Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Tăng tiết mồ hôi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Tăng tiết mồ hôi là chứng bệnh có liên quan đến hoạt động bài tiết mồ hôi quá mức. Bệnh lý này có xu hướng phát sinh ở người mắc bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, viêm khớp, nhiễm trùng hoặc người có thần kinh căng thẳng kéo dài.

Chứng tăng tiết mồ hôi là gì?

Tăng tiết mồ hôi là gì? Có mấy dạng?

Mồ hôi là kết quả của quá trình bài tiết, có vai trò điều hòa thân nhiệt và giữ ẩm cho làn da. Mồ hôi được tiết ra bởi các hệ thống tuyến nằm ở lớp hạ bì. Tuyến mồ hôi phân bố khắp cơ thể nhưng tập trung nhiều ở vùng dưới cánh tay, trán, cổ, lòng bàn tay và bàn chân.

Mồ hôi được sản sinh khi cơ thể vận động mạnh, nhiệt độ môi trường cao, căng thẳng hoặc lo lắng quá mức,… Tuy nhiên ở một số người mắc bệnh tăng tiết mồ hôi, lượng mồ hôi có thể được bài tiết liên tục ngay cả khi không tác động (vận động mạnh, yếu tố môi trường,…).

Tăng tiết mồ hôi không chỉ làm tăng số lượng mồ hôi được bài tiết mà còn gây ra mùi cơ thể. Lượng mồ hôi được sản sinh quá mức có thể khiến vùng da ẩm ướt, gây ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp và làm việc.

Tăng tiết mồ hôi được chia thành 2 dạng: Nguyên phát (tiên phát) và thứ phát

Tăng tiết mồ hôi được chia thành 2 dạng:

Nguyên nhân gây ra chứng tăng tiết mồ hôi

Bài tiết mồ hôi là hoạt động sinh lý thông thường của cơ thể. Tuy nhiên khi hoạt động này có thể diễn ra quá mức do những nguyên nhân sau:

Trên thực tế có nhiều trường hợp tăng tiết mồ hôi không thể xác định nguyên nhân cụ thể.

Dấu hiệu nhận biết chứng tăng tiết mồ hôi

Mồ hôi thường được tiết ra nhiều khi nhiệt độ môi trường tăng cao, vận động mạnh, lo âu quá độ, ăn thực phẩm cay nóng hoặc uống ít nước. Lượng mồ hôi thường tập trung ở mặt, cổ, nách và lòng bàn tay/ bàn chân.

Tuy nhiên nếu mắc chứng tăng tiết mồ hôi, lượng mồ hôi có thể tiết ra nhiều hơn bình thường ngay cả khi không có tác động nội sinh (vận động mạnh, căng thẳng,…) hay tác động bên ngoài (nhiệt độ môi trường).

Tăng tiết mồ hôi đặc trưng bởi tình trạng mồ hôi được bài tiết quá nhiều

Chứng tăng tiết mồ hôi có thể phân cấp theo từng mức độ. Với những trường hợp nặng, bạn cần chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa.

Chủ động gặp bác sĩ nếu có những biểu hiện sau:

Tăng tiết mồ hôi có nguy hiểm không?

Tăng tiết mồ hôi thường không nguy hiểm hay ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên chứng bệnh này có thể làm gián đoạn hoạt động sinh hoạt, làm việc và giảm mức độ tự tin trong quá trình giao tiếp.

Ngoài ra ở một số trường hợp, mồ hôi tăng tiết có thể gây tự ti, mặc cảm và dẫn đến hiện tượng ngại giao tiếp. Tình trạng này kéo dài có thể tác động đến tâm lý, gây căng thẳng và suy nhược thần kinh.

Chẩn đoán chứng tăng tiết mồ hôi bằng cách nào?

Để chẩn đoán phân biệt chứng tăng tiết mồ hôi với đổ mồ hôi sinh lý, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh lý và thăm khám lâm sàng.

Xét nghiệm máu, nước tiểu, xét nghiệm độ dẫn điện của da,… được thực hiện để chẩn đoán tăng tiết mồ hôi

Nếu nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm sau:

Các phương pháp điều trị tăng tiết mồ hôi

Sau quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân cụ thể để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Nếu mắc chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát, bạn cần tiến hành điều trị bệnh lý nguyên nhân để hạn chế lượng mồ hôi được bài tiết.

Trong trường hợp không thể xác định nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp nhằm kiểm soát lượng mồ hôi và mùi cơ thể.

1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là lựa chọn ưu tiên khi chữa trị chứng tăng tiết mồ hôi. Hầu hết các phương pháp bảo tồn đều có đáp ứng tốt với những trường hợp tăng tiết nhẹ đến trung bình.

Các phương pháp bảo tồn là lựa chọn ưu tiên trong quá trình điều trị

Các biện pháp có thể được áp dụng, bao gồm:

Điều trị nội khoa chỉ đạt kết quả tốt khi phối hợp với chế độ chăm sóc, vệ sinh và dinh dưỡng hợp lý.

2. Thủ thuật ngoại khoa

Với những trường hợp tăng tiết mồ hôi nguyên phát hoặc không có đáp ứng với điều trị nội khoa, bác sĩ có thể cân nhắc một số thủ thuật sau:

Thủ thuật ngoại khoa được chỉ định nếu điều trị bảo tồn thất bại

Phẫu thuật thường không được khuyến khích vì phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro như tổn thương dây thần kinh lân cận, nhiễm trùng, rối loạn hệ thần kinh,… Vì vậy bạn cần cân nhắc trước khi quyết định can thiệp các thủ thuật ngoại khoa.

Phòng ngừa bệnh tăng tiết mồ hôi

Chứng tăng tiết mồ hôi không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên bệnh lý này có thể tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt, khả năng giao tiếp và hiệu suất làm việc. Chính vì vậy bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Vệ sinh cơ thể hằng ngày có thể hạn chế mùi khó chịu và giảm số lượng mồ hôi được bài tiết

Giảm nguy cơ tăng tiết mồ hôi với các biện pháp sau:

Tăng tiết mồ hôi kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt, giấc ngủ và quá trình giao tiếp. Vì vậy nếu nhận thấy dấu hiệu của bệnh, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Xem thêm: Đánh bại căn bệnh TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY ở tuổi 74 nhờ Sơ can Bình vị tán 

Rate this post
Exit mobile version