Ở mỗi nhịp đập, tim sẽ tạo áp lực tác động lên thành mao mạch để đưa lưu lượng hồng cầu đến các bộ phận trong cơ thể. Áp lực này gọi là huyết áp, có thể thay đổi ở nhiều thời điểm trong ngày. Do đó, tình trạng hạ huyết áp thường chỉ xuất hiện thoáng qua và tự khỏi mà không cần điều trị.
Ở mỗi nhịp đập, tim sẽ tạo áp lực tác động lên thành mao mạch để đưa lưu lượng hồng cầu đến các bộ phận trong cơ thể. Áp lực này gọi là huyết áp, có thể thay đổi ở nhiều thời điểm trong ngày. Do đó, tình trạng hạ huyết áp thường chỉ xuất hiện thoáng qua và tự khỏi mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, nếu rơi vào tình trạng huyết áp thấp, bạn sẽ cần sớm được chăm sóc và chữa trị hiệu quả. Điều này giúp hạn chế rủi ro phát sinh những biến chứng ngoài mong muốn, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí là gây tử vong.
Vậy, bệnh huyết áp thấp là gì? Vì sao chỉ số đo huyết áp của một người là giảm xuống đột ngột? Đâu là cách trị huyết áp thấp hiệu quả? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Huyết áp thấp là gì?
Bệnh huyết áp thấp đề cập đến tình trạng áp lực vận chuyển máu của tim thấp hơn đáng kể so với chỉ số huyết áp trung bình (khoảng 120/80mmHg). Đây có thể dấu hiệu cảnh báo cho một số vấn đề nguy hiểm xảy ra ở tim, thận, tuyến giáp và hệ thần kinh thực vật…
Lúc này, các mao mạch có thể co lại, khiến thể tích máu của người bệnh giảm nghiêm trọng.
Chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu?
Hiện nay, không ít người vẫn chưa biết chỉ số huyết áp bao nhiêu là thấp. Để giải đáp thắc mắc này, các bác sĩ đã quy định một người được chẩn đoán mắc bệnh huyết áp thấp khi chỉ số đo huyết áp của người đó thấp hơn 90/60mmHg. Điều này có nghĩa là:
- Chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg
- Chỉ số huyết áp tâm trương không vượt quá 60mmHg
Nguyên nhân huyết áp thấp là gì?
Chỉ số huyết áp của một người có thể tuột xuống đáng kể bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, phổ biến nhất là những yếu tố dưới đây, chẳng hạn như:
Các bệnh về tim
Rối loạn nhịp tim, hở van tim, nhồi máu cơ tim hoặc suy tim là những nguyên nhân hàng đầu gây hạ huyết áp nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do lúc này, tim không còn đủ khả năng để tạo áp lực đẩy máu đi nuôi cơ thể.
Hạ huyết áp tư thế
Một số người có thể bị hạ huyết áp khi đột ngột đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nằm. Nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn thần kinh tự chủ, khiến các tín hiệu truyền đạt giữa tim và não bị lỗi.
Những người dễ bị hạ huyết áp tư thế nhất thường là người cao tuổi hoặc mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường).
Chỉ số huyết áp hạ thấp sau khi ăn
Người cao tuổi, có tiền sử bị tăng huyết áp hoặc mắc bệnh đái tháo đường hay Parkinson có thể sẽ gặp tình trạng hạ huyết áp sau khi ăn, dẫn đến một số triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt… Để giảm thiểu nguy cơ phát sinh vấn đề này, các chuyên gia khuyến nghị mọi người nên cắt giảm lượng đường cũng như tinh bột tiêu thụ, đồng thời chia nhỏ ba bữa ăn chính thành nhiều bữa phụ trong ngày.
Tác dụng phụ của thuốc điều trị
Một số loại thuốc kê toa có nguy cơ gây tác dụng phụ làm giảm chỉ số huyết áp của người dùng. Chúng có thể kể đến như:
- Thuốc chẹn beta và thuốc chẹn alpha
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc trị bệnh Parkinson
- Sildenafil (Viagra) kết hợp với nitroglycerine
Đôi khi, acetylcholine làm giãn mạch máu cũng có thể vô tình khiến huyết áp giảm mạnh, dẫn đến tình trạng lưu lượng máu đến não không đủ, gây chóng mặt và ngất xỉu.
Tác dụng phụ của quá trình gây tê
Hầu hết thuốc gây tê đều làm giãn mạch máu và hạ huyết áp để giảm thiểu rủi ro mất máu trong lúc phẫu thuật. Trong một số trường hợp hy hữu, sau khi ca mổ kết thúc, người làm phẫu thuật có thể vẫn chịu ảnh hưởng của thuốc khiến huyết áp thấp bất thường.
Rối loạn nội tiết tố
Tuyến giáp chịu trách nhiệm sản xuất hormone đóng vai trò kiểm soát một số chức năng trong cơ thể, bao gồm cả nhịp tim và huyết áp. Trong khi đó, nội tiết tố sinh ra bởi tuyến thượng thận có khả năng điều chỉnh các phản ứng căng thẳng. Nếu một trong hai tuyến này gặp vấn đề, bạn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp.
Tuy nhiên, nếu rơi vào tình trạng huyết áp thấp, bạn sẽ cần sớm được chăm sóc và chữa trị hiệu quả. Điều này giúp hạn chế rủi ro phát sinh những biến chứng ngoài mong muốn, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí là gây tử vong.
Vậy, bệnh huyết áp thấp là gì? Vì sao chỉ số đo huyết áp của một người là giảm xuống đột ngột? Đâu là cách trị huyết áp thấp hiệu quả? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Huyết áp thấp là gì?
Bệnh huyết áp thấp đề cập đến tình trạng áp lực vận chuyển máu của tim thấp hơn đáng kể so với chỉ số huyết áp trung bình (khoảng 120/80mmHg). Đây có thể dấu hiệu cảnh báo cho một số vấn đề nguy hiểm xảy ra ở tim, thận, tuyến giáp và hệ thần kinh thực vật…
Lúc này, các mao mạch có thể co lại, khiến thể tích máu của người bệnh giảm nghiêm trọng.
Chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu?
Hiện nay, không ít người vẫn chưa biết chỉ số huyết áp bao nhiêu là thấp. Để giải đáp thắc mắc này, các bác sĩ đã quy định một người được chẩn đoán mắc bệnh huyết áp thấp khi chỉ số đo huyết áp của người đó thấp hơn 90/60mmHg. Điều này có nghĩa là:
- Chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg
- Chỉ số huyết áp tâm trương không vượt quá 60mmHg
Nguyên nhân huyết áp thấp là gì?
Chỉ số huyết áp của một người có thể tuột xuống đáng kể bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, phổ biến nhất là những yếu tố dưới đây, chẳng hạn như:
Các bệnh về tim
Rối loạn nhịp tim, hở van tim, nhồi máu cơ tim hoặc suy tim là những nguyên nhân hàng đầu gây hạ huyết áp nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do lúc này, tim không còn đủ khả năng để tạo áp lực đẩy máu đi nuôi cơ thể.
Hạ huyết áp tư thế
Một số người có thể bị hạ huyết áp khi đột ngột đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nằm. Nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn thần kinh tự chủ, khiến các tín hiệu truyền đạt giữa tim và não bị lỗi.
Những người dễ bị hạ huyết áp tư thế nhất thường là người cao tuổi hoặc mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường).
Chỉ số huyết áp hạ thấp sau khi ăn
Người cao tuổi, có tiền sử bị tăng huyết áp hoặc mắc bệnh đái tháo đường hay Parkinson có thể sẽ gặp tình trạng hạ huyết áp sau khi ăn, dẫn đến một số triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt… Để giảm thiểu nguy cơ phát sinh vấn đề này, các chuyên gia khuyến nghị mọi người nên cắt giảm lượng đường cũng như tinh bột tiêu thụ, đồng thời chia nhỏ ba bữa ăn chính thành nhiều bữa phụ trong ngày.
Tác dụng phụ của thuốc điều trị
Một số loại thuốc kê toa có nguy cơ gây tác dụng phụ làm giảm chỉ số huyết áp của người dùng. Chúng có thể kể đến như:
- Thuốc chẹn beta và thuốc chẹn alpha
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc trị bệnh Parkinson
- Sildenafil (Viagra) kết hợp với nitroglycerine
Đôi khi, acetylcholine làm giãn mạch máu cũng có thể vô tình khiến huyết áp giảm mạnh, dẫn đến tình trạng lưu lượng máu đến não không đủ, gây chóng mặt và ngất xỉu.
Tác dụng phụ của quá trình gây tê
Hầu hết thuốc gây tê đều làm giãn mạch máu và hạ huyết áp để giảm thiểu rủi ro mất máu trong lúc phẫu thuật. Trong một số trường hợp hy hữu, sau khi ca mổ kết thúc, người làm phẫu thuật có thể vẫn chịu ảnh hưởng của thuốc khiến huyết áp thấp bất thường.
Rối loạn nội tiết tố
Tuyến giáp chịu trách nhiệm sản xuất hormone đóng vai trò kiểm soát một số chức năng trong cơ thể, bao gồm cả nhịp tim và huyết áp. Trong khi đó, nội tiết tố sinh ra bởi tuyến thượng thận có khả năng điều chỉnh các phản ứng căng thẳng. Nếu một trong hai tuyến này gặp vấn đề, bạn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp.
Thai kỳ
So với những người khỏe mạnh, huyết áp của phụ nữ mang thai có thể thấp hơn đôi chút, trong đó:
- Chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 5 – 10 đơn vị
- Chỉ số huyết áp tâm trương giảm khoảng 10 – 15mmHg so với bình thường
Mẹ bầu không cần lo lắng quá vì điều này vì bác sĩ đã xác nhận hiện tượng huyết áp thấp khi mang thai với phạm vi như trên là hoàn toàn bình thường.
Thiếu hụt dưỡng chất do rối loạn ăn uống
Tình trạng rối loạn ăn uống không chỉ khiến cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn góp phần làm giảm chỉ số huyết áp. Trong đó:
- Người mắc chứng chán ăn thần kinh thường có nhịp tim chậm bất thường cùng với huyết áp thấp đáng kể
- Chứng ăn – ói có khả năng làm cho người bệnh bị mất nước và mất cân bằng chất điện giải, từ đó gây rối loạn nhịp tim và thậm chí là suy tim. Những yếu tố này đều khiến áp lực máu hạ thấp nghiêm trọng.
Những yếu tố làm tăng rủi ro mắc bệnh huyết áp thấp là gì?
Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp. Tuy nhiên, cũng như tăng huyết áp, rủi ro hạ huyết áp nghiêm trọng thường tăng dần theo thời gian. Nguyên nhân là do càng về già, lượng máu đến tim và não càng suy giảm bởi nhiều yếu tố khác nhau. Theo thống kê, khoảng 10 – 20% người cao tuổi từ 65 trở lên bị huyết áp thấp.
Ngoài ra, huyết áp của một người còn có xu hướng giảm đáng kể nếu người đó:
- Bị mất nước và chất điện giải do tiêu chảy, sốt hoặc nôn liên tục
- Có tiền sử mắc bệnh suy tim sung huyết, đái tháo đường và ung thư hoặc một số rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh thần kinh ngoại biên…
- Nghiện bia rượu
Các dấu hiệu và triệu chứng huyết áp thấp là gì?
Khi chỉ số huyết áp giảm quá 90/60mmHg, bạn có thể bắt gặp một số biểu hiện huyết áp thấp như:
- Mệt mỏi
- Hoa mắt
- Chóng mặt buồn nôn
- Da ẩm và có phần nhợt nhạt
- Có xu hướng trầm cảm
- Mất ý thức hoặc mê sảng
- Nhịp tim đập nhanh
- Khát nước
Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu huyết áp thấp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Phần lớn trường hợp, mức độ nghiêm trọng của huyết áp thấp không đáng kể, đặc biệt nếu các triệu chứng không ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, bạn sẽ cần tìm gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bắt gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào như sau, bao gồm:
- Cảm giác tối sầm trước mặt (quá 5 giây) khi đứng lâu
- Nhịp tim đập mạnh, không đều hoặc nhanh bất thường
- Tầm nhìn có vấn đề
- Đổ nhiều mồ hôi
- Mê sảng
Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về huyết áp của bản thân, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh ở mỗi người sẽ không giống nhau. Do đó, việc thảo luận cùng các chuyên gia có thể giúp bạn xác định đúng vấn đề, đồng thời mau chóng tìm ra hướng giải quyết hiệu quả, phù hợp nhất.
Bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Các triệu chứng huyết áp thấp thông thường như chóng mặt, hoa mắt và mệt mỏi rất dễ làm tăng rủi ro chấn thương vật lý do té ngã. Bên cạnh đó, nếu huyết áp thấp không được điều trị hoặc kiểm soát tốt ngay từ đầu, các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là tim và não, sẽ không nhận đủ oxy cũng như dưỡng chất cần thiết. Điều này khiến hàng loạt chức năng bị suy giảm, đồng thời gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan.
Thai kỳ
So với những người khỏe mạnh, huyết áp của phụ nữ mang thai có thể thấp hơn đôi chút, trong đó:
- Chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 5 – 10 đơn vị
- Chỉ số huyết áp tâm trương giảm khoảng 10 – 15mmHg so với bình thường
Mẹ bầu không cần lo lắng quá vì điều này vì bác sĩ đã xác nhận hiện tượng huyết áp thấp khi mang thai với phạm vi như trên là hoàn toàn bình thường.
Thiếu hụt dưỡng chất do rối loạn ăn uống
Tình trạng rối loạn ăn uống không chỉ khiến cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn góp phần làm giảm chỉ số huyết áp. Trong đó:
- Người mắc chứng chán ăn thần kinh thường có nhịp tim chậm bất thường cùng với huyết áp thấp đáng kể
- Chứng ăn – ói có khả năng làm cho người bệnh bị mất nước và mất cân bằng chất điện giải, từ đó gây rối loạn nhịp tim và thậm chí là suy tim. Những yếu tố này đều khiến áp lực máu hạ thấp nghiêm trọng.
Những yếu tố làm tăng rủi ro mắc bệnh huyết áp thấp là gì?
Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp. Tuy nhiên, cũng như tăng huyết áp, rủi ro hạ huyết áp nghiêm trọng thường tăng dần theo thời gian. Nguyên nhân là do càng về già, lượng máu đến tim và não càng suy giảm bởi nhiều yếu tố khác nhau. Theo thống kê, khoảng 10 – 20% người cao tuổi từ 65 trở lên bị huyết áp thấp.
Ngoài ra, huyết áp của một người còn có xu hướng giảm đáng kể nếu người đó:
- Bị mất nước và chất điện giải do tiêu chảy, sốt hoặc nôn liên tục
- Có tiền sử mắc bệnh suy tim sung huyết, đái tháo đường và ung thư hoặc một số rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh thần kinh ngoại biên…
- Nghiện bia rượu
Các dấu hiệu và triệu chứng huyết áp thấp là gì?
Khi chỉ số huyết áp giảm quá 90/60mmHg, bạn có thể bắt gặp một số biểu hiện huyết áp thấp như:
- Mệt mỏi
- Hoa mắt
- Chóng mặt buồn nôn
- Da ẩm và có phần nhợt nhạt
- Có xu hướng trầm cảm
- Mất ý thức hoặc mê sảng
- Nhịp tim đập nhanh
- Khát nước
Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu huyết áp thấp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Phần lớn trường hợp, mức độ nghiêm trọng của huyết áp thấp không đáng kể, đặc biệt nếu các triệu chứng không ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, bạn sẽ cần tìm gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bắt gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào như sau, bao gồm:
- Cảm giác tối sầm trước mặt (quá 5 giây) khi đứng lâu
- Nhịp tim đập mạnh, không đều hoặc nhanh bất thường
- Tầm nhìn có vấn đề
- Đổ nhiều mồ hôi
- Mê sảng
Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về huyết áp của bản thân, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh ở mỗi người sẽ không giống nhau. Do đó, việc thảo luận cùng các chuyên gia có thể giúp bạn xác định đúng vấn đề, đồng thời mau chóng tìm ra hướng giải quyết hiệu quả, phù hợp nhất.
Bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Các triệu chứng huyết áp thấp thông thường như chóng mặt, hoa mắt và mệt mỏi rất dễ làm tăng rủi ro chấn thương vật lý do té ngã. Bên cạnh đó, nếu huyết áp thấp không được điều trị hoặc kiểm soát tốt ngay từ đầu, các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là tim và não, sẽ không nhận đủ oxy cũng như dưỡng chất cần thiết. Điều này khiến hàng loạt chức năng bị suy giảm, đồng thời gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan.
Những kỹ thuật y tế dùng trong chẩn đoán huyết áp thấp là gì?
Trước tiên, để xác định một người có bị huyết áp thấp hay không, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để kiểm tra áp lực máu. Sau đó, các chuyên gia có thể đề xuất những thủ thuật xét nghiệm dưới đây nhằm tìm kiếm nguyên nhân khiến chỉ số huyết áp thay đổi bất thường. Chúng thường bao gồm:
- Xét nghiệm máu: định lượng nồng độ đường trong máu (cao hoặc thấp hơn bình thường) và số lượng hồng cầu hiện có
- Điện tâm đồ (ECG): kiểm tra nhịp tim cũng như lượng máu đến cơ quan này
- Nghiệm pháp bàn nghiêng: thường dùng để tìm kiếm nguyên nhân gây ngất. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tập trung vào việc theo dõi huyết áp và nhịp tim.
Người bị huyết áp thấp phải làm sao để khắc phục vấn đề này?
Điều trị huyết áp thấp thường đơn giản vì hầu hết trường hợp vấn đề này không nghiêm trọng. Nếu chỉ số đo huyết áp hạ do tác dụng phụ của thuốc, các chuyên gia có thể xem xét thay đổi liều lượng hoặc toa thuốc phù hợp hơn.
Trong trường hợp vấn đề của bạn là hạ huyết áp tư thế, hãy tập thói quen từ từ đứng dậy. Điều này giúp cơ thể có thời gian thích ứng, từ đó giảm thiểu nguy cơ hạ huyết áp do đứng lên đột ngột. Ngoài ra, đừng quên tìm sẵn điểm tựa để bám vào phòng trường hợp triệu chứng chóng mặt xảy ra nhé.
Mặt khác, đối với tình trạng huyết áp thấp cảnh báo về những vấn đề sức khỏe cụ thể, tùy vào bệnh lý bạn gặp phải mà bác sĩ sẽ đề xuất phác đồ điều trị đặc hiệu tương ứng.
Bên cạnh những phương pháp chữa huyết áp thấp theo tiêu chuẩn y tế, cân nhắc vấn đề huyết áp thấp nên ăn gì hoặc kiêng ăn gì cũng sẽ góp phần làm tăng nhẹ áp lực máu.
Cách phòng ngừa huyết áp thấp là gì?
Nếu bạn có nguy cơ cao bị huyết áp thấp, hãy thử kiểm soát chúng bằng một số mẹo nhỏ dưới đây:
- Tăng lượng muối trong khẩu phần ăn. Lưu ý hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước về lượng muối cần thiết vì hấp thụ quá nhiều natri trong muối sẽ gây tăng huyết áp.
- Không uống bia, rượu hoặc bất kỳ thức uống chứa cồn tương tự
- Uống nhiều nước
- Chia nhỏ các bữa ăn lớn thành nhiều bữa phụ trong ngày
- Bắt chéo chân khi ngồi
- Kê cao gối ngủ
- Mang vớ ép
- Không gắng sức khuân vác vật nặng
- Tránh tiếp xúc lâu với nước nóng
- Hạn chế đứng lâu hoặc đột ngột thay đổi tư thế
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những kỹ thuật y tế dùng trong chẩn đoán huyết áp thấp là gì?
Trước tiên, để xác định một người có bị huyết áp thấp hay không, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để kiểm tra áp lực máu. Sau đó, các chuyên gia có thể đề xuất những thủ thuật xét nghiệm dưới đây nhằm tìm kiếm nguyên nhân khiến chỉ số huyết áp thay đổi bất thường. Chúng thường bao gồm:
- Xét nghiệm máu: định lượng nồng độ đường trong máu (cao hoặc thấp hơn bình thường) và số lượng hồng cầu hiện có
- Điện tâm đồ (ECG): kiểm tra nhịp tim cũng như lượng máu đến cơ quan này
- Nghiệm pháp bàn nghiêng: thường dùng để tìm kiếm nguyên nhân gây ngất. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tập trung vào việc theo dõi huyết áp và nhịp tim.
Người bị huyết áp thấp phải làm sao để khắc phục vấn đề này?
Điều trị huyết áp thấp thường đơn giản vì hầu hết trường hợp vấn đề này không nghiêm trọng. Nếu chỉ số đo huyết áp hạ do tác dụng phụ của thuốc, các chuyên gia có thể xem xét thay đổi liều lượng hoặc toa thuốc phù hợp hơn.
Trong trường hợp vấn đề của bạn là hạ huyết áp tư thế, hãy tập thói quen từ từ đứng dậy. Điều này giúp cơ thể có thời gian thích ứng, từ đó giảm thiểu nguy cơ hạ huyết áp do đứng lên đột ngột. Ngoài ra, đừng quên tìm sẵn điểm tựa để bám vào phòng trường hợp triệu chứng chóng mặt xảy ra nhé.
Mặt khác, đối với tình trạng huyết áp thấp cảnh báo về những vấn đề sức khỏe cụ thể, tùy vào bệnh lý bạn gặp phải mà bác sĩ sẽ đề xuất phác đồ điều trị đặc hiệu tương ứng.
Bên cạnh những phương pháp chữa huyết áp thấp theo tiêu chuẩn y tế, cân nhắc vấn đề huyết áp thấp nên ăn gì hoặc kiêng ăn gì cũng sẽ góp phần làm tăng nhẹ áp lực máu.
Cách phòng ngừa huyết áp thấp là gì?
Nếu bạn có nguy cơ cao bị huyết áp thấp, hãy thử kiểm soát chúng bằng một số mẹo nhỏ dưới đây:
- Tăng lượng muối trong khẩu phần ăn. Lưu ý hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước về lượng muối cần thiết vì hấp thụ quá nhiều natri trong muối sẽ gây tăng huyết áp.
- Không uống bia, rượu hoặc bất kỳ thức uống chứa cồn tương tự
- Uống nhiều nước
- Chia nhỏ các bữa ăn lớn thành nhiều bữa phụ trong ngày
- Bắt chéo chân khi ngồi
- Kê cao gối ngủ
- Mang vớ ép
- Không gắng sức khuân vác vật nặng
- Tránh tiếp xúc lâu với nước nóng
- Hạn chế đứng lâu hoặc đột ngột thay đổi tư thế
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: 10+ Loại trà chữa mất ngủ giúp ngủ ngon, ngủ sâu hơn