Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Vàng da là hiện tượng thường gặp trong những ngày đầu đời của trẻ sơ sinh, xuất hiện khi lượng bilirubin trong máu bé tăng cao. Theo ước tính, có đến 80% trẻ sinh non và 60% trẻ sinh đủ tháng từng bị vàng da. Tuy nhiên, làm thế nào để phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh? Các bậc phụ huynh cần làm gì để xử lý vấn đề này? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?
Vàng da còn được gọi là hoàng đản, là tình trạng niêm mạc mắt và mô da trẻ sơ sinh bị nhiễm sắc tố vàng khi lượng bilirubin trong máu vượt ngưỡng 17mmol/l. Các chuyên gia cho biết, khi chức năng chuyển hóa bilirubin của gan trẻ chưa kịp hoàn thiện, bilirubin sẽ thấm vào da và các tổ chức liên kết khiến da chuyển thành màu vàng, đồng thời hồng cầu sơ sinh sẽ được thay thế bởi hồng cầu trưởng thành.
Vàng da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện vào ngày thứ hai sau khi sinh và kéo dài khoảng 1 – 2 tuần. Hiện tượng này bắt đầu tại da mặt và lòng trắng mắt bé, sau đó lan rộng đến ngực bụng, quá rốn hay thậm chí vàng da khắp tứ chi. Cuối cùng, tình trạng này sẽ dừng lại tại lòng bàn tay và lòng bàn chân của trẻ.
Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Vàng da ở trẻ sơ sinh bao gồm hai dạng là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Thông thường, vàng da sinh lý sẽ biến mất hoàn toàn sau một thời gian ngắn. Trong khi đó, vàng da bệnh lý khá nguy hiểm, có thể khiến bé co giật, hôn mê. Do đó, cha mẹ cần biết cách phân biệt hai dạng vàng da này để có biện pháp chăm sóc kịp thời và xử lý phù hợp.
Vàng da sinh lý
Vàng da sinh lý là hiện tượng lành tính, xuất hiện sau khi trẻ được 2 ngày tuổi và thường biến mất sau 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ sinh non.
Lúc này, hồng cầu thai nhi sẽ bị phá vỡ và được thay thế bởi hồng cầu trưởng thành. Trong khi đó, vì chức năng gan chưa kịp hoàn thiện nên cơ thể bé không thể lọc bỏ bilirubin trong máu rồi bài tiết ra ngoài. Vì vậy, lượng bilirubin dư thừa này gây ra vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh. Sau khoảng 2 tuần, khi gan đã dần dần hoàn thiện và đủ sức loại bỏ bilirubin, làn da bé sẽ hồng hào trở lại. Như vậy, đây là hiện tượng tự nhiên, bình thường và hoàn toàn không gây nguy hiểm cho trẻ.
Dấu hiệu nhận biết vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh:
- Trẻ bị vàng da ở mức độ nhẹ, chủ yếu ở vùng cổ, mặt, ngực và phía trên rốn, không đi kèm những triệu chứng bất thường như: lừ đừ, thiếu máu, bỏ bú, gan lách to…
- Nồng độ bilirubin trong máu không quá 12mg% đối với trẻ đủ tháng và 14mg% đối với trẻ thiếu tháng.
- Tốc độ tăng bilirubin trong máu không quá 5mg% trong vòng 24 giờ.
- Nước tiểu trẻ màu vàng hoặc màu tối (nước tiểu trẻ sơ sinh thường không màu) và phân màu nhạt.
Vàng da bệnh lý
Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh bắt nguồn từ các nguyên nhân như: trẻ bị bất đồng nhóm máu với mẹ, bị tan máu (do thiếu men G6PD, nhiễm trùng, hồng cầu lưỡi liềm), bệnh gan bẩm sinh (giãn hoặc teo ống dẫn mật), bị xuất huyết dưới da, nhiễm virus bào thai hoặc chậm bài tiết phân su.
Nếu trẻ mắc vàng da bệnh lý thì những triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi bé chào đời. Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết tình trạng này thông qua một số triệu chứng điển hình như:
- Toàn thân (kể cả lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc mắt) đều bị vàng đậm hơn bình thường.
- Vàng da bệnh lý kéo dài hơn, khoảng 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ sinh non.
- Lượng bilirubin trong máu vượt mức bình thường.
- Xuất hiện một số biểu hiện bất thường như: sốt, bỏ bú, co giật hoặc ngủ li bì.
Nếu sau hơn 10 ngày, hiện tượng này vẫn không thuyên giảm mà còn đi kèm các triệu chứng trên thì phụ huynh cần chủ động đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Những trẻ sơ sinh nào dễ mắc bệnh vàng da?
Dưới đây là một số trường hợp trẻ sơ sinh có nguy cơ vàng da cao hơn các trẻ khác:
- Bé thiếu tháng (trước 36 tuần tuổi) dễ bị bệnh này hơn vì lá gan còn non yếu, chưa đủ khả năng đào thải bilirubin hiệu quả như trẻ đủ tháng.
- Trẻ bị bầm tím trong quá trình sinh mổ hoặc sinh nở tự nhiên. Điều này khiến các tế bào máu phân hủy, dẫn đến lượng bilirubin tăng lên bất thường.
- Trẻ bị dị ứng với sữa mẹ hoặc hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ quá cao. Tuy nhiên, nguồn kháng thể dồi dào từ sữa mẹ sẽ giúp bé tăng cường sức đề kháng, từ đó đẩy lùi bệnh tật. Do đó, người mẹ nên cho trẻ bú khi vừa lọt lòng.
- Trẻ bị bất đồng (không tương thích) nhóm máu với mẹ có thể bị vàng da sớm hơn bình thường. Lúc này, cơ thể bé sẽ sản sinh những kháng thể phá hủy tế bào hồng cầu, từ đó làm nồng độ bilirubin gia tăng đột ngột.
Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các bậc phụ huynh không được chủ quan, xem thường tình trạng này.
- Vàng da nhân: Khi nồng độ bilirubin trong máu tăng nhanh, vượt giới hạn cho phép thì gan sẽ không kịp lọc bỏ và đào thải chất này. Lúc đó, bilirubin có thể thấm vào não, khiến não tổn thương và không thể hồi phục. Do đó, nếu đã xác định bị vàng da bệnh lý thì trẻ cần được điều trị dứt điểm trước 7 ngày sau khi sinh nhằm hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương não.
- Bại não cấp tính: Nếu bé bị vàng da đi kèm các dấu hiệu bất thường như: ngủ li bì, khóc nhiều, sốt cao, bỏ bú, mất tập trung… thì gia đình nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của chứng bại não cấp tính. Theo các chuyên gia, bilirubin rất độc hại đối với não bộ. Khi trẻ bị vàng da nặng, chất này sẽ đi sâu vào não và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Khi phát hiện trẻ có một số dấu hiệu sau, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Vàng da xuất hiện sớm, trước 48 giờ sau khi sinh.
- Toàn thân (bao gồm cả lòng bàn tay, lòng bàn chân) đều bị vàng da.
- Vàng da kéo dài trên 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng và trên 1 tuần đối với trẻ đủ tháng.
- Trẻ bị vàng da kèm nhiều triệu chứng bất thường như: sốt, lừ đừ, quấy khóc vô cớ, bỏ bú, phân bạc màu, nước tiểu vàng đậm…
Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết bằng mắt thường, tại nơi có đủ ánh sáng. Do đó, người mẹ cần quan sát da bé hàng ngày. Trong những trường hợp khó nhận biết (da trẻ màu đen hoặc đỏ hồng) thì bạn nên ấn nhẹ ngón cái lên da trẻ trong vòng vài giây, sau đó buông ra. Nếu da bé tại vị trí đó có màu vàng rõ rệt thì trẻ đang bị vàng da sơ sinh. Lúc này, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Để kiểm tra nồng độ bilirubin trong máu, bác sĩ sẽ đo bilirubin qua da bé. Thủ thuật này được tiến hành bằng cách đặt một máy đo ánh sáng trên đầu bé. Với các giá trị thu được, bác sĩ sẽ xác định rằng liệu trẻ có đang mắc chứng vàng da sơ sinh hay không. Nếu kết quả sơ bộ này chỉ ra dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu và vạch ra phác đồ điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Biện pháp xử lý trong trường hợp vàng da sinh lý mức độ nhẹ tương đối đơn giản. Người mẹ chỉ cần cho con tắm nắng hàng ngày trong khung giờ 7:00 – 7:30. Cách làm này không chỉ đẩy lùi vàng da an toàn và nhanh chóng mà còn bổ sung vitamin D và ngăn ngừa nguy cơ còi xương ở trẻ sơ sinh.
Trong trường hợp bé bị vàng da nặng, phụ huynh có thể cân nhắc một trong ba phương pháp điều trị phổ biến sau:
- Chiếu đèn khá an toàn, đơn giản và hiệu quả. Thủ thuật này hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng năng lượng ánh sáng chiếu xuyên qua da, thúc đẩy quá trình chuyển hóa bilirubin tự do trong máu thành những chất vô hại, có thể dễ dàng đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu. Khi tiến hành chiếu đèn, bé sẽ được cởi hết quần áo, che kín mắt và bộ phận sinh dục, sau đó được các chuyên gia điều chỉnh tư thế nhằm tăng cường diện tích da tiếp xúc với ánh sáng.
- Điều trị sợi quang bằng cách bao bọc trẻ trong sợi quang học đặc biệt. Những thiết bị này có thể phát ra ánh sáng, trực tiếp tác động đến làn da bé. Với cách làm này, người mẹ có thể bế và cho trẻ bú như bình thường.
- Thay máu chỉ áp dụng đối với các trường hợp vàng da nặng, sau khi liệu pháp chiếu đèn và điều trị sợi quang thất bại hoặc bé biểu hiện các triệu chứng thần kinh đi kèm. Khi đó, trẻ sẽ nhận được một lượng máu nhỏ từ ngân hàng máu hoặc người hiến tặng. Biện pháp này có tác dụng thay thế tế bào máu tổn thương bằng các hồng cầu khỏe mạnh, từ đó làm tăng số lượng tế bào hồng cầu của trẻ, đồng thời kiểm soát nồng độ bilirubin.
Tóm lại, khi bé xuất hiện dấu hiệu vàng da bệnh lý, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa con em đi khám bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng hướng.
Biện pháp phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh
Để ngăn ngừa tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh, người mẹ cần tự chăm sóc sức khỏe thật tốt trong quá trình mang thai, chủ động khám thai đều đặn theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn nên cho con bú sữa non ngay sau khi sinh và chú ý giữ ấm cho bé, tránh hiện tượng bé bị hạ thân nhiệt, hạ đường huyết và đi phân su sớm, sau khi chào đời. Ngoài ra, mẹ và bé cần ở trong phòng đầy đủ ánh sáng để mẹ có thể dễ dàng theo dõi màu da của trẻ.
Vàng da ở trẻ sơ sinh kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ dẫn đến hiện tượng vàng da nhân, bại não cấp tính, thậm chí tử vong. Do đó, phụ huynh cần thường xuyên theo dõi diễn biến sức khỏe của bé, đồng thời chủ động thăm khám bác sĩ khi con em xuất hiện một số dấu hiệu bất thường.
Xem thêm: Nguyên nhân đau bụng kinh thường gặp & giải pháp khắc phục
Tin mới nhất
- Hội chứng gan thận (HRS) và hướng xử trí hiệu quả nhất
- Lò vi sóng, chảo chống dính – Không an toàn như bạn nghĩ
- Đục thủy tinh thể
- THỰC HƯ bài thuốc chữa viêm xoang cấp, mãn tính HƠN 20.000 người lựa chọn
- Dấu hiệu bệnh gan giai đoạn đầu – Giúp nhận biết sớm
- Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối: Làm sao để chăm sóc hiệu quả?
- Phát hiện lá chữa ung thư giai đoạn cuối
- Nấm lim xanh tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan hiệu quả ra sao?
- Mua nấm lim xanh ở An Giang chữa bệnh ung thư và giá 1kg nấm lim
- Viêm amidan ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả nhất