Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Polyp mũi là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Polyp mũi là một trong những triệu chứng thường gặp khi các xoang mũi bị viêm nhiễm và không được điều trị kịp thời. Polyp quá lớn sẽ làm chặn đường mũi và gây ra khó thở, thậm chí là mất đi khứu giác cùng các biến chứng nguy hiểm khác. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây polyp mũi

Theo các nghiên cứu y khoa thì polyp mũi chính là tình trạng xảy ra ở lớp niêm mạc mũi và các xoang gồm 4 khoang trống trên và phía sau mũi. Tuy nhiên, thực chất thì polyp mũi không được xem là một bệnh lý, nói chính xác hơn thì nó là kết quả của việc viêm nhiễm do vi khuẩn, virus, bị dị ứng hoặc do cơ thể phản ứng miễn dịch để chống lại các vi khuẩn.

Các khối polyp hình thành do quá trình viêm nhiễm, dị ứng kéo dài bên trong khoang mũi

Khi tình trạng viêm nhiễm không được khắc phục kịp thời, thậm chí có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn sẽ khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính và làm tăng tính thấm của các mạch máu trong niêm mạc mũi xoang, dẫn đến tích tụ nước bên trong các tế bào. Dưới tác động của trọng lực và trong một thời gian dài khiến các mô bị ứ nước này kéo xuống dưới, kết quả là hình thành nên các polyp.

Đặc điểm của polyp mũi

Đặc điểm của polyp đó là một khối u mềm lành tính, không gây đau nhức phát triển trên niêm mạc mũi hoặc các hốc xoang. Đặc biệt, polyp mũi không phải là khối u ung thư như nhiều người vẫn lầm tưởng. Về bản chất thì nó chỉ đơn thần là một khối mềm, mọng, có màu hồng nhạt, bên trong là các tổ chức liên kết với các tế bào xơ và chứa dịch nhầy, là kết quả của sự thoái hóa cục bộ trong niêm mạc mũi hoặc xoang.

Tuy nhiên, do khi vừa khởi phát thì kích thước của các khối polyp thường rất nhỏ và mềm, không đau nên rất khó để người bệnh nhận biết được bản thân đang mắc bệnh. Theo các chuyên gia thì trong trường hợp những khối polyp nhỏ và mọc riêng lẻ thì sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Ngược lại, nếu khối polyp quá to và mọc ở những vị trí đặc biệt như hốc mũi, hốc xoang hay các khe thì rất nguy hiểm, có thể gây nghẹt mũi thường xuyên và cản trở đường thở.

Polyp mũi là một khối mềm, mọng, có màu hồng nhạt, bên trong có chứa dịch nhầy

Nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng hốc mũi bị giãn rộng, khối polyp bị lòi ra cửa mũi trước và thòng vào cửa mũi sau, hậu quả là làm phá hỏng xương hốc mũi, gây biến dạng hốc mũi.

Các chuyên gia đã phân loại polyp thành các mức độ gồm:

Polyp mũi có nguy hiểm không?

Người bệnh hoàn toàn có thể quan sát các triệu chứng của bản thân và đặc điểm của khối polyp để đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh. Chẳng hạn như đối với những khối polyp nhỏ và mọc đơn lẻ sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Nhưng khi khối polyp phát triển ngày càng lớn, mọc nhiều và đan xen nhau thì có thể gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như:

Khối polyp ngày càng lớn, mọc nhiều có thể gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm

Vì vậy, nếu thấy xuất hiện bất kỳ các triệu chứng nguy hiểm nào thì khuyến cáo người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để kiểm tra và được điều trị kịp thời tránh sự chuyển biến nặng của bệnh.

Quá trình phát triển của polyp mũi

Các khối polyp mũi có thể hình thành khi mà các màng nhầy của hốc xoang và trong đường mũi bị viêm nhiễm. Theo các chuyên gia thì nếu các triệu chứng và dấu hiệu quả bệnh viêm nhiễm hơn 12 tuần thì sẽ hình thành nên polyp. Polyp mũi có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào bên trong mũi, xoang nhưng chủ yếu là ở các vị trí gần các lỗ xoang.

Trong đó, một số yếu tố nguy cơ khác có thể gây ra hình thành polyp mũi hoặc làm tăng sinh polyp do tình trạng nhiễm trùng, dị ứng ngày càng nặng bao gồm:

Ngoài ra, có thể kể đến một số yếu tố nguy cơ khác gồm:

Dấu hiệu nhận biết polyp mũi

Thông thường, nếu niêm mạc mũi xoang bị kích thích và viêm nhiễm kéo dài trong khoảng 12 tuần tức là giai đoạn viêm xoang mũi mãn tính sẽ rất dễ gây xuất hiện các khối polyp mũi. Lúc này, người bệnh có thể nhận biết bằng một số các dấu hiệu sau:

Người bệnh sẽ thường xuyên nghẹt mũi, khó thở, chảy máu cam, đau đầu, giảm thị lực khi xuất hiện các khối polyp trong mũi

Khi nào người bệnh nên đi khám bệnh?

Khối polyp mũi sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm nếu nó liên quan trực tiếp với căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng mãn tính hay viêm xoang cấp…Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì rất nguy hiểm, gây khó khăn cho quá trình điều trị dứt điểm.

Vì vậy, hãy đi khám bác sĩ ngay nếu cơ thể bạn xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

Các biện pháp chẩn đoán polyp mũi

Để việc chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của khối polyp thì bác sĩ sẽ tiến hành việc thăm khám và chẩn đoán dựa trên các yếu tố sau:

Riêng đối với trường hợp trẻ em bị polyp thì cần thực hiện thêm một số xét nghiệm cho bệnh xơ nang phổi. Đây là một bệnh di truyền gây ảnh hưởng đến các tuyến sản xuất niêm dịch, mồ hôi, nước mắt, nước bọt và các dịch tiêu hóa.

Bên cạnh đó, những trẻ nhỏ bị polyp mũi kèm theo tình trạng sổ mũi thì cần được thực hiện bài kiểm tra mức độ dị ứng da để bác sĩ có thêm những thông tin quan trọng cho việc điều trị. Các bài kiểm tra này khá đơn giản và không mất nhiều thời gian, chỉ khoảng 30 phút.

Các phương pháp điều trị polyp mũi

Theo các chuyên gia thì cốt lõi chính của việc điều trị polyp mũi chính là kiểm soát được tình trạng viêm nhiễm vì đây mới chính là nguyên nhân lớn nhất hình thành nên khối polyp. Một khi tình trạng viêm nhiễm đã giảm thì khối polyp sẽ tự teo nhỏ và biến mất theo thời gian.

Hiện nay, các phương pháp điều trị polyp mũi được chia làm 2 phương pháp chính và 1 phương pháp phụ gồm:

Phương pháp 1: Điều trị nội khoa

Đối với biện pháp điều trị nội khoa chủ yếu là dựa vào các loại thuốc có khả năng làm giảm tình trạng viêm nhiễm, tăng luồng không khí đi qua mũi và hỗ trợ làm teo nhỏ khối polyp. Phương pháp này chủ yếu được chỉ định áp dụng đối với các trường hợp khối polyp vừa khởi phát, còn nhỏ và chưa mọc nhiều.

Một số loại thuốc thường được chỉ định sử dụng gồm:

Phương pháp 2: Điều trị ngoại khoa

Khi những khối polyp mũi không có dấu hiệu teo nhỏ mà còn có xu hướng ngày càng lớn hơn mặc dù đã sử dụng rất nhiều loại thuốc điều trị thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc phẫu thuật loại bỏ khối polyp này. Nhất là với những trường hợp người bệnh bị xơ nang phổi kèm theo polyp mũi đề kháng với Corticoid thì phẫu thuật là sự chọn lựa duy nhất.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng khi các loại thuốc không có tác dụng làm teo nhỏ khối polyp

Cách tiến hành phẫu thuật sẽ được quyết định bởi bác sĩ điều trị sau khi đã nắm được vị trí và số lượng chính xác của các khối polyp.

Sau khi khối polyp được cắt bỏ thì người bệnh phải tiến hành điều trị tình trạng viêm bằng cách sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticoid dạng uống để khắc phục tình trạng viêm nhiễm.

Phương pháp 3: Chữa polyp mũi bằng Đông y

Đây là phương pháp phụ hỗ trợ điều trị polyp mũi trong trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ vừa khởi phát. Theo Đông y thì polyp mũi xảy ra là do tình trạng hàn, tà, phong, nhiệt tấn công cùng lúc vào cơ thể. Kèm theo đó là chứng thận hư, can tỳ ứ dẫn đến uy nhược khiến cho tà khí xâm nhập.

Nếu muốn điều trị được bệnh cần phải tác động vào sâu căn nguyên của bệnh, cải thiện chức năng ngũ tạng và cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Các bài thuốc Đông y thường rất lành tính, đảm bảo an toàn do sử dụng các loại dược liệu từ thiên nhiên. Tuy nhiên, nhược điểm của các bài thuốc Đông y trị polyp mũi đó là phải mất nhiều thời gian mới có thể đạt được hiệu quả điều trị.

Muốn điều trị bệnh dứt điểm ngoài tác động sâu vào căn nguyên, nâng cao chức năng ngũ tạng còn cần cải thiện sức đề kháng cơ thể, phòng ngừa bệnh tái phát.

Một số bài thuốc Đông y chữa polyp mũi người bệnh có thể tham khảo thực hiện như:

Bài thuốc bôi

Chuẩn bị: Ngó sen, nhụy sen, tua sen và băng phiến mỗi loại 0,8g.

Cách thực hiện:

Bài thuốc xông mũi

­Chuẩn bị: Giấm táo, gừng và nước sôi

Cách thực hiện:

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thực hiện các bài tập vận hành khí để điều hòa đường thở dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Đông y.

Các biện pháp giúp phòng ngừa polyp mũi

Theo các chuyên gia thì không có cách nào giúp phòng ngừa polyp mũi tuyệt đối được vì polyp mũi có thể do bẩm sinh hoặc phát triển trong quá trình trưởng thành. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa nguy cơ hình thành hoặc tái phát polyp mũi sau khi đã chữa trị bằng các biện pháp sau:

Sử dụng các loại nước muối sinh lý mỗi ngày để làm sạch khoang mũi tránh tình trạng viêm nhiễm

Polyp mũi là tình trạng rất hay xảy ra và là một trong những dấu hiệu cảnh báo các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng…Vì vậy, cần điều trị ngay để loại bỏ các khối polyp mũi trước khi nó gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn.

Có thể bạn quan tâm: Cảnh giác với các biến chứng viêm xoang ảnh hưởng tới mắt

Nguồn: https://ihs.org.vn/polyp-mui-40943.html

Xem thêm: Bệnh tim mạch

Rate this post
Exit mobile version