CO2
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm Bicarbonate (xét nghiệm CO2)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm Bicarbonate (xét nghiệm CO2)
Bộ phận cơ thể/mẫu thử: Máu
Bộ phận cơ thể/mẫu thử: Máu
Tìm hiểu chung
Xét nghiệm CO2 là gì?
Xét nghiệm bicarbonate, hay còn gọi là xét nghiệm CO2, được sử dụng để phát hiện sự mất cân bằng điện giải hay sự thay đổi pH của máu.
Xét nghiệm này thường là một phần trong loạt xét nghiệm sử dụng để kiểm tra chức năng thận.
Xét nghiệm bicarbonate có thể được thực hiện thường quy hay được khuyên thực hiện nếu bạn mắc những triệu chứng sau đây:
- Đau yếu;
- Tri giác lơ mơ;
- Thường xuyên nôn mửa;
- Cảm thấy khó thở.
Những triệu chứng này là kết quả của việc mất cân bằng điện giải, nhiễm axit hay kiềm (nồng độ axit hay kiềm trong dịch và mô cơ thể cao bất thường).
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm bicarbonate?
Xét nghiệm carbon dioxide (bicarbonate) sẽ giúp tìm ra và theo dõi nguyên nhân gây ảnh hưởng đến nồng độ bicarbonate trong máu, bao gồm bệnh về thận, bệnh về phổi hay tình trạng trao đổi chất.
Nó là một phần của xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những triệu chứng trên.
Xét nghiệm này thường được thực hiện khi:
- Xét nghiệm máu thường quy trên bệnh nhân;
- Khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có một tình trạng ứ nước hay mất nước, làm rối loạn cân bằng điện giải;
- Khi bác sĩ muốn đánh giá tình trạng cân bằng điện giải của bệnh nhân;
- Khi bác sĩ muốn theo dõi một rối loạn hay một liệu pháp điều trị mà có thể gây ra mất cân bằng điện giải.
Xét nghiệm CO2 là gì?
Xét nghiệm bicarbonate, hay còn gọi là xét nghiệm CO2, được sử dụng để phát hiện sự mất cân bằng điện giải hay sự thay đổi pH của máu.
Xét nghiệm này thường là một phần trong loạt xét nghiệm sử dụng để kiểm tra chức năng thận.
Xét nghiệm bicarbonate có thể được thực hiện thường quy hay được khuyên thực hiện nếu bạn mắc những triệu chứng sau đây:
- Đau yếu;
- Tri giác lơ mơ;
- Thường xuyên nôn mửa;
- Cảm thấy khó thở.
Những triệu chứng này là kết quả của việc mất cân bằng điện giải, nhiễm axit hay kiềm (nồng độ axit hay kiềm trong dịch và mô cơ thể cao bất thường).
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm bicarbonate?
Xét nghiệm carbon dioxide (bicarbonate) sẽ giúp tìm ra và theo dõi nguyên nhân gây ảnh hưởng đến nồng độ bicarbonate trong máu, bao gồm bệnh về thận, bệnh về phổi hay tình trạng trao đổi chất.
Nó là một phần của xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những triệu chứng trên.
Xét nghiệm này thường được thực hiện khi:
- Xét nghiệm máu thường quy trên bệnh nhân;
- Khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có một tình trạng ứ nước hay mất nước, làm rối loạn cân bằng điện giải;
- Khi bác sĩ muốn đánh giá tình trạng cân bằng điện giải của bệnh nhân;
- Khi bác sĩ muốn theo dõi một rối loạn hay một liệu pháp điều trị mà có thể gây ra mất cân bằng điện giải.
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm bicarbonate?
Xét nghiệm bicarbonate hầu như không bao giờ được tiến hành một mình. Nó thường được thực hiện cùng với xét nghiệm nồng độ natri, kali, và clo như một phần của các xét nghiệm về điện giải (điện giải đồ).
Một vài loại thuốc sẽ làm tăng nồng độ bicarbonate bao gồm: fludrocortisone, barbiturates, bicarbonates, hydrocortisone, thuốc lợi tiểu quai, và steroids. Thuốc làm giảm nồng độ bicarbonate gồm: methicillin, nitrofurantoin, tetracycline, thiazide diuretics và triamterene. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên cụ thể.
Xét nghiệm bicarbonate có thể được thực hiện chung luôn với xét nghiệm khí máu động mạch (ABG) trên cùng một mẫu máu lấy từ động mạch.
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm bicarbonate?
Xét nghiệm bicarbonate hầu như không bao giờ được tiến hành một mình. Nó thường được thực hiện cùng với xét nghiệm nồng độ natri, kali, và clo như một phần của các xét nghiệm về điện giải (điện giải đồ).
Một vài loại thuốc sẽ làm tăng nồng độ bicarbonate bao gồm: fludrocortisone, barbiturates, bicarbonates, hydrocortisone, thuốc lợi tiểu quai, và steroids. Thuốc làm giảm nồng độ bicarbonate gồm: methicillin, nitrofurantoin, tetracycline, thiazide diuretics và triamterene. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên cụ thể.
Xét nghiệm bicarbonate có thể được thực hiện chung luôn với xét nghiệm khí máu động mạch (ABG) trên cùng một mẫu máu lấy từ động mạch.
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm bicarbonate?
Bạn không cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm. Lưu ý là nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Bác sĩ sẽ báo với bạn nếu bạn cần ngừng uống thuốc trước khi xét nghiệm.
Không nên dừng uống hay sử dụng thuốc nếu chưa báo với bác sĩ.
Báo với bác sĩ về những lo lắng của bạn đối với những yêu cầu của bài xét nghiệm, nguy cơ, cách thực hiện và kết quả có ý nghĩa gì.
Quy trình thực hiện xét nghiệm bicarbonate như thế nào?
Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:
- Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông;
- Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn;
- Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
- Gắn một cái ống để máu chảy ra;
- Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;
- Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;
- Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm bicarbonate?
Bạn có thể hoạt động bình thường sau khi xét nghiệm. Sau đó, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm những xét nghiệm khác nếu bác sĩ cần xem xét tổng quát hơn tình trạng của bạn.
Thông thường có kết quả trong 1 – 2 ngày.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm bicarbonate?
Bạn không cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm. Lưu ý là nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Bác sĩ sẽ báo với bạn nếu bạn cần ngừng uống thuốc trước khi xét nghiệm.
Không nên dừng uống hay sử dụng thuốc nếu chưa báo với bác sĩ.
Báo với bác sĩ về những lo lắng của bạn đối với những yêu cầu của bài xét nghiệm, nguy cơ, cách thực hiện và kết quả có ý nghĩa gì.
Quy trình thực hiện xét nghiệm bicarbonate như thế nào?
Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:
- Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông;
- Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn;
- Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
- Gắn một cái ống để máu chảy ra;
- Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;
- Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;
- Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm bicarbonate?
Bạn có thể hoạt động bình thường sau khi xét nghiệm. Sau đó, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm những xét nghiệm khác nếu bác sĩ cần xem xét tổng quát hơn tình trạng của bạn.
Thông thường có kết quả trong 1 – 2 ngày.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Phạm vi thông thường là từ 23-29 mEq/l (milliequivalents per liter).
Phạm vi giá trị thông thường sẽ khác nhau tuỳ vào từng phòng xét nghiệm. Báo với bác sĩ để được giải thích về kết quả một cách cụ thể.
Khi nồng độ bicarbonate cao hơn hay thấp hơn mức bình thường, nó cho thấy cơ thể của bạn đã gặp vấn đề về việc cân bằng axit – kiềm hay có sự mất cân bằng điện giải trong cơ thể, có thể là do mất hay giữ nước. Cả hai sự mất cân bằng trên có thể do rối loạn chức năng trong cơ thể.
Một số nguyên nhân của nồng độ bicarbonate thấp bao gồm:
- Bệnh Addison;
- Tiêu chảy mãn tính;
- Nhiễm ceton axit tiểu đường;
- Toan chuyển hóa;
- Bệnh về thận;
- Ngộ độc Ethylene glycol hay methanol;
- Dùng quá liều Salicylate (aspirin).
Nồng độ cao có thể bao gồm:
- Nôn mửa trầm trọng;
- Bệnh về phổi, kể cả COPD;
- Hội chứng Cushing;
- Hội chứng Cohn;
- Kiềm chuyển hóa.
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Phạm vi thông thường là từ 23-29 mEq/l (milliequivalents per liter).
Phạm vi giá trị thông thường sẽ khác nhau tuỳ vào từng phòng xét nghiệm. Báo với bác sĩ để được giải thích về kết quả một cách cụ thể.
Khi nồng độ bicarbonate cao hơn hay thấp hơn mức bình thường, nó cho thấy cơ thể của bạn đã gặp vấn đề về việc cân bằng axit – kiềm hay có sự mất cân bằng điện giải trong cơ thể, có thể là do mất hay giữ nước. Cả hai sự mất cân bằng trên có thể do rối loạn chức năng trong cơ thể.
Một số nguyên nhân của nồng độ bicarbonate thấp bao gồm:
- Bệnh Addison;
- Tiêu chảy mãn tính;
- Nhiễm ceton axit tiểu đường;
- Toan chuyển hóa;
- Bệnh về thận;
- Ngộ độc Ethylene glycol hay methanol;
- Dùng quá liều Salicylate (aspirin).
Nồng độ cao có thể bao gồm:
- Nôn mửa trầm trọng;
- Bệnh về phổi, kể cả COPD;
- Hội chứng Cushing;
- Hội chứng Cohn;
- Kiềm chuyển hóa.
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Xem thêm: Sâm Ngọc Linh trồng ở đâu, hướng dẫn cách trồng tốt nhất
Tin mới nhất
- Bí quyết chấm dứt nỗi lo bà bầu đi tiểu nhiều khi mang thai
- Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân & Cách điều trị
- Tiểu đường hoàn điều trị bệnh tiểu đường cực hiệu quả
- Viêm amidan 1 bên sưng nhưng không sốt có nguy hiểm không?
- Viêm khớp vai là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- 7 điều mẹ bầu nên biết về gây tê ngoài màng cứng khi sinh
- Những lưu ý không thể bỏ qua khi sử dụng nấm lim xanh đúng cách
- Làm thế nào để kiểm soát đau tuyến tụy do ung thư?
- Hình ảnh nấm lim xanh tự nhiên cùng cách nhận biết nấm lim thật giả
- Thừa sắt