Rong kinh là hiện tượng chảy máu kinh nguyệt nhiều và kéo dài. Tình trạng này nếu kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị rong kinh.
Rong kinh là gì? Các loại rong kinh thường gặp
Rong kinh (tiếng Anh là Menorrhagia) là thuật ngữ miêu tả tình trạng chảy máu kinh kéo dài bất thường trong một chu kỳ kinh của phụ nữ.
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài trong khoảng 21-35 ngày. Thời gian hành kinh trong mỗi chu kỳ trung bình khoảng 3-5 ngày. Trong khoảng thời gian đó, phụ nữ mất đi khoảng 50-80ml máu. Khi hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng thời gian kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi hơn 80ml/chu kỳ thì bạn có thể đã bị rong kinh.
Máu kinh nguyệt trong rong kinh sẽ có biểu hiện bất thường cả về số lượng và chất lượng. Máu kinh nguyệt bình thường sẽ màu đỏ sẫm, không đông vón, vón cục, chứa nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc tử cung, âm đạo. Trong khi đó, máu rong kinh thường đóng thành cục lớn, ra nhiều, ồ ạt, khiến chị em phải thay băng vệ sinh liên tục mỗi giờ. Về ban đêm, kinh nguyệt vẫn ra nhiều và khiến phụ nữ hay bị đau bụng dưới.
Rong kinh là vấn đề không hiếm gặp ở phụ nữ. Đây có thể thể là một biểu hiện rối loạn nội tiết thông thường hoặc là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm như u xơ tử cung, polyp tử cung, rối loạn đông máu… Do vậy, chị em cần sớm nhận biết các dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này để có phương pháp thăm khám và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết chứng rong kinh nguyệt
Các triệu chứng điển hình của chứng rong kinh, kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ là:
- Thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày.
- Xuất huyết nặng trong kỳ kinh nguyệt trong 2 kỳ kinh liên tiếp nhau.
- Máu kinh nguyệt ra nhiều, vượt quá 80ml/chu kỳ, ồ ạt khiến phụ nữ phải thay băng vệ sinh sau mỗi giờ và tiếp diễn liên tục trong nhiều giờ. Tình trạng này xảy ra cả vào ban đêm.
- Máu kinh đông vón thành cục, có màu đỏ sẫm.
- Đau bụng dưới
- Mệt mỏi, thở dốc, xanh xanh xao, kém sức sống là những triệu chứng của rong kinh kèm theo cường kinh trong thời gian dài (cường kinh là một biểu hiện của chứng rong kinh nặng, máu ra nhiều, ồ ạt).
Rong kinh là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, rong huyết ở phụ nữ có thể do bất thường về sinh lý hoặc bệnh lý. Một số nguyên nhân phổ biến chị em có thẻ gặp phải là:
1. Rối loạn nội tiết
Thông thường, thời gian chu kỳ, thời gian hành kinh và lượng máu kinh nguyệt được quyết định bởi nồng độ các nội tiết tố estrogen và progesterone. Sự cân bằng của 2 nội tiết tố này sẽ giúp chị em có một chu kỳ kinh bình thường. Nếu sự mất cân bằng nội tiết xảy ra, nội mạc tử cung phát triển vượt quá, gây ra hiện tượng máu kinh chảy nhiều và bất thường.
2. Tuổi tác
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm chu kỳ kinh ở phụ nữ. Đối tượng dễ gặp chứng rong kinh bất thường là phụ nữ tiền mãn kinh và những bạn gái mới có kinh lần đầu. Đây là 2 độ tuổi có nhiều thay đổi về nồng độ nội tiết trong cơ thể khiến máu kinh chảy nhiều và kéo dài hơn bình thường.
3. Nguyên nhân bệnh lý
Tình trạng rong kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm như:
- Rối loạn chức năng buồng trứng: Rối loạn chức năng buồng trứng gây bất thường trong quá trình rụng trứng có thể gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố và hệ quả là chứng rong kinh.
- Polyp tử cung: Những khối u nhỏ, tăng trưởng lành tính trên niêm mạc thành tử cung có thể gây chảy máu kéo dài hoặc rong kinh. Những khối u polyp này thường xuất hiện ở những chị em trong độ tuổi sinh nở.
- U xơ tử cung: Là tình trạng xuất hiện những khối u lành tình, không phải là ung thư tử cung. Những khối u này tăng dần kích thước sẽ gây hiện tượng kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ.
- Buồng trứng đa nang: Khi buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ trong bệnh đa nang buồng trứng sẽ gây rối loạn nội tiết và hậu quả là chứng rong kinh và đau bụng dưới dữ dội.
- Ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, Adenomyosis: Tình trạng này hiếm gặp hơn nhưng rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng.
- Bệnh lý khác: Bệnh viêm vùng chậu (PID) hoặc các vấn đề về tuyến giáp, màng trong dạ con, gan, thận…
4. Biến chứng mang thai
Thai ngoài tử cung, cấy trứng trong ống dẫn trứng thay vì tử cung cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng rong kinh, rong huyết.
5. Rối loạn đông máu di truyền
Tình trạng thiếu hụt một số yếu tố đông máu do di truyền có thể gây chảy máu kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ.
6. Dùng thuốc điều trị
Một số loại thuốc như kháng viêm, thuốc chống đông máu (dùng để ngăn ngừa cục máu đông trong một số bệnh lý như đột quỵ, nhồi máu cơ tim…) có thể là nguyên nhân kéo dài thời gian kinh nguyệt của chị em.
Ngoài ra, việc sử dụng sai thuốc nội tiết, thuốc tránh thai cũng có thể gây ra chứng rong kinh.
7. Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân chính trên, tình trạng rong kinh rong huyết ở chị em còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác ít gặp hơn như:
- Bất ổn về tâm lý, căng thẳng kéo dài, lo âu mệt mỏi…
- Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, thường xuyên mất ngủ, thức khuya, lao động cực nhọc…
- Các tác động ngoài vào tử cung như nạo phá thai, đặt vòng tránh thai…
Các tình trạng rong kinh thường gặp
Dựa trên nguyên nhân gây bệnh và bệnh học, rong kinh được chia thành 2 loại:
- Rong kinh cơ năng: Thường gặp ở các đối tượng phụ nữ tiền mãn kinh hoặc bạn gái mới có kinh nguyệt. Nguyên nhân của hiện tượng này thường do các rối loạn nội tiết liên quan đến tuổi tác.
- Rong kinh thực thể: Bao gồm các trường hợp rong kinh do tổn thương thực thể ở tử cung và buồng trứng như polyp buồng tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư…
Bị rong kinh có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, hiện tượng chảy máu kéo dài ở chứng rong kinh dù do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý cũng có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em.
Một số ảnh hưởng chị em có thể gặp phải khi bị rong kinh như:
- Thiếu máu, thiếu sắt: Chứng rong kinh sẽ khiến chị em mất máu nhiều, làm tăng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt. Các dấu hiệu thiếu máu đặc trưng như xanh xao, yếu ớt, mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới khó thở, nhịp tim nhanh, chóng mặt và nhức đầu.
- Đau bụng dữ dội: Chảy máu kinh nguyệt kéo dài thường đi kèm với chứng đau bụng dữ dội, đôi khi có thể khiến người bệnh bị chuột rút.
- Viêm phụ khoa: Tình trạng rong kinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Vi khuẩn có thể di chuyển từ âm hộ vào âm đạo, tử cung, vòi trứng gây viêm âm đạo, viêm phần phụ, dẫn tới vô sinh sau này.
- Biến chứng bệnh tật: Rong kinh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như u xơ tử cung, polyp, ung thư… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các bệnh lý này có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm hơn như vô sinh và tử vong.
- Ảnh hưởng tâm lý, sinh hoạt: Kinh nguyệt kéo dài sẽ khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là sợ hãi khi đến các kỳ kinh tới.
Chẩn đoán rong kinh
Để chẩn đoán chứng rong kinh bất thường, các bác sĩ có thể dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, bệnh sử kết hợp với một số xét nghiệm, kỹ thuật y tế khác như:
- Siêu âm
- Thử Pap (pap test)
- Sinh thiết nội mạc tử cung
- Soi ổ bụng
- Chụp tử cung, vòi trứng
- Soi tử cung
Các phương pháp điều trị rong kinh bất thường
Các phương pháp điều trị chứng rong kinh ở chị em sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một số trường hợp rong kinh do rối loạn nội tiết, các triệu chứng có thể tự hết mà không cần dùng thuốc hay can thiệp ngoại khoa. Nếu rong kinh kéo dài, khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi, các bác sĩ sẽ thăm khám để xác định nguyên nhân và phương án điều trị cụ thể.
Nguyên tắc điều trị rong kinh dựa trên các yếu tố sau:
- Sức khỏe và thể trạng của bệnh nhân
- Nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng rong kinh
- Kế hoạch sinh nở trong tương lai
Các phương án điều trị có thể áp dụng gồm:
Chữa rong kinh tại nhà bằng thảo dược
Với một số trường hợp rong kinh nhẹ, rong kinh do rối loạn nội tiết, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa rong kinh tại nhà dưới đây:
- Dùng đu đủ xanh: Chị em có thể dùng đu đủ để làm sinh tố hoặc chế biến tăng cường vào các món ăn hằng ngày để cải thiện tình trạng chảy máu kéo dài.
- Dùng gừng: Lấy vài lát gừng tươi hãm nước nóng hoặc gia giảm gừng trong các món ăn có trong suốt thời gian hành kinh để giúp giảm đau bụng dưới, giảm chảy máu.
- Dùng cây huyết dụ: Lấy khoảng 30g cây huyết dụ tươi, rửa sạch, đun với 1000ml nước đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Chắt lấy nước này, để nguội, uống trước ngày thấy kinh ít nhất 7 ngày.
Chữa rong kinh bằng thuốc tây
Các loại thuốc tây dùng trong điều trị chứng rong kinh có thể cải thiện một số triệu chứng đau bụng, chảy máu kéo dài, thiếu sắt… Với mỗi nguyên nhân gây bệnh khác nhau, các loại thuốc điều trị sẽ được thay đổi. Do vậy, chị em nên thăm khám bác sĩ để được kê đơn, dùng thuốc phù hợp, an toàn.
Thuốc tây điều trị chứng rong kinh có thể bao gồm:
- Sắt: Bổ sung sắt có thể giúp cải thiện và ngăn ngừa chứng thiếu máu thiếu sắt. Người bệnh nên bắt đầu bổ sung ngay từ sớm chứ không phải đợi cho đến khi bị thiếu máu.
- Thuốc giảm đau, chống viêm NSAID: Ibuprofen (Advil, Motrin..) hoặc paracetamol… có thể giúp giảm đau bụng dưới, giảm chảy máu kinh nhiều.
- Thuốc tránh thai (vỉ 21 hoặc 28 viên): Giúp điều hòa nồng độ hormone progesterone và estrogen, điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và làm giảm lượng máu kinh nguyệt quá nhiều hoặc kéo dài.
- Thuốc nội tiết Progesterone: Cân bằng nội tiết, ngừng sự chảy máu cấp tính và giảm chứng rong kinh. Người bệnh có thể uống 10 ngày hoặc hơn. Trong trường hợp rong kinh nghiêm trọng, người bệnh có thể phải truyền thuốc qua đường tĩnh mạch.
- Thuốc cầm máu (Tranexamic acid): Thuốc có khả năng giảm giảm lượng máu mất (từ 29-58%) và chỉ cần dùng trong lúc đang chảy máu. Thuốc này không sử dụng cho những trường hợp bị rối loạn đông máu, tắc động mạch võng mạc, tắc mạch phổi, huyết khối não, huyết khối tĩnh mạch sâu…
Điều trị ngoại khoa
Rong kinh có thể được điều trị bằng các thủ thuật hoặc can thiệp ngoại khoa trong những trường hợp nặng.
- Đặt vòng tránh thai: Đặt vòng nội tiết có thể điều chỉnh thời gian hành kinh. Biện pháp này thích hợp với những phụ nữ vừa muốn có một phương pháp ngừa thai an toàn vừa muốn duy trì được chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
- Nong, nạo buồng tử cung: Dùng dụng cụ nong cổ tử cung, sau đó hút lớp tế bào nội mạc tử cung. Khi lớp tế bào này được nạo đi, tình trạng chảy máu kinh nguyệt sẽ giảm ngay lập tức.
- Phá hủy nội mạc tử cung: Dùng nhiệt, tia laser hay sóng cao tần.
- Thuyên tắc động mạch tử cung: Là phương pháp bơm thuốc để làm tắc động mạch tử cung, ngăn chặn máu cấp đến tử cung.
- Phẫu thuật: Mổ nội soi hoặc mổ hở, dùng trong những trường hợp rong kinh nghiêm trọng.
Điều trị chứng rong kinh bằng Đông y
Chứng rong kinh theo y học cổ truyền được gọi là băng lậu, là tình trạng máu kinh chảy máu nhiều và kéo dài do mạch nhâm và mạch xung bị tổn thương. Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này là do huyết nhiệt, khí hư, thận hư và huyết ứ. Ngoài ra, bệnh cũng có thể liên quan đến yếu tố thất tình như lo lắng, căng thẳng quá mức, sợ hãi, buồn rầu, ăn uống kém, lao động cực nhọc, tình dục không điều độ.
Để giải quyết chứng bệnh này, các bài thuốc đông y thường tập trung hành khí, thanh nhiệt, hoạt huyết, kích thích máu lưu thông, tăng cường thải độc, bổ thận tỳ, trục huyết, hóa ứ… Từ đó, giúp đẩy lùi các triệu chứng chảy máu kéo dài, máu đông, vón cục, đau bụng dưới…
Một số bài thuốc Đông y thường dùng trong điều trị rong kinh ở phụ nữ là:
Bài thuốc 1: Thành phần gồm Xuyên khung, bạch thược, bạch truật, đẳng sâm, đương quy mỗi vị 12g; địa du, bồ hoàng, hương phụ, hoàng kỳ, thục địa mỗi vị 8g. Sắc mỗi ngày 1 thang theo hướng dẫn.
Bài thuốc 2: Thành phần Quy vĩ, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa, thanh bì mỗi vị 6g; diên hồ, hương phụ mỗi vị 9g; đan sâm, thục địa, bạch thược mỗi vị 15g. Trong trường hợp máu chảy quá nhiều, thay quy vĩ, xuyên khung bằng ích mẫu, địa du, khiếm căn và bột tam thất mỗi vị 9g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần cho đến khi cầm máu là được.
Bài thuốc 3: Thành phần gồm A giao, địa cốt bì, than bẹ móc, chi tử (sao), câu kỷ tử mỗi vị 8g; cỏ nhọ nồi, sinh địa mỗi vị 16g; huyền sâm 12g. Sắc theo hướng dẫn mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần uống cho đến khi cầm máu được là đủ.
Bài thuốc Phụ khang tán: Bao gồm: Dạng uống và dạng ngâm rửa
- Dạng thang uống: Thành phần gồm Hoàng bá, trinh nữ hoàng cung, bạch thược, ích mẫu, đương quy. Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, thông kinh, bổ huyết và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tái phát
- Dạng ngâm rửa: Thành phần gồm Xà sàng tử, bạch chỉ, bạch đồng, đan sâm, thược tương, xuyên khung,… Tác dụng cần bằng pH âm đạo, kháng khuẩn, hoạt huyết, chống viêm nhiễm, ngứa ngáy,…
Ngoài công dụng đẩy lùi các triệu chứng chảy máu, đau bụng dưới, bài thuốc còn giúp ổn định chức năng tử cung và buồng trứng, điều hòa khí huyết, âm dương, giúp triệt tiêu căn nguyên gây bệnh bên trong và phòng ngừa rong kinh tái phát. Ngoài ra, Phụ khang tán còn giúp bổ huyết, thông kinh lạc, cải thiện dự phòng chứng thiếu máu, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…
Phụ khang tán là bài thuốc được nghiên cứu bởi Trung tâm Đông y Việt Nam với mục tiêu tối ưu công dụng điều trị và phù hợp với cơ địa mỗi người. Do vậy, hàm lượng và thành phần các vị thuốc sẽ được điều chỉnh, gia giảm cho phù hợp với cơ địa từng người bệnh.
Bị rong kinh nên ăn gì – kiêng gì?
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng và mức độ rong kinh của chị em. Một số trường hợp rong kinh do các nguyên nhân nội tiết, dùng thuốc, người bệnh có thể cải thiện thông qua chế độ ăn uống. Theo đó, những thực phẩm mà người bị rong kinh nên và không nên ăn bao gồm:
Rong kinh nên kiêng gì?
Tình trạng chảy máu kinh nguyệt và đau bụng dưới sẽ kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn nếu chị em tiếp tục sử dụng các thực phẩm sau:
- Thực phẩm chua, có tính hàn: Các loại thực phẩm như cam, chanh, xoài, mướp, bí đao, rong biển, bưởi, lê… có thể khiến tử cung tăng cường co thắt là máu chảy nhiều và kéo dài hơn.
- Thực phẩm chứa chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc…
- Thực phẩm chế biến sẵn: Những thực phẩm này chứa nhiều đường, muối, dầu mỡ… khiến chị em bị đầy hơi, chướng bụng, đau bụng dưới thường xuyên hơn.
Rong kinh nên ăn gì?
Những thực phẩm dưới đây có thể giúp chị em cải thiện mệt mỏi, đau bụng và chảy máu nhiều:
- Thực phẩm nhiều sắt: Thịt bò, hải sản, gan…
- Thực phẩm giúp cầm máu: Đu đủ, gừng, quế, rau mùi tây, nước mè…
- Thực phẩm giàu Omega-3: Cá thu, cá hồi, trứng cá muối, cá cơm, cá trích, hạnh lanh, quả óc chó, hạt chia, đậu nành…
- Rau xanh, hoa quả tươi: Bí đỏ, ngải cứu, rau cải xoong, súp lơ… có hàm lượng vitamin A, C, E…
- Thực phẩm giàu vitamin B6: Cám và gạo nguyên cám, các loại đậu và rau họ đậu….
Phụ nữ nên – không nên làm gì khi bị kinh nguyệt kéo dài
Bên cạnh các phương pháp điều trị hiệu quả, để tránh tình trạng rong kinh kéo dài, chị em cần chú ý một số vấn đề sau trong thời gian hành kinh:
- Nếu thất xuất huyết kinh nặng, chị em nên nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh làm việc quá nặng.
- Để cải thiện chứng đau bụng dưới trong cái kỳ kinh, chị em có thể thực hiện một vài mẹo nhỏ như chườm ấm, massage bụng, uống trà gừng…
- Kiểm soát cân nặng bởi thừa cân cũng có thể là nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới rong kinh rong huyết.
- Khi tình trạng rong kinh kéo dài trên 3 kỳ kinh liên tiếp hoặc có dấu hiệu thiếu máu nặng, chị em nên đi khám để được chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp.
- Chủ động các biện pháp phòng ngừa bằng cách xây dựng thực đơn ăn uống, dinh dưỡng, vận động hợp lý, cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh căng thẳng kéo dài, tình dục không điều độ, không an toàn.
- Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là các thuốc tránh thai khẩn cấp và thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
Rong kinh ở phụ nữ là vấn đề không hiếm gặp. Tình trạng này có thể xuất hiện do các rối loạn nội tiết thông thường hoặc cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị sớm. Nếu rong kinh kéo dài, chị em nên tiến hành thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có phương án xử lý, điều trị, phòng ngừa phù hợp.
Xem thêm: Vảy nến ở cổ là bệnh gì? Nguyên nhân, cách trị ngừa tái phát