Vùng kín có mùi khắm nhưng không ngứa là biểu hiện bệnh gì?
Vùng kín có mùi khắm nhưng không ngứa là bệnh phụ khoa thường gặp ở hầu hết mọi phụ nữ. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ khiến bạn mắc phải nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm. Cùng tìm hiểu những biểu hiện của bệnh và từ đó tìm ra cách điều trị thích hợp để bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Vì sao vùng kín có mùi khắm nhưng không ngứa?
Vùng kín có mùi hôi bắt nguồn từ sự thay đổi bất thường của dịch tiết ra ở âm đạo và được gọi là khí hư. Thông thường, khí hư có màu trắng đục và không có mùi hôi. Nhưng nếu khí hư có mùi hôi hoặc có mùi khắm khó chịu thì chắc chắn rằng “cô bé” của bạn đang gặp vấn đề bất thường.
Chất dịch tiết ra ở âm đạo thường có tác dụng để dưỡng ẩm vùng kín, nhằm ngăn ngừa sự phát triển vùng kín trong âm đạo. Nhưng nếu vùng kín đột nhiên có mùi khắm thì chứng tỏ rằng đó là do thói quen sinh hoạt, chăm sóc không đúng cách hoặc mắc phải vấn đề về bệnh phụ khoa nào đó.
Nguyên nhân dẫn đến vùng kín có mùi khắm nhưng không ngứa
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho vùng kín có mùi khắm, và thường xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến vùng kín của bạn có mùi:
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Do thói quen thụt rửa âm đạo quá sâu khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vùng kín. Ngoài ra, sử dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa và thành phần hóa học sẽ khiến cho môi trường âm đạo bị mất cân bằng và gây mùi nặng.
- Do nước tiểu đọng lại vùng kín gây mùi: Vệ sinh không sạch sẽ sau mỗi lần tiểu tiện sẽ khiến cho nước tiểu đọng lại vào vùng kín và khiến cho “cô bé” luôn ẩm ướt, là điều kiện khiến cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
- Thói quen dùng băng vệ sinh quá lâu: Các bác sĩ khuyến cáo nên thay băng vệ sinh tối đa 4 tiếng 1 lần, nhưng do thói quen lười biếng của các chị em đã khiến cho lượng máu xấu đọng lại trên băng quá lâu dẫn đến vùng kín bị bí bách và gây mùi hôi trầm trọng.
- Mặc đồ lót quá chật: Sử dụng đồ lót có chất liệu không thấm hút hoặc mặc quần quá chật sẽ khiến cho vùng kín luôn trong điều kiện ẩm ướt và bí bách. Nhất là vào những ngày nắng nóng, vùng kín sẽ có mùi khó chịu và lâu dần có thể dẫn đến tình trạng mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa
- Do thói quen ăn uống: Sử dụng các loại thực phẩm có mùi hăng nồng như hành, tỏi, măng tây,… sẽ khiến cho khí hư tiết ra chất có mùi hôi khó chịu.
- Rối loạn nội tiết tố: Vùng kín có mùi khắm cũng có thể là do nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi. Thông thường, tình trạng này sẽ thường gặp ở phụ nữ mang thai, sau khi sinh hoặc dị ứng và sự thay đổi thất thường của thời tiết.
- Mắc bệnh phụ khoa: Các chị em đã và đang mắc phải một số bệnh phụ khoa hoặc bệnh lây qua đường tình dục sẽ khiến cho khí hư ra nhiều gây ra mùi hôi, khắm, làm ảnh hưởng đến vùng kín.
- Dùng thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai nhiều lần sẽ khiến cho nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi, từ đó cũng khiến cho khí hư gây mùi khó chịu.
- Nguyên nhân khác: Một số trường hợp bị dị ứng với bao cao su, tác dụng phụ của thuốc tránh thai cũng là nguyên nhân dẫn đến vùng kín có mùi khắm nhưng không gây ngứa.
Vùng kín có mùi khắm nhưng không ngứa là biểu hiện bệnh gì?
Theo các chuyên gia, vùng kín của chị em có mùi khắm nhưng không ngứa là một biểu hiện bình thường. Thế nhưng, nếu tình trạng này kéo dài và kèm theo đó là có một số biểu hiện như: Tiểu buốt, tiểu rắt, khí hư bất thường, đau bụng dưới,… là dấu hiệu cảnh báo mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.
Vùng kín có mùi khắm nhưng không ngứa sẽ là dấu hiệu cảnh báo mắc phải các bệnh lý phụ khoa sau đây:
1. Viêm âm đạo
Hiện nay, theo thống kê, số lượng nữ giới mắc phải bệnh viêm âm đạo đang chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm âm đạo là do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh. Đối tượng mắc phải bệnh này thường là phụ nữ mang thai, giai đoạn tiền mãn kinh hoặc vệ sinh vùng kín kém.
Người mắc bệnh viêm âm đạo sẽ thường xuất hiện những triệu chứng bất thường như sau:
- Vùng kín có mùi hôi khó chịu.
- Dịch tiết ra có màu trắng, xám, xanh, đặc như sữa chua hoặc có hiện tượng nổi bọt.
- Sau khi quan hệ, khu vực âm đạo chảy máu bất thường.
- Tiểu rắt, tiểu buốt và tiểu nóng rát.
- Cảm thấy đau rát sau khi quan hệ tình dục.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, nếu bệnh sớm phát hiện sẽ rất dễ điều trị. Nhưng nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ khiến các chị em phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như: Viêm đường tiết niệu, viêm vòi trứng, viêm lộ tuyến,…
Đặc biệt là đối với các phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, sẽ rất có nguy cơ dẫn đến bị sảy thai, sinh non, hoặc trường hợp trẻ sinh ra sẽ mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp, bệnh về da hoặc bệnh nấm lưỡi,…
2. Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung được cảnh báo là một trong những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh được gây ra bởi sự tấn công của vi khuẩn trong phần ống tử cung, gây ra tình trạng lở loét, sưng tấy và mưng mủ. Bệnh thường xảy ra phổ biến ở nữ giới nằm trong độ tuổi từ 25 – 30 tuổi.
Khi mắc viêm cổ tử cung, bệnh sẽ có những biểu hiện ban đầu như sau:
- Vùng kín xuất hiện có mùi khắm nhưng không ngứa.
- Khí hư tiết ra nhiều, có màu trắng đục, vàng nhạt đôi khi có lẫn máu và đặc như mủ.
- Vùng kín đau dữ dội sau khi quan hệ.
- Vùng xương chậu bị đau rát mỗi khi tiểu tiện.
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Bệnh ở giai đoạn nhẹ có thể gây vô sinh – hiếm muộn, nhưng nếu rơi vào giai đoạn nặng có thể biến chứng thành ung thư cổ tử cung hoặc thậm chí là tử vong.
3. Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu là bệnh viêm nhiễm đường sinh dục gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản như: Tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và khung chậu. Bệnh thường xảy ra đối với các chị em có đời sống tình dục không lành mạnh, mang thai và sau khi sinh.
Một số triệu chứng khi mắc phải bệnh viêm vùng chậu thường gặp ở nữ giới là:
- Khí hư tiết ra nhiều và sẽ có màu trắng đục, màu vàng hoặc màu xám đục.
- Vùng kín có mùi khắm nhưng không gây ngứa.
- Đau quanh xương chậu và đau bụng dưới.
- Sau khi quan hệ tình dục sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu và đau rát.
- Tiết rắt, tiểu buốt, tiểu khó.
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Người bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng như sốt, ớn lạnh.
Nếu để tình trạng kéo dài sẽ khiến cho ống dẫn trứng xuất hiện các mô sẹo làm tắc vòi trứng và có nguy cơ bị vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung.
4. Bệnh lậu
Bệnh lậu là tình trạng mắc bệnh chủ yếu lây qua con đường tình dục do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Đây là một trong những căn bệnh xã hội gây nguy hiểm và hiện nay, số lượng người mắc phải bệnh lậu là vô cùng lớn.
Nữ giới khi mắc bệnh sẽ có những triệu chứng xảy ra sau đây:
- Vùng bụng dưới thường đau âm ỉ.
- Đau rát sau khi quan hệ tình dục.
- Âm đạo chảy máu bất thường.
- Tiểu buốt, tiểu rắt, và tiểu nhiều lần.
- Vùng kín có mùi hôi, khắm nhưng không ngứa.
Khi mắc bệnh, các loại vi khuẩn lậu có thể lây lan vào tử cung hoặc ống dẫn trứng gây ra tình trạng viêm vùng chậu, có nguy cơ vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung. Bên cạnh đó còn đối mặt với nguy cơ bị sảy thai, trẻ sinh ra có thể mắc bệnh lậu hoặc nhiễm trùng máu, lở loét.
5. Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất ở nữ giới hiện nay. Trung bình tại nước ta, cứ có 14 người mắc bệnh sẽ có 7 trường hợp tử vong. Và tình trạng vùng kín có mùi khắm nhưng không ngứa cũng là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư.
Bệnh chủ yếu xảy ra đối với nữ giới đã trải qua quan hệ tình dục. Bệnh được gây ra bởi virus HPV, bản chất của bệnh là sự gia tăng mất kiểm soát của tế bào ở cổ tử cung gây ra các khối u.
Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh ung thư thường khó phát hiện sớm ở giai đoạn đầu. Nhưng đến khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường thì bản thân đã mắc bệnh ở giai đoạn cuối.
Nữ giới mắc bệnh ung thư cổ tử cung sẽ có những triệu chứng bất thường như sau:
- Âm đạo chảy máu bất thường.
- Khi quan hệ tình dục sẽ cảm thấy đau bụng dưới và đau xương chậu.
- Khí hư tiết ra có màu vàng, xanh như mủ hoặc kèm theo máu.
- Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa.
Nếu bắt gặp những triệu chứng bất thường trên, các chị em cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra kịp thời.
Cách chữa vùng kín có mùi khắm nhưng không ngứa
Vùng kín có mùi khắm nhưng không ngứa chủ yếu là do các yếu tố sinh lý trong cơ thể và bệnh lý gây ra. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để điều trị tình trạng này và bạn có thể tham khảo:
1. Sử dụng thuốc Tây y chữa vùng kín có mùi khắm
Thuốc Tây y là một trong những phương pháp điều trị được lựa chọn hàng đầu bởi đặc tính hiệu quả của nó. Điều trị các bệnh về vùng kín theo Tây y thông thường có 3 dạng: Dạng uống, dạng đặt và dạng bôi.
- Thuốc đặt: Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc như Polygynax, Metronidazol,… Thuốc này sẽ mang đến hiệu quả và nhanh thẩm thấu hơn khi sử dụng vào buổi tối trước khi ngủ.
- Thuốc uống: Gồm có Ceftriaxone, Itraconazole,… đây là liều thuốc kháng sinh mạnh có tác dụng tiêu diệt nấm, virus và vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nên các chị em cần thận trọng khi sử dụng.
- Thuốc bôi: Econazole, Trichomonas,… được sử dụng để bôi trực tiếp vào vùng kín và làm giảm ngay các triệu chứng gây ngứa ngáy và khí hư bất thường.
2. Sử dụng thuốc Đông y chữa vùng kín có mùi khắm
Thuốc Đông y giúp chữa vùng kín có mùi khắm cũng rất hiệu quả và được đông đảo chị em tin dùng. Thuốc chủ yếu sử dụng các dược liệu tự nhiên, an toàn có tác dụng điều hóa kinh nguyệt, thanh lọc cơ thể, bổ khí huyết,… Một số bài thuốc điều trị, chị em có thể tham khảo:
Bài thuốc 1: Chữa vùng kín có mùi khắm bằng vỏ lựu
Nguyên liệu:
- Vỏ lựu tươi hoặc khô
- 1 miếng phèn chua
- 2 chén nước
Cách thực hiện:
- Đun sôi 2 chén nước cùng với phèn chua và vỏ lựu. Đun cho đến khi cạn còn 1 chén thì lấy nước cốt để nguội.
- Sử dụng bông sạch thấm vào nước vỏ lựu rồi lau rửa bên trong và bên ngoài vùng kín.
Bài thuốc 2: Chữa vùng kín có mùi khắm từ cây râm bụt
Nguyên liệu:
- 2kg cỏ cây râm bụt
- 3 chén nước
Cách thực hiện:
- Cạo bỏ lớp vỏ ngoài của cây râm bụt rồi thái nhỏ, sao cho vàng sau đó đun cùng 3 chén nước.
- Đun cho đến khi cạn còn 1 chén, lấy nước cốt để nguội. Sử dụng bông sạch thấm vào nước rồi lau bên trong và bên ngoài vùng kín. Thực hiện liên tục trong 5 ngày.
3. Sử dụng mẹo tại nhà chữa vùng kín có mùi khắm
Phương pháp điều trị dân gian thường có khá nhiều nguyên liệu có thể chữa vùng kín có mùi khắm và được áp dụng phổ biến, chẳng hạn:
- Khử mùi hôi vùng kín bằng lá húng quế: Rửa sạch 1 nắm lá húng quế và đem nghiền nát. Sau đó đun sôi phần lá đã nghiền với nước, rồi dùng nước này để rửa khu vực âm đạo.
- Khử mùi hôi vùng kín bằng tinh dầu trà: Trộn vài giọt tinh dầu trà cùng với nước, rồi sau đó thoa 2 giọt vào bên ngoài âm đạo, thực hiện từ 3 – 5 ngày để mang lại hiệu quả.
- Khử mùi hôi vùng kín bằng lá ổi: Rửa sạch 1 nắm lá ổi rồi đem đun sôi cho đến khi nước ngả sang màu vàng. Sau đó chờ cho nước nguội hẳn rồi lau rửa bên ngoài vùng kín, không nên thụt rửa sâu vào âm đạo. Cuối cùng lau khô vùng kín bằng khăn mềm. Thực hiện mỗi tuần 3 lần.
- Khử mùi hôi vùng kín bằng phèn chua: Hòa tan khoảng 20 – 30g phèn chua đã được tán bột cùng với nước nóng và sau đó sử dụng để xông hơi vùng kín. Cần cẩn thận trong quá trình thực hiện vì có thể gây bỏng rát.
Cần làm gì khi vùng kín có mùi khắm nhưng không ngứa?
Bên cạnh việc điều trị, các chị em cũng cần phòng ngừa và chăm sóc vùng kín đúng cách. Để khắc phục tình trạng khí hư xảy ra bất thường và vùng kín có mùi khắm thì các chị em cần lưu ý bảo vệ vùng kín như sau:
1. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Nguyên nhân hàng đầu khiến cho các chị em mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường là chủ yếu do sự chủ quan trong quá trình vệ sinh khu vực nhạy cảm. Để hạn chế mắc phải bệnh phụ khoa hoặc cải thiện tình trạng vùng kín có mùi khắm không gây ngứa thì chị em cần thực hiện việc chăm sóc như sau:
- Không nên thụt rửa âm đạo quá sâu để tránh gây tổn thương vùng kín.
- Vệ sinh vùng kín bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ không chứa chất tẩy rửa.
- Chú ý thay băng vệ sinh 4 tiếng/ lần trong ngày “đèn đỏ”.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia về việc sử dụng các nguyên liệu thảo dược để vệ sinh vùng kín.
2. Chế độ ăn uống khoa học
Xây dựng cho bản thân mình chế độ ăn uống khoa học bằng cách: Ăn uống điều độ hợp lý và bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể chẳng hạn:
- Bổ sung các loại thực phẩm giúp cải thiện mùi hôi vùng kín như: Trái cây, rau xanh, sữa chua,…
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm hăng nồng như: Hành, tỏi, măng tây,…
- Không sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
3. Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh
Tập luyện thể dục thường xuyên, đều đặn cũng góp phần cải thiện tình trạng vùng kín có mùi và ngăn chặn sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại bằng cách đi bộ, yoga, chạy bộ,… Giu1p nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, các chị em cũng nên hạn chế quan hệ tình dục trong giai đoạn này để tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác, cũng như là đảm bảo được vùng kín luôn sạch sẽ.
4. Lựa chọn quần phù hợp
- Đối với quần mặc bên ngoài: Chị em cần lựa chọn các loại quần rộng rãi, thoải mái dễ vận động. Tránh lựa chọn các loại quần quá chật vì sẽ khiến cho vùng kín trở nên bí bách.
- Đối với quần lót: Chị em nên lựa chọn các loại quần có chất liệu khô thoáng, hút ẩm tốt và chọn size quần vừa kích cỡ. Ngoài ra, cũng nên thay quần lót thường xuyên và tránh để quần lót ẩm ướt.
5. Khám phụ khoa định kỳ
Các chị em cần đi khám phụ khoa định kỳ 1 lần từ 3 – 6 tháng và khám tại các cơ sở y tế đảm bảo chất lượng và uy tín. Khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp các chị em kiểm soát, ngăn ngừa hoặc dễ dàng phát hiện ra bệnh để từ đó điều trị dứt điểm.
Bên cạnh đó, các chị em cũng nên đi khám khi cơ thể gặp phải những triệu chứng bất thường như sau:
- Đau vùng chậu hoặc đau vùng bụng dưới.
- Âm đạo chảy máu bất thường.
- Nghi ngờ vùng kín bị nhiễm khuẩn nặng như có mùi hôi, ngứa ngáy.
Nhìn chung, khi vùng kín có mùi khắm nhưng không ngứa là biểu hiện của những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm nếu như để tình trạng luôn kéo dài. Bệnh có nhiều nguyên nhân gây ra, vì vậy các chị em cần tranh thủ đến cơ sở y tế thăm khám nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường từ vùng kín.
Có thể bạn quan tâm:
- Lý do quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín nữ giới
- Phụ nữ bị viêm cổ tử cung có mang thai được không?
- Bài thuốc chữa khô âm đạo Đỗ Minh Đường – “Bí kíp” hết khô rát, tăng ham muốn khi “yêu”
Tin mới nhất
- Nấm lim xanh ở Quảng Nam có công dụng chữa trị những bệnh gì?
- Đánh bại căn bệnh TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY ở tuổi 74 nhờ Sơ can Bình vị tán
- 10 năm bị Gout hành hạ, cuộc sống của chú Hưng “hồi sinh” nhờ bài thuốc thảo dược tự nhiên
- Chữa viêm da tiết bã bằng 5 vị thuốc dân gian cực hay
- Sự thật về ung thư ruột thừa bạn cần biết
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì? Phương pháp điều trị
- Ăn dừa cả vỏ
- Vẩy nến á sừng là gì? Những thông tin hữu ích cần biết
- Điểm danh các loại rau củ cho bé ăn dặm vừa ngon vừa bổ
- Uống Nấm Lim Xanh có tác dụng phụ hay không? nên kiêng gì?