Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng tốt nhất

Có nhiều phương pháp điều trị ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên sớm thăm khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng thực tế của từng người để lựa chọn phương pháp phù hợp. Chẳng hạn như phương pháp cắt bỏ khối u, xạ trị, hóa trị,…điều trị ung thư buồng trứng.

Có nhiều phương pháp điều trị ung thư buồng trứng

Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng tốt nhất

Điều trị ung thư buồng trứng sẽ đạt hiệu quả tốt nhất nếu người bệnh sớm phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu. Tuy nhiên, do tế bào ung thư hình thành âm thầm, không gây ra nhiều triệu chứng cụ thể. Nên đa số trường hợp chỉ nhận ra khi bệnh đã bước vào giai đoạn chuyển biến nặng. 

Thông qua thăm khám, kiểm tra, xét nghiệm, bác sĩ sẽ lựa chọn phương án loại bỏ khối ung thư, tránh sự di căn của các tế bào ác tính sang các bộ phận khác. Dưới đây là một số phương pháp điều trị ung thư buồng trứng tốt nhất hiện nay:

Phẫu thuật điều trị ung thư buồng trứng

Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng bằng phẫu thuật thường được áp dụng cho đa số bệnh nhân ung thư giai đoạn 1 và 2. Bởi, khi đó các khối u chưa lây lan sang nhiều bộ phận khác, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, loại bỏ cơ quan bị ảnh hưởng. 

Thông qua phương pháp này, các khối u và mô xung quanh buồng trứng có xuất hiện tế bào ung thư sẽ được cắt bỏ. Nếu tình trạng nhẹ, người bệnh phải chấp nhận cắt bỏ 1 bên buồng trứng. Hoặc nếu tế bào ung thư xuất hiện ở cả hai buồng trứng thì người bệnh sẽ được tiến hành loại bỏ chúng để tránh bệnh di căn nguy hiểm tính mạng. 

Bác sĩ sẽ dựa vào vị trí của khối u, giai đoạn của bệnh, mức độ và thể trạng của người bệnh để lựa chọn hình thức phẫu thuật. Bên cạnh đó, trước khi thực hiện, người bệnh và người chăm sóc sẽ được tư vấn những lợi ích cũng như rủi ro có thể xảy ra sau khi phẫu thuật loại bỏ ung thư.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư thường được áp dụng ở giai đoạn 1,2

Trường hợp người phụ nữ còn trẻ và mong muốn có con cần trao đổi kỹ với bác sĩ. Bởi, nếu trường hợp cần cắt bỏ buồng trứng, nguy cơ vô sinh là rất cao. Một số phương pháp phẫu thuật ung thư buồng trứng như:

  • Phẫu thuật một bên buồng trứng (buồng trứng trái hoặc buồng trứng phải).
  • Phẫu thuật cả hai buồng trứng trái, phải của người bệnh.
  • Giải phẫu cắt buồng trứng với hạch bạch huyết bị ảnh hưởng.
  • Phẫu thuật loại bỏ buồng trứng và phần tử cung bị ung thư.
  • Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng với các bộ phận khác bị di căn.

Khi thực hiện phương pháp này, các khối u sẽ được loại bỏ ra ngoài. Tuy nhiên, trường hợp vẫn còn sót lại tế bào ác tính, khả năng tái phát bệnh vẫn có thể xảy ra. Một số biến chứng hậu phẫu mà người bệnh cần lưu ý như:

  • Nếu mổ hở, người bệnh có nguy cơ mất nhiều máu so với mổ nội soi.
  • Đau sau khi cắt bỏ bộ phận của cơ thể. Khi đó, người bệnh cần sử dụng thuốc và áp dụng các phương pháp phục hồi.
  • Táo bón sau khi phẫu thuật, người bệnh cần sử dụng thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Khả năng nhiễm trùng vết mổ nếu không được chăm sóc tốt và đúng.

Phẫu thuật chữa ung thư buồng trứng là phương pháp ngoại khoa, thích hợp nhất với đối tượng bệnh nhân ung thư ở giai đoạn đầu. Để có kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tránh việc tự ý mua hoặc sử dụng các loại thuốc không phù hợp, khiến tình trạng bệnh nặng nề, khó điều trị hơn.

Hóa trị điều trị ung thư buồng trứng

Sử dụng thuốc hay hóa chất có tác dụng gây độc tế bào là biện pháp hóa trị được sử dụng điều trị ung thư, trong đó có bệnh ung thư buồng trứng. Đây là phương pháp chữa bệnh toàn thân, khi đưa thuốc vào cơ thể, chúng sẽ đi vào máu, tác động lên khắp cơ quan trong cơ thể.

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư phổ biến, trong đó có bệnh ung thư buồng trứng

Thuốc hoặc hóa chất được đưa vào nhằm mục đích thu nhỏ các khối u. Nhờ vào đó mà bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật loại bỏ chúng dễ dàng hơn. Đồng thời, đây là cách tiêu diệt hoàn toàn nếu tế bào ung thư còn sót lại sau khi đã thực hiện phẫu thuật ung thư buồng trứng. Dưới đây là một số phương pháp hóa trị giúp bạn đọc hiểu hơn về cách thức này:

  • Hóa trị điều trị ung thư biểu mô buồng trứng
  • Hóa trị IP – Hóa trị trong phúc mạc
  • Hóa trị điều trị khối u tế bào mầm
  • Hóa trị điều trị khối u ở mô đệm trong buồng trứng

Thuốc và hóa chất được đưa vào cơ thể, cụ thể là khu vực buồng trứng có tác dụng nhanh chóng, giúp tiêu diệt các tế bào và khối u ung thư. Tuy nhiên, chúng cũng sẽ gây ra một số ảnh hưởng nhất định lên cơ thể người bệnh. Những tác dụng phụ do hóa trị gây ra phụ thuộc vào loại thuốc cũng như liều lượng được sử dụng.

Dưới đây là một vài hiện tượng điển hình mà người bệnh phải đối mặt khi thực hiện phương pháp điều trị ung thư buồng trứng này:

  • Rụng tóc
  • Buồn nôn và nôn
  • Chán ăn, ăn không ngon
  • Miệng bị lở loét
  • Phát ban tay, chân

Một số nguy cơ khác có thể xảy đến với cơ thể người bệnh như chảy máu, bầm tím, tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, suy nhược do hồng cầu, bạch cầu giảm. Những tác dụng phụ sẽ mất đi và không tái phát sau khi người bệnh hoàn thành quá trình điều trị. 

Trong thời gian hóa trị chữa bệnh ung thư buồng trứng, người bệnh nên nhanh chóng thông báo với bác sĩ nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất ổn. 

Xạ trị chữa ung thư buồng trứng

Xạ trị là một trong những phương pháp được áp dụng điều trị bệnh ung thư, trong đó có ung thư buồng trứng. Với việc sử dụng các hạt và sóng có năng lượng để phá hỏng, tiêu diệt tế bào ung thư. Điển hình là tia X, tian Gamma, chùm tia điện tử, proton,…

Tia xạ trị chỉ gây tác động lên các tế bào ở khu vực được chiếu xạ. Có hai hướng điều trị chính là chiếu xạ ngoài và xạ trong. Trong đó, phóng xạ ngoài thường được chiếu từ máy chiếu. Trường hợp bệnh nhân cần được điều trị phần màng bụng, bác sĩ sẽ đưa dung dịch phóng xạ vào bên trong ổ bụng thông qua một ống thông.

Sử dụng tia phóng xạ, thuốc phóng xạ chữa ung thư buồng trứng có thể gặp một số biến chứng

Do không chỉ tác động đến tế bào ung thư mà ngay cả những tế bào khỏe mạnh cũng sẽ có ảnh hưởng. Nên xạ trị gây ra một vài tác dụng phụ đối với người bệnh. Mức độ sẽ tùy thuộc vào liều lượng tia xạ trị được sử dụng và khu vực cần điều trị. Các tác dụng phụ phổ biến là:

  • Rụng tóc: Do các tế bào bị hủy khá nhanh nên chân tóc cũng bị yếu, dẫn đến rụng tóc. Tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng 2 tuần đến 3 tuần khi người bệnh bước vào giai đoạn xạ trị đầu tiên.
  • Mệt mỏi: Khi cơ thể tiếp xúc với tia phóng xạ, hoạt động của gan sẽ trở nên kém hơn, máu huyết không lưu thông như bình thường. Hệ lụy khiến cơ thể người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi thường xuyên. Nếu được truyền máu, sử dụng thuốc kích thích hồng cầu thì tình trạng này có thể được cải thiện hơn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể thực hiện một số động tác vận động, nghỉ ngơi để giảm mệt mỏi.
  • Tác dụng phụ với da: Người bệnh sẽ gặp tình trạng khô da, ngứa, phát ban, đỏ, phồng rộp hoặc nứt da,…Để cải thiện, người bệnh phải sử dụng dầu nha đam, vitamin E. Ngoài ra, người bệnh nên chú ý, sau khi xạ trị tránh dùng nước hoa, những sản phẩm chứa chất khử mùi, thuốc chứa cồn, tránh ánh sáng mặt trời.
  • Tác dụng phụ đến miệng, họng: Người bệnh sẽ bị viêm, khô miệng, mất vị giác dưới tác dụng phụ của phương pháp xạ trị. Do phóng xạ ảnh hưởng đến tuyến nước bọt, nhú vị giác. Không những thế, đầu và cổ cũng bị tác động khiến răng có nguy cơ viêm nhiễm. 

Thông thường, người trải qua điều trị bằng xạ trị với tia xạ ngoài sẽ không cần cách ly với người xung quanh. Nhưng đối với bệnh nhân điều trị bằng thuốc phóng xạ đi vào cơ thể, nhằm tránh ảnh hưởng đến những người xung quanh người bệnh cần phải cách ly. Khi đó, người bệnh sẽ phải ở lại bệnh viện một thời gian đến khi bác sĩ đánh giá đã an toàn, được tiếp xúc với mọi người. 

Chăm sóc sau điều trị ung thư buồng trứng tránh biến chứng

Bệnh nhân ung thư buồng trứng sau khi điều trị với phương
pháp nào cũng cần được chăm sóc tốt. Thông qua đó, cơ thể có điều kiện phục hồi, tránh những biến chứng không mong muốn xảy đến. Dưới đây là một số vấn đề mà người thân, người chăm sóc bệnh nhân và ngay cả người bệnh cần lưu ý:

Giúp người bệnh ổn định tâm lý

Tâm lý được thoải mái, lạc quan sẽ giúp bệnh tiến triển theo chiều hướng tích cực hơn. Yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. Điều này đã được các chuyên gia khẳng định. Chính vì thế, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ của bác sĩ, người bệnh nên giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái nhất có thể.

Mặc dù vậy, việc nhận biết cơ thể mắc bệnh ung thư, nhiều người sẽ không tránh khỏi được sự lo lắng. Thế nhưng, để loại bỏ tế bào gây hại và sớm khỏe mạnh, người bệnh và người nhà nên cố gắng tạo không khí vui vẻ, lạc quan để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều trị bệnh. Bởi, nếu người bệnh dung nạp đầy đủ dinh dưỡng, khả năng phục hồi của cơ thể sẽ được nâng cao. Do đó, ngoài thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ, chị em nên xây dựng thực đơn hàng ngày với những món ăn dễ ăn và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Tuân thủ điều trị, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt đúng cách giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe hiệu quả

Việc theo sát các phương pháp điều trị như đã đề cập sẽ dẫn đến các tác dụng phụ. Nếu cơ thể có đầy đủ dinh dưỡng, người bệnh sẽ tránh được tình trạng suy nhược cơ thể. Điều mà một số người đã gặp phải khiến cho sức khỏe sụt giảm, không thể theo được tất cả biện pháp chữa bệnh do bác sĩ đưa ra.

Luyện tập, sinh hoạt hợp lý

Bên cạnh điều trị và có chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ sinh hoạt cho phù hợp. Để cơ thể nghỉ ngơi, làm việc vừa sức, vận động luyện tập thể dục thể thao để máu huyết lưu thông tốt hơn. Người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị để lựa chọn phương pháp luyện tập phù hợp.

Trên đây là thông tin cơ bản về các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng phổ biến hiện nay. Để kết quả điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, phụ nữ nếu thấy cơ thể có những biểu hiện lạ nên đến bệnh viện thăm khám. Bởi, phát hiện càng sớm, khả năng loại bỏ tuyệt đối tế bào ung thư sẽ càng cao.

Có thể bạn quan tâm:

  • Tầm soát ung thư buồng trứng là gì? Điều cần biết
  • Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu – Cảnh giác!
  • Cách phòng bệnh ung thư buồng trứng tốt nhất hiện nay

Xem thêm: Ung thư tế bào hắc tố hay nám da, phân biệt thế nào?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!