ngứa ở tay, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng trên bề mặt da. Tuy nhiên, để kết luận chính xác đây là triệu chứng của căn bệnh nào, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện một số các xét nghiệm như:
- Sinh thiết da: Nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy mẫu tế bào da tại vùng da đang bị tổn thương để đem đi phân tích và xét nghiệm. Biện pháp này không có khả năng chẩn đoán chính xác loại bệnh mà nó là dữ liệu quan trọng để bác sĩ loại trừ và chẩn đoán nguyên nhân gây nổi mụn nước ngứa ở tay là do đâu.
- Xét nghiệm dị ứng da: Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm này nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng nổi mụn nước ngứa ở tay xảy ra là do các tác nhân dị ứng.
Điều trị nổi mụn nước ngứa ở tay bằng phương pháp nào hiệu quả nhất?
Tình trạng nổi mụn nước ngứa ở tay có tính chất dai dẳng, dễ tái phát, mỗi khi tái phát lại kéo dài khá lâu. Vì vậy, để điều trị bệnh lý này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như biện pháp khắc phục, mức độ bệnh nặng hay nhẹ và thể trạng của người bệnh. Tùy vào từng trường hợp bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Nếu chưa biết phương pháp điều trị nổi mụn nước ngứa ở tay bằng phương pháp nào, bạn có thể tham khảo 1 trong 4 cách sau:
1. Áp dụng các mẹo chữa nổi mụn nước ngứa ở tay tại nhà
Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng nổi mụn nước vừa khởi phát, không quá phức tạp, bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản tại nhà sau:
Chườm đá lạnh
Tình trạng nổi mụn nước ở tay thường kèm theo những cơn ngứa ngáy dữ dội khiến người bệnh khó chịu. Vì vậy, để cắt nhanh cơn ngứa hiệu quả mà vẫn an toàn, lành tính cho làn da, bạn có thể áp dụng mẹo chườm đá lạnh trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Hơi lạnh từ đá viên có khả năng làm ức chế dây thần kinh cảm giác, giảm ngứa trong thời gian ngắn.
Cách thực hiện
- Rửa tay và làm sạch vùng da bị nổi mụn nước bằng dung dịch sát khuẩn.
- Dùng một chiếc khăn xô mềm bọc lấy viên đá và chườm trực tiếp lên vùng da bị nổi mụn nước, massage nhẹ nhàng và thực hiện cho đến khi đá tan hết.
- Kiên trì áp dụng ngày 2 – 3 lần cho đến khi các đốm mụn nước xẹp hẳn và không còn ngứa nữa.
Chà xát muối biển lên da
Muối biển là nguyên liệu được sử dụng phổ biến hằng ngày và hơn thế nữa muối còn có tác dụng cải thiện hiệu quả tình trạng nổi mụn nước ngứa ngáy ở tay. Bởi theo các chuyên gia da liễu muối biển có chứa các hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên, làm sạch bề mặt da. Tuy nhiên, vài lần đầu khi muối tiếp xúc với da sẽ gây ra cảm giác khó chịu vì đau rát, đến khi tình trạng này đã thuyên giảm thì khi dùng muối sẽ không còn gây ra cảm giác này nữa.
Cách thực hiện
- Vệ sinh tay bằng nước rửa chuyên dụng, dùng băng gạc mỏng thấm nước nóng và đắp lên mụn nước.
- Khoảng 10 phút sau thì dùng tay nặn sạch mụn nước trên tay, sau đó dùng muối biển chà xát nhẹ nhàng lên vết mụn vừa nặn.
- Mục đích của mẹo này là diệt sạch vi khuẩn tại các đốm mụn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
- Khuyến khích thực hiện mẹo này ngày 1 – 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất, phòng ngừa lây lan triệu chứng viêm nhiễm trên da.
Sử dụng kem đánh răng
Kem đánh răng là một trong những sản phẩm mà gia đình nào cũng có. Không chỉ được sử dụng để vệ sinh răng hằng ngày mà kem đánh răng còn được nhiều người tận
dụng để hỗ trợ điều trị tình trạng nổi mụn nước ngứa ở tay hiệu quả. Theo đó, trong kem đánh răng có chứa hàm lượng cao các chất diệt khuẩn, kháng khuẩn, bôi lên da giúp cải thiện nhanh triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
Cách thực hiện
- Vệ sinh vùng da nổi mụn nước ngứa ngáy bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng.
- Lấy một lượng kem đánh răng vừa phải bôi lên vùng da bị tổn thương, massage nhẹ nhàng để sớm đẩy lùi triệu chứng khó chịu ngứa ngáy do nổi mụn nước.
Bôi kem dưỡng ẩm
Để tăng hiệu quả của những mẹo vừa kể trên, đồng thời hỗ trợ giảm khô ráp da, cấp ẩm và xoa dịu cơn ngứa ngáy, người bệnh có thể sử dụng kem dưỡng ẩm. Bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày, dù bạn có bị nổi mụn nước ngứa ở tay hay không đều mang lại hiệu quả rất tốt.
Nếu muốn sử dụng kem dưỡng ẩm, nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm lành tính, an toàn và có nguồn gốc xuất xứ uy tín như Vaseline, Eucerin, Laroche – Posay, Lubriderm, Alavert, Benadryl…
Ngoài kem dưỡng ẩm người bệnh cũng có thể sử dụng các loại tinh dầu chiết xuất từ thiên nhiên có khả năng dưỡng ẩm mạnh như tinh dầu tràm trà, dầu dừa, dầu oliu, tinh dầu hoa oải hương… Nếu da được cấp ẩm, đủ nước sẽ làm tăng sức đề kháng cho làn da, góp phần thúc đẩy những tổn thương trên bề mặt da nhanh chóng.
2. Tận dụng dược liệu thiên nhiên
Vì nổi mụn nước ngứa ở tay là triệu chứng ngoài da nên người bệnh hoàn toàn có thể tận dụng các loại dược liệu tự nhiên để làm dịu da, giảm ngứa và làm xẹp mụn nước hiệu quả. Có thể kể đến một số loại dược liệu tự nhiên phổ biến như:
- Nha đam: Đây là loại dược liệu tự nhiên cực kỳ tốt trong hỗ trợ điều trị các triệu chứng ngoài da. Dùng một cây nha đam tươi, rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ xanh, chỉ giữ lại phần thịt nha đam bên trong, dùng muỗng cạo lấy gel nha đam thoa lên vùng da bị nổi mụn nước ngứa. Kiên trì áp dụng mẹo này cho đến khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn.
- Rau má: Uống nước rau má thường xuyên giúp làm mát, thúc đẩy chức năng thanh lọc, đào thải độc tố của cơ thể, nhờ đó cải thiện hiệu quả triệu chứng nổi mụn nước ngứa ở tay. Rau má mua về rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng rồi xay nhuyễn lọc lấy nước cốt, có thể pha thêm đường hoặc sữa để dễ uống hơn.
- Tỏi: Trong tỏi chứa hàm lượng cao hoạt chất allicin có đặc tính diệt khuẩn, chống viêm và điều trị làm xẹp các đốm mụn nước hiệu quả. Chuẩn bị vài tép tỏi tươi, rửa sạch và ép tỏi lấy phần nước cốt cho vào chén. Cho vào một ít nước sôi để nguội, khuấy đều lên. Vệ sinh vùng da bị tổn thương, dùng tăm bông thấm đều nước cốt tỏi rồi thoa đều lên da, đợi khoảng 5 – 10 phút thì rửa lại bằng nước ấm. Lưu ý không áp dụng mẹo này với những trường hợp mụn nước có kích thước lớn, sưng đỏ, viêm loét.
Lưu ý: Các mẹo chữa nổi mụn nước ngứa ở tay bằng dược liệu thiên nhiên chỉ phù hợp với những trường hợp mức độ bệnh nhẹ, vừa khởi phát không bao lâu và không nghiêm trọng. Nếu bệnh nặng bắt buộc phải được can thiệp điều trị bằng các biện pháp chuyên khoa do bác sĩ chỉ định.
3. Điều trị nổi mụn nước ngứa ở tay bằng thuốc Tây
Biện pháp này thường được bác sĩ chỉ định khi áp dụng các mẹo tại nhà nhưng không hiệu quả. Tùy theo từng trường hợp mức độ tổn thương nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc Tây phù hợp, điển hình như:
- Kem bôi và thuốc mỡ chứa Corticosteroid: Đây là nhóm thuốc điều trị tại chỗ có khả năng làm giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy. Không những vậy, chất kem dễ dàng thẩm thấu vào da và thúc đẩy nhanh quá trình làm lành những tổn thương trên da.
- Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Loại thuốc thuộc nhóm này được sử dụng phổ biến như Elidel, Protopci… Nhóm thuốc này thường được chỉ định sử dụng cho những trường hợp người bệnh không đáp ứng điều trị khi dùng thuốc nhóm Steroid. Tác dụng chính là ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm triệu chứng ngứa. Tuy nhiên, thuốc có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn, nên người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối liều dùng do bác sĩ chỉ định.
- Thuốc kháng sinh: Với những người bị nổi mụn nước ngứa ở tay có dấu hiệu nhiễm trùng da sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng nhóm thuốc này.
Lưu ý: Để đạt được hiệu quả điều trị nổi mụn nước ngứa ở tay bằng thuốc Tây, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị và toa thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều dùng của thuốc hoặc lạm dụng quá mức để tránh khiến tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn.
Ngoài các loại thuốc Tây, trong y học hiện đại còn có biện pháp quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng) để điều trị tình trạng nổ
i mụn nước ngứa ở tay. Đây là phương pháp ứng dụng kỹ thuật hiện đại trong điều trị các bệnh lý da liễu nói chung. Hiệu quả của biện pháp này khá cao, tuy nhiên lại dễ gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn, nặng nhất là gây ung thư da.
4. Điều trị theo phương pháp Đông y
Đông y cũng là một trong những biện pháp được đông đảo người bệnh áp dụng để điều trị tình trạng nổi mụn nước và ngứa ngáy dữ dội trên tay. Biện pháp này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như hiệu quả cao, lành tính, an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng.
Một số vị thuốc Đông y có tác dụng sát khuẩn, tiệt trùng hiệu quả như cỏ mần trầu, uy linh tiên, hương nhu, hùng hoàng… Sử dụng đúng thuốc và đúng liều theo đơn thuốc của bác sĩ giúp đem lại hiệu quả đào thải độc tố trong cơ thể, bồi bổ và kích thích quá trình làm lành các tổn thương trên da hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, phương pháp này còn tồn tại một khuyết điểm là tác dụng của thuốc thường không nhanh như các loại thuốc tân dược. Nếu muốn áp dụng người bệnh cần chuẩn bị tâm lý kiên trì, thực hiện trong thời gian dài mới đạt được hiệu quả như ý muốn.
Hướng dẫn biện pháp phòng ngừa tái phát nổi mụn nước ngứa ở tay
Khi đã xử lý dứt điểm hoàn toàn tình trạng nổi mụn nước, ngứa ngáy, người bệnh không nên không nên chủ quan trong việc chăm sóc phòng ngừa tái phát về sau. Để phòng ngừa tái phát hiệu quả, người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:
- Hạn chế tiếp xúc với nguồn nước bẩn, hóa chất có tính tẩy rửa mạnh, hóa chất công nghiệp độc hại, một số kim loại như coban, niken…
- Nếu bắt buộc phải tiếp xúc người bệnh phải chú ý đeo găng tay cao su nhằm tránh để da tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân dị ứng.
- Vệ sinh tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn, ưu tiên rửa tay bằng nước ấm hoặc nước mát. Tránh dùng nước nóng vì nước quá nóng sẽ làm thay đổi đột ngột độ ẩm của làn da, tránh làm da bị khô vì khô ráo là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nổi mụn nước.
- Bôi kem dưỡng ẩm đều đặn hằng ngày để cung cấp dưỡng chất, độ ẩm cần thiết cho một làn da khỏe mạnh.
- Từ bỏ các thói quen xấu, tiêu cực cho làn da như thức khuya, ăn uống không đủ chất và thay vào đó là chế độ sinh hoạt khoa học, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc. Hạn chế tối đa sử dụng nhiều tinh bột, gia vị cay nóng, chất béo từ dầu mỡ hay các loại chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…
- Đồng thời, nên tạo dựng thói quen tập thể dục đều đặn hằng ngày để duy trì sức khỏe tốt, nâng cao hệ miễn dịch chống lại sự tấn công của mọi bệnh tật.
Tình trạng nổi mụn nước ngứa ở tay không quá nguy hiểm, tuy nhiên người bệnh cũng không nên chủ quan và lơ là trong việc điều trị, chăm sóc. Hy vọng với những kiến thức hữu ích được tổng hợp trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc xử lý nhanh chóng những triệu chứng khó chịu, ngăn ngừa biến chứng và phòng tránh tái phát lâu dài.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh tổ đỉa ở trẻ em: Cách chăm sóc, điều trị, và phòng ngừa
- Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không? Có chữa được không?
- Bệnh tổ đỉa có lây sang người khác không? Lây bằng hình thức gì?
- Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì? 15 thực phẩm cần phải tránh xa
Xem thêm: Ợ chua sau khi ăn là hiện tượng gì? Cách điều trị và những lưu ý cho người bị bệnh lý này