Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Sỏi Bàng Quang – Triệu chứng & Cách điều trị, Tán sỏi

Sỏi bàng quang là tình trạng kết tinh khoáng chất ở bên trong bàng quang. Với những trường hợp đã phát sinh triệu chứng lâm sàng như tiểu buốt, tiểu ra máu, nước tiểu có màu đậm, bác sĩ thường chỉ định tán sỏi hoặc phẫu thuật loại bỏ sỏi nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Sỏi bàng quang là một trong những dạng sỏi tiết niệu thường gặp

Sỏi bàng quang là gì?

Sỏi bàng quang là một trong những dạng sỏi tiết niệu thường gặp, chỉ đứng sau sỏi thận. Thuật ngữ này đề cập đến sự xuất hiện của khối vật chất cứng (sỏi) ở bên trong bàng quang. Sỏi được tạo thành khi các khoáng chất trong nước tiểu cô đọng và xảy ra hiện tượng kết tinh.

Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới từ 50 tuổi trở lên. Sỏi có thể kết tinh ngay tại bàng quang hoặc có thể rơi từ thận hoặc niệu quản xuống cơ quan này.

Ở một số trường hợp sỏi có kích thước nhỏ và không gây ra các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ thường không yêu cầu điều trị. Ngược lại với những trường hợp phát sinh triệu chứng, việc điều trị cần được tiến hành trong thời gian sớm nhất nhằm ngăn chặn tiến triển và các biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng sỏi bàng quang

Một số dấu hiệu và triệu chứng điển hình của sỏi bàng quang, bao gồm:

Nguyên nhân gây bệnh

Sỏi bàng quang hình thành khi nước tiểu ứ đọng ở bàng quang trong một thời gian dài. Lúc này nước tiểu thường có nồng độ khoáng chất cao và dễ xảy ra hiện tượng kết tinh sỏi.

Phì đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng kết tinh khoáng chất ở bàng quang

Một số nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng kết tinh sỏi tại bàng quang, bao gồm:

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Một số biến chứng thường gặp của sỏi bàng quang, bao gồm:

Một số hình ảnh sỏi bàng quang

Hình ảnh sỏi bàng quang qua xét nghiệm X-Quang
Sỏi có thể kích thích lên niêm mạc bàng quang và khiến cơ quan này bị đau nhức
Hình ảnh sỏi bàng quang sau khi được lấy ra khỏi cơ thể

Chuẩn đoán bệnh sỏi bàng quang

Để phân biệt sỏi ở bàng quang với các bệnh lý có triệu chứng tương tự, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số chẩn đoán sau:

Các phương pháp điều trị sỏi bàng quang

Điều trị thường được chỉ định với trường hợp sỏi có kích thước lớn và gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. Các phương pháp điều trị có thể được áp dụng, bao gồm:

1. Tán sỏi bàng quang

Tán sỏi là phương pháp xâm lấn tối thiểu được chỉ định với những trường hợp có kích thước sỏi nhỏ hơn 6mm. Các kỹ thuật tán sỏi bàng quang thường được chỉ định, gồm có:

Tán sỏi bàng quang bằng nội soi thường được áp dụng khi sỏi có kích thước tương đối

2. Phẫu thuật loại bỏ sỏi bàng quang

Với những sỏi có kích thước lớn hoặc sỏi rắn chắc và không có đáp ứng khi thực hiện kỹ thuật tán, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ sỏi.

Mổ sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ mổ mở bàng quang và đưa sỏi ra bên ngoài. So với phương pháp tán sỏi, phẫu thuật có mức độ xâm lấn cao nên dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh bàng quang,… Vì vậy bác sĩ chỉ yêu cầu thực hiện phương pháp này khi sỏi gây tắc nghẽn đường tiểu.

3. Chữa sỏi bàng quang bằng thuốc Nam

Với trường hợp sỏi nhỏ và không có chỉ định điều trị, bạn có thể tận dụng các loại thuốc Nam để thu nhỏ kích thước sỏi và đào thải sỏi qua đường tiểu. Với những sỏi có kích thước lớn hơn, nên phối hợp thảo dược tự nhiên với một số loại thuốc bào mòn sỏi được bác sĩ chỉ định.

Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng cách chữa sỏi bàng quang bằng thuốc nam

Một số bài thuốc giúp loại bỏ sỏi ở bàng quang bằng thuốc Nam bạn có thể áp dụng, bao gồm:

# Chữa sỏi bàng quang bằng rau đắng

Theo dân gian, rau đắng có tác dụng lợi tiểu, cầm tiêu chảy, tiêu viêm và tán sỏi. Vì vậy thảo dược này thường được dùng để trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm bàng quang,…

Để trị sỏi tiết niệu bằng rau đắng, bạn có thể thực hiện một trong hai bài thuốc sau:

# Trị sỏi tiết niệu bằng râu ngô

Với tác dụng thanh nhiệt, lợi mật, lợi tiểu và tiêu thũng, râu ngô thường được dân gian sử dụng để chữa các chứng bệnh về gan, sỏi tiết niệu và cao huyết áp.

Bài thuốc trị sỏi bàng quang và sỏi tiết niệu bằng râu ngô:

# Rau ngổ chữa sỏi bàng quang

Rau ngổ là loại rau gia vị được dùng phổ biến trong các món ăn của người Việt. Ngoài tác dụng tăng mùi thơm cho món ăn và kích thích vị giác, thảo dược này còn có công dụng tán sỏi thận, sỏi bàng quang và hỗ trợ điều trị các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.

Hai cách dùng rau ngổ chữa sỏi bàng quang, bao gồm:

Khi áp dụng các bài thuốc chữa sỏi bàng quang bằng thuốc Nam, bạn nên thăm khám sau 5 – 7 ngày áp dụng để xem xét tiến triển của bệnh. Nếu không nhận thấy cải thiện, bạn nên tiến hành các thủ thuật ngoại khoa kịp thời để ngăn chặn tiến triển của bệnh.

Chế độ chăm sóc khi điều trị sỏi bàng quang

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, bạn có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng và ngăn chặn tiến triển của bệnh bằng cách thực hiện các biện pháp chăm sóc sau:

Bổ sung rau xanh giúp kiềm hóa nước tiểu và hạn chế nguy cơ sỏi gia tăng kích thước

Phòng ngừa sỏi bàng quang bằng cách nào?

Bệnh hoàn toàn có thể tái phát trở lại nếu bạn tiếp tục duy trì những thói quen thiếu khoa học. Tình trạng tái phát thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến chức năng bài tiết nước tiểu mà còn gây tổn thương vĩnh viễn lên bàng quang và các cơ quan lân cận.

Vì vậy bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh sỏi bàng quang với những biện pháp sau:

Sỏi bàng quang không chỉ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước tiểu mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy bạn nên chủ động trong quá trình thăm khám và điều trị để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng và ngăn chặn tiến triển của bệnh.

Xem thêm: 4 điều bạn nên biết về ảnh hưởng của thuốc NSAIDs đối với thận

Rate this post
Exit mobile version