Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Tác hại của việc nghiện thuốc lá

1.  Nghiện thuốc lá là gì?

Ai cũng biết “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” và “Cai thuốc lá có lợi cho sức khỏe”. Thế nhưng người ta vẫn tiếp tục hút, đó là do người hút thuốc lá đã trở nên “lệ thuộc” hay “nghiện”.

  • Cách phòng và điều trị viêm phế quản cho trẻ bà mẹ nào cũng nên biết
  • Phương pháp chữa viêm họng vào mùa lạnh hiệu quả
  • Bật mí 5 cách chữa bệnh cảm cúm cho bà bầu không cần thuốc
  • Chữa viêm amidan bằng cây thài lài hiệu quả như thế nào?
  • Bài thuốc trị viêm phế quản bằng tỏi và mật ong

Nghiện thuốc lá bao gồm lệ thuộc thực thể vào chất nicotine có trong thuốc lá; lệ thuộc  tâm lý và hành vi đối với hành vi hút thuốc lá.

Nghiện thực thể: chất nicotine tác động lên quá trình hoạt động của hệ thống thần kinh làm người hút thuốc lá có cảm giác hưng phấn, giảm lo lắng, tăng khả năng tập trung .v.v. Khi cai thuốc, người nghiện hút thuốc lá cảm thấy buồn bã, lo lắng, bứt rứt, mất ngủ, khó tập trung, vật vã vì hệ thần kinh của họ đã quen với nồng độ nicotine trong máu cao. Những triệu chứng xuất hiện khi cai thuốc lá được gọi là hội chứng cai thuốc lá, hội chứng cai thuốc này là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tự cai thuốc thành công thấp.

Nghịện tâm lý: người hút thuốc lá có những quan điểm lệch lạc về thuốc lá, họ không nhìn thuốc lá dưới khía cạnh gây hại cho sức khỏe, ngược lại nhìn nhận thuốc lá như là một biểu tượng của sự “trưởng thành”, “nam tính”, “sành điệu”.

Nghiện hành vi: hành vi hút thuốc lá đã trở nên một thói quen, một phản xạ có điều kiện được củng cố bằng hình thức lập đi lập lại qua nhiều năm tháng. Đối với một số người cứ mỗi khi uống cà phê, sau bữa ăn, khi gặp gỡ bạn bè   là hút thuốc lá; đối với một số người khác, việc luôn cầm một điếu thuốc trên tay đã trở thành một thói quen khó bỏ, hành vi đốt điếu thuốc lá ở học đã trở nên hoàn toàn tự động, không đòi hỏi phải suy nghĩ cũng như là hành vi đi xe đạp đối với rất nhiều người biết đi xe đạp.

 

 Để phát hiện lệ thuộc thực thể, người ta dùng 3 phương pháp: hỏi lâm sàng qua trắc nghiệm  Fagerstroms, đo nồng độ CO hơi thở ra.

Câu hỏi 1: Bạn hút điếu thuốc đầu tiên trong ngày sau khi thức dậy bao nhiêu lâu?

+ Cho 3 điểm nếu câu trả lời là < 5 phút

+ Cho 2 điểm nếu câu trả lời là 5 – 30 phút

+ Cho 1 điểm nếu câu trả lời là 30 – 60 phút

+ Cho 0 điểm nếu câu trả lời là > 60 phút

 

Câu hỏi 2: Bạn hút bao nhiêu điếu thuốc một ngày?

+ Cho 3 điểm nếu câu trả lời là > 30 điếu/ngày

+ Cho 2 điểm nếu câu trả lời là 20- 30 điếu/ngày

+ Cho 1 điểm nếu câu trả lời là 10-20 điếu/ngày

+ Cho 0 điểm nếu câu trả lời là < 10 điếu/ngày

+   0-2: không hay ít lệ thuộc về mặt dược lý vào nicotine

+   3-4: lệ thuộc trung bình về mặt dược lý vào nicotine

+   5-6: lệ thuộc nặng về mặt dược lý vào nicotine

+   Phương pháp khách quan, chính xác, rẻ tiền, dễ làm, có kết quả ngay

+   Giúp xác định mức độ lệ thuốc vào nicotine

+   Hiện nay có trang bị một số bệnh viện thành phố

 

Trái với lệ thuộc thực thể, lệ thuộc tâm lý- hành vi không có một thang điểm rõ ràng dể đánh giá, thường được phát hiện thông qua buổi tư vấn với bác sỹ

 

2.  Các phương pháp điều trị cai nghiện thuốc lá:

Theo khuyến cáo của WHO, các biện pháp điều trị được minh chứng là có hiệu quả là: điều trị nhận thức thay đổi hành vi, điều trị bằng thuốc: nicotine thay thế, bupropion, varenicline. Tùy trường hợp, bác sỹ quyết định dung biện pháp điều trị nào, đơn thuần hay kết hợp 2 thậm chí 3 biện pháp. Trong mọi trường hợp đều gồm điều trị nhận thức- thay đổi hành vi

Ngoài những buổi trò chuyện trực tiếp như trên, khi bạn có nhu cầu, bạn có thể liên lạc trực tiếp với bác sỹ qua điện thoại và nhận được tư vấn từ xa: bạn không chỉ nhận được sự trợ giúp của bác sĩ dưới vai trò của người bác sỹ mà còn là một người bạn nữa

        Trong cai thuốc lá cần nhớ:

3.  Lợi ích của cai thuốc lá

 

4.  Những tình huống và biện pháp ngăn ngừa tái nghiện hút thuốc

Trong một tháng đầu tiên: nguyên nhân là do hội chứng cai nghiện thuốc lá, bạn cần báo cho bác sỹ để bác sỹ cho lời khuyên  và các thuốc men nhằm làm giảm đến mức tối đa các tác dụng khó chịu của hội chứng này

Ba đến sáu tháng sau cai thuốc: lúc này hội chứng cai thuốc lá không còn nữa,  bạn chủ quan cho rằng mình đã cai được thuốc lá và cho rằng nếu chỉ hút một hai điếu do bạn bè mời mọc thì sẽ chẳng sao. Háy nhớ rằng chỉ hút trở lại dù chỉ một điếu bạn sẽ nhanh chóng trở lại nghiện thuốc lá. Như vậy trong giai đoạn này nâng cao cảnh giác trong mọi tình huống là điều cần thiết, hãy mạnh dạn nói với người thân và bạn hữu rằng bạn đang cai thuốc lá và hãy đừng mời bạn hút

Sáu tháng – 1 năm : đây là thời điểm những xung đột cuộc sống và công việc xảy ra, bên cạnh đó số lần và thời gian bạn gặp bác sỹ cũng đã thưa thớt rồi, nên bạn rất dễ hút trở lại để có lời khuyên phù hợp

Sau 1 năm: quá trình cai thuốc lá của bạn được xem là thành công, nếu bạn hút trở  lại thì hoàn toàn không phải bạn bị lệ thuộc thuốc lá mà bởi vì bạn muốn hút. Hãy nhớ lại lúc nhỏ bạn từ cậu bé không biết hút thuốc trở thành người nghiện thuốc lá như thế nào và bạn đã chịu khổ sở như thế nào khi hút và cai thuốc. Hãy điện thoại cho bác sỹ nếu thấy cần thiết                                        

Nguồn: http://ykhoaviet.vn/tac-hai-cua-viec-nghien-thuoc-la-2279.html

Xem thêm: Thủ thuật cắt đốt

Rate this post
Exit mobile version