Sau khi nội soi dạ dày xong nên ăn gì, tránh gì?

Khi tiến hành chẩn đoán bệnh lý bằng phương pháp nội soi dạ dày, những triệu chứng khó chịu như nôn mửa, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, đau họng… có thể xảy ra. Vậy sau khi nội soi dạ dày xong nên ăn gì, tránh gì? Thông qua thông tin trong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về vấn đề này.

Tìm hiểu sau khi nội soi dạ dày xong nên ăn gì, tránh gì? Các biện pháp cải thiện cảm giác khó chịu

Sau khi nội soi dạ dày xong nên ăn gì?

Nội soi dạ dày là một kỹ thuật chẩn đoán được áp dụng bằng cách đưa một ống mềm (phần đầu có gắn camera) vào đường miệng hoặc nội soi dạ dày bằng đường mũi để quan sát tổng thể, biểu hiện của dạ dày, thực quản, hành tá tràng và một số cơ quan khác có liên quan đến hệ tiêu hóa.

Kỹ thuật này được chỉ định nhằm giúp bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác bệnh lý. Điển hình như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn Hp, polyp dạ dày lành tính, ung thư dạ dày…

Kỹ thuật nội soi cho ra hình ảnh rõ nét, kết quả chẩn đoán chính xác và khách quan. Tuy nhiên sau khi thực hiện, kỹ thuật này có thể gây ra nhiều biểu hiện khó chịu như buồn nôn, nôn ói, khó nuốt, đau rát cổ họng, cơ thể mệt mỏi… Nguyên nhân khiến những biểu hiện này xuất hiện là do ống nội soi gây trầy xước và làm tổn thương thực quản, niêm mạc họng…

Chính vì thế, sau khi tiến hành nội soi dạ dày, bạn nên lưu ý và áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp để tránh phát sinh hoặc làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu.

Sau khi nội soi dạ dày, bạn nên bổ sung một số loại thực phẩm sau:

Sữa tươi giúp làm dịu cổ họng

Khoảng 1 – 2 giờ đầu sau khi tiến hành nội soi dạ dày, bác sĩ chuyên khoa thường dặn dò người bệnh không ăn bất cứ thực phẩm gì hoặc không được uống nước. Tuy nhiên sau thời gian này, bạn có thể uống một lượng vừa đủ sữa tươi để làm giảm cơn đói. Đồng thời hạn chế tạo áp lực hoặc tác động lên vùng niêm mạc đang bị tổn thương.

Để giảm đói, giảm cảm giác rát cổ họng và làm dịu vùng niêm mạc bị tổn thương, bạn có thể lựa chọn sữa tươi chứa ít đường hoặc sữa tươi không đường. Bạn không nên sử dụng sữa có vị quá ngọt. Bởi vị ngọt của sữa có thể tạo ra cảm giác khó chịu và gây đau rát ở cuống họng.

Ngoài ra trước khi uống, bạn có thể để sữa trong ngăn mát tủ lạnh. Nhiệt độ thấp từ sữa có thể làm giảm cảm giác nóng và làm giảm sưng cuống họng do quá trình nội soi gây ra.

Uống sữa tươi sau khi chẩn đoán bệnh lý bằng kỹ thuật nội soi để làm dịu cổ họng

Ăn các loại cháo lỏng

Cháo lỏng được xác định là một trong những món ăn người bệnh nên bổ sung sau khi tiến hành nội soi dạ dày. Để đảm bảo các niêm mạc đã được phục hồi hoàn toàn, người bệnh nên bổ sung cháo vào thực đơn ăn uống từ 1 – 3 ngày.

Người bệnh nên nấu cháo thịt bằm, nấu cháo trứng hoặc cháo cá để bổ sung chất dinh dưỡng và lượng tinh bột cần thiết cho cơ thể. Bạn cần tránh ăn những loại cháo khó tiêu như cháo hải sản, cháo tôm, cháo bào ngư…

Khi nấu cháo, bạn không nên thêm tiêu hoặc ớt và chỉ nên nêm một ít gia vị. Bởi việc sử dụng những loại thực phẩm mặn và cay có thể gây kích thích dạ dày, đau rát cổ họng.

Ăn soup hoặc canh giúp dễ tiêu hóa

Sau khi chẩn đoán bệnh lý bằng kỹ thuật nội soi dạ dày, người bệnh có thể ăn canh hoặc súp để tránh tạo ra cảm giác khó chịu. Nếu cháo cung cấp đạm và tinh bột, người bệnh nên nấu canh cùng các loại rau củ hoặc rong biển để bổ sung cho cơ thể đầy đủ vitamin và khoáng chất.

Những loại soup và canh bạn nên ăn sau quá trình nội soi dạ dày: Canh rau cải, canh rong biển, canh khoai tây, soup bí đỏ, canh rau dền, canh rau mồng tơi… Để làm giảm c
ảm giác nóng bỏng, người bệnh chỉ nên nêm một lượng nhỏ muối sau khi nấu canh hoặc soup.

Sau khi nội soi dạ dày bạn nên ăn soup hoặc canh giúp dễ tiêu hóa

Những điều cần tránh sau khi nội soi dạ dày

Thông thường, quá trình chẩn đoán bệnh lý bằng kỹ thuật nội soi sẽ vô tình gây tổn thương và trầy xước hành tá tràng, niêm mạc ở dạ dày, cổ họng và thực quản.

Chính vì thế, khi ăn uống, người bệnh cần lưu ý và hạn chế thực hiện những điều sau đây:

Những điều cần lưu ý khi ăn uống sau quá trình nội soi dạ dày

  • Từ 1 – 2 giờ sau khi tiến hành nội soi dạ dày, người bệnh không nên ăn bất kỳ thực phẩm nào và không nên uống nước.
  • Tránh để bụng quá no hoặc quá đói. Bởi khi đói, dạ dày sẽ tiết ra rất nhiều acid. Từ đó dẫn đến đau vùng thượng vị và gây đầy bụng. Trong khi đó việc bạn ăn nhiều và ăn quá no sẽ vô tình tạo áp lực lên hệ tiêu hóa. Từ đó dẫn đến chứng khó tiêu, bị đau dạ dày và táo bón.
  • Ở tuần đầu tiên sau khi nội soi dạ dày, người bệnh nên chia bữa ăn thông thường thành nhiều bữa nhỏ (từ 4 – 5 bữa/ngày). Mỗi bữa ăn nhỏ nên cách nhau từ 2 – 3 giờ. Bạn cần hạn chế sử dụng các bữa quá sát nhau.
  • Trong trường hợp bạn cảm thấy cổ họng khó chịu, khó nuốt và nghẹn, bạn nên ngưng hoạt động ăn uống và để cơ thể nghỉ ngơi trong vài giờ. Nếu tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành kiểm tra.
  • Sau khi nội soi, bạn cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện và báo ngay tình trạng sức khỏe cùng với bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy cơ thể xuất hiện một số biểu hiện bất thường. Bao gồm lạnh và run, sốt, xuất huyết, nôn mửa, đau bụng, khó nuốt, đau ngực nặng, đi phân đen…

Thực phẩm cần tránh sau khi nội soi dạ dày

  • Không nên uống các loại rượu bia, nước ngọt có gas, trà, cà phê… Bởi đây đều là những thức uống chứa nhiều thành phần có khả năng tác động và bào mòn lớp niêm mạc của dạ dày. Đồng thời khiến dạ dày bị tổn thương, làm phát sinh cảm giác khó chịu và gây đau dạ dày.
  • Những người có vấn đề về dạ dày hoặc sau khi nội soi dạ dày cần tránh ăn những loại thực phẩm có tính nóng, thực phẩm cay và thực phẩm chứa nhiều axit. Cụ thể như: Xoài, chanh, thức ăn nóng, tiêu, ớt… Ngoài ra bạn cũng cần tránh ăn các loại thực phẩm đã được muối chua lên men như cà muối, dưa kiệu, cải chua…
  • Việc sử dụng đu đủ, táo có thể gây khó tiêu và tạo cảm giác khó chịu.
  • Thức ăn đóng hộp, thực phẩm chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn chế biến sẵn và được đông lạnh như lạp xưởng, xúc xích… đều là món ăn, thực phẩm gây hại cho dạ dày. Chính vì thế, người bệnh cần tránh dung nạp những loại thực phẩm này sau khi tiến hành nội soi.
  • Ở những ngày đầu sau khi nội soi, bạn không nên ăn các loại bánh kẹo ngọt hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều đường khác.
Không ăn kẹo ngọt và thực phẩm nhiều đường sau khi nội soi dạ dày

Một số biện pháp làm giảm cảm giác khó chịu sau khi nội soi dạ dày

Ở một số trường hợp, buồn nôn, khó nuốt, đau rát cổ họng, khó chịu và nhiều triệu chứng khác có thể xuất hiện và kéo dài trong nhiều ngày. Để làm giảm giác khó chịu và những triệu chứng nêu trên, ngoài việc áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

Hạn chế nói chuyện trong 1 – 3 ngày đầu tiên

Ống nội soi có thể khiến nắp thanh quản và cổ họng bị tổn thương. Do đó, sau khi chẩn đoán bệnh lý bằng kỹ thuật nội soi, người bệnh nên hạn chế nói chuyện, giao tiếp trong vài ngày để những cơn quan này có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi.

Nếu liên tục la hét và nói chuyện quá mức sau khi nội soi dạ dày, tình trạng đau rát cổ họng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra tổn thương ở thanh quản và cổ họng có thể phát triển và chuyển sang giai đoạn sưng viêm.

Uống trà gừng để giảm buồn nôn

Lượng tinh dầu được tiết ra từ gừng có mùi thơm rất dễ chịu, có tác dụng làm giảm buồn nôn và mang đến cảm giác thư thái cho người bệnh. Do đó, nếu cảm giác buồn nôn xuất hiện và kéo dài trên 3 ngày, người bệnh nên uống một tách trà gừng để cải thiện.

Sau khi nấu trà gừng, bạn có thể thêm một thìa mật ong nguyên chất để ngăn ngừa nhiễm trùng và làm tăng hương vị.

Tuy nhiên trước khi uống bạn cần để trà nguội. Bởi việc sử dụng trà nóng có thể khiến niêm mạc bị loét và gây ra cảm giác đau nhức.

Uống trà gừng để giảm cảm giác buồn nôn, đau rát họng

Dành thời gian nghỉ ngơi

Sau khi thực hiện kỹ thuật nội soi, cảm giác khó chịu và tình trạng mệt mỏi có thể xuất hiện. Chính vì thế, sau quá trình chẩn đoán, bạn nên nằm nghỉ ngơi khoảng vài tiếng. Điều này sẽ giúp các cơ quan có thời gian ổn định trở lại, giúp phục hồi những tế bào bị trầy xước và bị tổn thương trong quá trình nội soi.

Đối với những người có sức khỏe tốt, sau khi dành thời gian nghỉ ngơi, triệu chứng đau rát cổ họng, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi… sẽ được cải thiện hoàn toàn.

Vệ sinh răng miệng đều đặn

Những vết xước ở cổ họng do ống nội soi g
ây ra có thể tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và virus xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm. Chính vì thế sau khi tiến hành nội soi dạ dày, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ để làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm amidan và viêm họng.

Ngoài ra việc sử dụng nước muối loãng vệ sinh họng, miệng còn giúp bạn cải thiện tốt tình trạng đau rát, nghẹn vướng khi nuốt và cảm giác khó chịu.

Vệ sinh răng miệng đều đặn giúp làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin quan trọng có liên quan đến vấn đề “Sau khi nội soi dạ dày xong nên ăn gì, tránh gì?” và gợi ý một số biện pháp giúp chăm sóc và làm giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên nếu các biểu hiện khó chịu do quá trình nội soi gây ra kéo dài trên 7 ngày, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám cụ thể.

Xem thêm: Tiểu đường hoàn điều trị bệnh tiểu đường cực hiệu quả

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!