Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh xương khớp mãn tính và có tiến triển chậm. Bệnh thường gặp ở người trung niên, cao tuổi và xảy ra chủ yếu ở nữ giới. Bệnh lý này là hệ quả do tuổi tác cao, chấn thương mạnh, lao động nặng trong thời gian dài hoặc cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng của các bệnh xương khớp mãn tính.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh gì?

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh gì?

Cột sống thắt lưng là vị trí chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể và các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Chính vì vậy, đốt sống ở vị trí này có nguy cơ bị tổn thương, suy yếu và thoái hóa cao hơn so với những vị trí khác.

Thoái hóa cột sống thắt lưng (Spondylosis) là tình trạng toàn bộ cấu trúc của vùng đốt sống thắt lưng (từ L1 – L5) bị suy yếu và thoái hóa – đặc biệt là đĩa đệm, sụn khớp phối hợp với những thay đổi ở màng hoạt dịch và phần xương dưới sụn. Bệnh thường xảy ra ở người trung niên và cao tuổi với tỷ lệ chủ yếu là nữ giới.

Tương tự như các bệnh xương khớp mãn tính khác, thoái hóa cột sống thắt lưng có tiến triển chậm nhưng dai dẳng và nghiêm trọng dần theo thời gian. Ban đầu, bệnh chỉ gây đau nhức, tê bì nhẹ và hạn chế khả năng vận động. Tuy nhiên nếu không can thiệp điều trị, cấu trúc cột sống có thể bị biến dạng dẫn đến gù vẹo lưng, chèn ép dây thần kinh và tăng nguy cơ tàn phế.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể không gây ra triệu chứng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên khi cấu trúc cột sống bắt đầu suy yếu, cơ quan này có thể bị đau nhức, giảm khả năng vận động và xuất hiện kèm theo một số triệu chứng nặng nề khác.

Bệnh đặc trưng bởi cơn đau xuất hiện ở vùng thắt lưng, đau âm ỉ, dai dẳng và có tính chất cơ học

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, bao gồm:

Trên thực tế, biểu hiện của thoái hóa cột sống thắt lưng thường không điển hình như viêm khớp dạng thấp, gout hay viêm khớp nhiễm khuẩn. Nhiều bệnh nhân nhầm lẫn các triệu chứng này là hệ quả do lao động nặng, sai tư thế hoặc do thời tiết chuyển lạnh.

Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống nói chung và thoái hóa cột sống thắt lưng nói riêng là hệ quả do nhiều yếu tố cộng hưởng như tuổi tác, tính chất nghề nghiệp, tiền sử chấn thường, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và yếu tố di truyền.

Mặc dù xảy ra do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau nhưng cơ chế chính của thoái hóa cột sống thắt lưng là do đĩa đệm và sụn khớp phải chịu áp lực quá tải trong nhiều năm liên tục, dẫn đến phần xương dưới sụn và sụn khớp bị tổn thương, dây chằng bao xung quanh khớp bị xơ xứng và đĩa đệm mất tính đàn hồi.

Sự thoái hóa và suy yếu của các cơ quan cấu thành cột sống thắt lưng chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra các triệu chứng và biến chứng của thoái hóa cột sống.

1. Thoái hóa cột sống thắt lưng nguyên phát

Thoái hóa cột sống thắt lưng nguyên phát đề cập đến tình trạng bệnh xảy ra do ảnh hưởng của quá trình lão hóa. Khi tuổi tác lên cao, đĩa đệm, dây chằng, sụn khớp và đốt sống có xu hướng bị thoái hóa, suy yếu và tổn thương dần theo thời gian.

Ngoài ra, quá trình thoái hóa còn thúc đẩy hoạt động phá hủy mô xương và làm chậm quá trình tái tạo, phục hồi. Chính vì vậy, người trung niên và cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc các chứng bệnh xương khớp mãn tính cao hơn so với người trẻ.

Nếu xảy ra do nguyên phát (ảnh hưởng của tuổi tác cao), thoái hóa cột sống thường khởi phát muộn (trên 60 tuổi) và tiến triển tương đối chậm. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, triệu chứng của thoái hóa cột sống nguyên phát có thể nhẹ hơn so với những nguyên nhân thứ phát.

2. Thoái hóa cột sống thắt lưng thứ phát

Thoái hóa cột sống thắt lưng thứ phát đề cập đến các nguyên nhân có thể gây tổn thương và thoái hóa cột sống – ngoại trừ yếu tố tuổi tác. Nếu xảy ra do các nguyên nhân và yếu tố này, bệnh có thể xảy ra sớm hơn (khoảng 45 – 55 tuổi), tốc độ thoái hóa diễn ra nhanh chóng và triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn so với nguyên nhân nguyên phát.

Chấn thương là một trong những yếu tố đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm, dây chằng,…

Một số nguyên nhân đẩy nhanh quá trình thoái hóa vùng cột sống thắt lưng, bao gồm:

3. Yếu tố nguy cơ

Ngoài những nguyên nhân trên, nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng cũng tăng lên đáng kể khi có các yếu tố thuận lợi sau:

Thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra biến chứng gì?

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh xương khớp mãn tính có tiến triển chậm. Trên thực tế, các triệu chứng của bệnh lý này có mức độ nhẹ hơn so với các bệnh cột sống khác như viêm cột sống dính khớp, lao cột sống hay thoát vị đĩa đệm.

Mặc dù chưa có biện pháp điều trị dứt điểm nhưng nếu chủ động thăm khám và can thiệp xử lý sớm, các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát hoàn toàn. Ngược lại, thoái hóa cột sống có thể nghiêm trọng dần theo thời gian và gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách.

Thoái hóa cột sống thắt lưng kéo dài có thể gây tích tụ canxi và phát triển gai xương bất thường

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ra các biến chứng sau:

Có thể thấy, mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng thoái hóa cột sống ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, thể trạng và sức khỏe. Do đó, bệnh nhân cần chủ động thăm khám, chẩn đoán và điều trị trong thời gian sớm nhất. Thực hiện các biện pháp kiểm soát sớm có thể cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và dự phòng được các biến chứng nặng nề.

Chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng

Trước khi can thiệp điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán nhằm xác định bệnh và loại trừ một số khả năng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, các kỹ thuật chẩn đoán còn giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh lý, mức độ thoái hóa cột sống và phát hiện các biến chứng.

Hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng qua xét nghiệm X-Quang

Chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng bao gồm các kỹ thuật sau:

Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Hiện nay, không có biện pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hoàn toàn – bao gồm cả nguyên nhân nguyên phát hay thứ phát. Mục đích chính của điều trị là làm giảm triệu chứng, hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của quá trình thoái hóa.

1. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là lựa chọn ưu tiên trong điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng. Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị triệu chứng kết hợp với thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm để tác động toàn diện đến tiến triển của bệnh.

Thuốc điều trị thoái hóa cột sống bao gồm thuốc làm giảm triệu chứng và thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng:

Các loại thuốc tác dụng chậm được khuyến khích sử dụng trong thời gian dài để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và phục hồi cấu trúc cột sống bị tổn thương. Ngược lại, thuốc điều trị triệu chứng chỉ được dùng trong điều trị ngắn hạn và cần giảm liều hoặc ngưng sử dụng ngay khi có thể. Lạm dụng các loại thuốc này có thể gây tổn thương gan, thận, dạ dày, tăng nguy cơ đột quỵ, loãng xương,…

2. Vật lý trị liệu

Bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân cần kết hợp đồng thời với vật lý trị liệu nhằm kiểm soát triệu chứng, giảm đau nhức và hạn chế mức độ chèn ép lên rễ thần kinh. Ngoài ra, tác động cơ học từ phương pháp này còn giúp ổn định cấu trúc cột sống và cải thiện chức năng vận động đáng kể.

Vật lý trị liệu giúp giảm chèn ép rễ thần kinh, giảm đau và cải thiện chức năng vận động

Các phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng trong điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng:

Vật lý trị liệu cho tác dụng chậm hơn so với dùng thuốc. Tuy nhiên phương pháp này có độ an toàn cao, hiệu quả lâu dài. Đồng thời không chỉ giúp kiểm soát triệu chứng mà còn hỗ trợ cải thiện chức năng vận động và giảm chèn ép lên rễ thần kinh. Vì vậy, bệnh nhân nên phối hợp sử dụng thuốc và vật lý trị liệu để đạt được hiệu quả tối ưu.

3. Phẫu thuật (điều trị ngoại khoa)

Điều trị ngoại khoa là lựa chọn cuối cùng đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng. Trên thực tế, bác sĩ chỉ yêu cầu phẫu thuật trong những trường hợp sau:

Chế độ chăm sóc dành cho người bị thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng có xu hướng tiến triển nặng nếu tiếp tục duy trì các thói quen xấu. Vì vậy bên cạnh phương pháp điều trị, bệnh nhân cần loại trừ các yếu tố nguy cơ, xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học nhằm hỗ trợ hiệu quả của các biện pháp y tế và tác động tích cực đến tiến triển của bệnh.

Người bị thoái hóa cột sống thắt lưng nên tập các bộ môn nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, khiêu vũ,…

Chế độ chăm sóc dành cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng:

Kết hợp giữa phương pháp y tế và lối sống lành mạnh có thể cải thiện đau nhức, giảm triệu chứng đi kèm và làm chậm tiến triển của bệnh đáng kể. Hơn nữa, chế độ chăm sóc khoa học còn giúp giảm mức độ triệu chứng, từ đó hạn chế nguy cơ lạm dụng và phụ thuộc vào thuốc giảm đau, chống viêm.

Phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống là bệnh xương khớp mãn tính và không thể điều trị hoàn toàn. Chính vì vậy, việc chủ động phòng ngừa bệnh lý này là điều hết sức cần thiết.

Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa cột sống thắt lưng:

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh xương khớp thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay, chưa có biện pháp hay loại thuốc điều trị dứt điểm bệnh lý này. Do đó, bệnh nhân cần phối hợp giữa các phương pháp y tế với lối sống khoa học để kiểm soát tiến triển của bệnh và phòng ngừa biến chứng.

Nguồn: https://ihs.org.vn/thoai-hoa-cot-song-that-lung-28336.html

Xem thêm: 10+ mẹo trị ho có đờm bằng bài thuốc dân gian hiệu quả tại nhà

Rate this post
Exit mobile version