Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hoá đốt sống cổ là một bệnh lý phổ biến liên quan đến các khớp và đĩa đệm trong cột sống cổ. Phần lớn, nguyên nhân dẫn đến thoái hoá đốt sống cổ là do tuổi tác và một số nguyên nhân khác như sinh hoạt hàng ngày, công việc,… Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ còn được gọi là thoái hoá cột sống cổ, đây là một tình trạng tổn thương thoái hoá của sụn khớp, dây chằng, đĩa liên đốt tới các màng dẫn đến quá trình sụn khớp bị bào mòn và hình thành nên các gai xương cạnh khớp.

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý phổ biến liên quan đến các khớp và đĩa đệm trong cột sống cổ

Hệ thống của cột sống cổ có 7 đốt sống, do đó quá trình thoái hoá đốt sống có thể xảy ra ở bất kỳ đốt nào từ C1 đến C7. Tuy nhiên, thoái hoá thường xảy ra ở đốt sống cổ C5, C6 và C7, bởi đây là những đốt sống thường chịu nhiều tác động từ trọng lượng phần đầu. Đồng thời còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường khác.

Nếu bệnh thoái hoá đốt sống cổ ở mức độ nhẹ sẽ gây chèn ép tuỷ cổ dẫn đến đau đầu, chóng mặt, thiếu máu lên não, rối loạn đại tiểu tiện. Tuy nhiên, nếu tình trạng ở mức độ nặng thì dẫn đến teo cơ, bị liệt nửa người hoặc thậm chí có thể gây liệt vĩnh viễn.

Có thể nói, đây là bệnh lý vô cùng phổ biến, không chỉ xuất hiện phổ biến ở người già mà còn có thể xảy ra ở người trẻ tuổi, không phân biệt giới tính. Thông thường, thoái hoá đốt sống cổ thường xảy ra đối với những người làm các công việc văn phòng, ít vận động,…

Nguyên nhân dẫn đến thoái hoá đốt sống cổ

Theo thống kê hiện nay có đến hơn 90% người mắc bệnh ở độ tuổi từ 60 trở lên, cho thấy phần lớn nguyên nhân là do tuổi tác. Đồng thời, bệnh còn xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Chính vì những nguyên nhân trên sẽ dẫn đến sự thay đổi trong phần cột sống khiến cho xương và sụn bảo vệ ở cổ dễ bị hao mòn và dẫn đến tình trạng thoái hoá đốt sống cổ. Cụ thể sự thay đổi này gồm có:

Triệu chứng của bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Ở giai đoạn đầu, người bị thoái hoá đốt sống cổ sẽ không có biểu hiện gì đặc biệt, các biểu hiện thường thấy nhất là người bệnh cảm thấy đau, nhức, mỏi, khó vận động vùng cổ. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể lan từ gáy tới tai, bả vai, cánh tay, nhức đầu, hạn chế vận động,…

Cơn đau dễ dàng lây sang các vị trí khác

Dần dần những dấu hiệu này sẽ trở thành những triệu chứng thường xảy ra hơn.  Và các triệu chứng của bệnh thoái hoá đốt sống cổ dần trở nên phổ biến như:

Thoái hoá cột sống cổ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, thoái hoá đốt sống cổ không đe doạ nhiều đến tính mạng, thế nhưng nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ và bệnh có thể gây tê liệt vùng cổ.

Cột sống cổ là một trong những bộ phận quan trọng, là nơi liên kết nhiều dây thần kinh vận động. Vì vậy, nếu cột sống cổ bị thoái hoá sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Phân loại và chẩn đoán thoái hoá đốt sống cổ

1. Phân loại thoái hoá đốt sống cổ

Thoái hoá đốt sống cổ được phân loại dựa trên cấp độ tổn thương, mỗi cấp độ sẽ có những triệu chứng điển hình như sau:

Mỗi cấp độ của thoái hoá đốt sống cổ sẽ có những triệu chứng đau khác nhau

2. Chẩn đoán thoái hoá đốt sống cổ

Khi đi khám bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các chẩn đoán sau:

2.1. Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng sẽ dựa trên 4 hội chứng sau đây:

2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Tiếp đến các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm và chụp hình để hỗ trợ việc chẩn đoán trở nên chính xác hơn như:

2.3. Chẩn đoán xác định

Sau khi thu thập dữ liệu ở các chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bệnh giúp phân biệt được bệnh thoái hoá đốt sống cổ và các bệnh lý khác có dấu hiệu lâm sàng tương tự như:

Phương pháp điều trị bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Phương pháp điều trị bệnh thoái hoá đốt sống cổ thường tập trung làm giảm đau cổ vai gáy giúp làm giảm nguy cơ tổn thương vĩnh viễn, từ đó người bệnh có thể trở về cuộc sống như bình thường.

1. Phương pháp điều trị nội khoa

Đối với trường hợp bị thoái hoá đốt sống cổ vừa và nhẹ, bác sĩ sẽ kê toa những loại thuốc điều trị thoái hoá đốt sống cổ như:

2. Vật lý trị liệu

Chữa thoái hoá đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị được đánh giá cao. Bởi vì phương pháp này mang đến tác dụng phòng và hỗ trợ phục hồi chức năng đốt sống cổ sau điều trị bằng phẫu thuật.

Thông qua các bài tập theo sự hứng dẫn của chuyên viên sẽ giúp kéo dải và tăng cường sức cơ ở cổ và vai. Cùng với các phương pháp như kéo dãn, xoa bóp vùng và điện phân dẫn thuốc cũng sẽ giúp làm giảm các biểu hiện đau đáng kể.

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp hỗ trợ phục hồi chức năng cột sống cổ được đánh giá là khá hiệu quả

3. Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng thực hiện khi không thể điều trị khỏi bằng thuốc và tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn nặng như:

Từ những biến chứng gây nguy hiểm như trên có thể sẽ làm phiền đến cuộc sống của người bệnh một cách nghiêm trọng. Do đó, phẫu thuật là phương pháp cuối cùng để cải thiện tình trạng bệnh và chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, có một số phương pháp phẫu thuật mà bạn có thể tham khảo như:

Phòng ngừa bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Bên cạnh việc tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị thì việc phòng ngừa cũng là một yếu tố góp phần quan trọng giúp đẩy lùi các triệu chứng của thoái hoá đốt sống cổ một cách nhanh chóng.

1. Trong sinh hoạt hàng ngày

2. Trong khi làm việc

3. Trong khi ngủ

4. Trong chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ dinh dưỡng góp phần làm cải thiện các triệu chứng của bệnh

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh thoái hoá đốt sống cổ mà bạn đọc có thể tham khảo. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, do đó hãy thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học và hợp lý cũng như tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn và đẩy lùi bệnh một cách hiệu quả.

Nguồn: https://ihs.org.vn/thoai-hoa-dot-song-co-28718.html

Xem thêm: Viêm da cơ địa ở mặt có tự khỏi không? Cách trị dứt điểm tại nhà

Rate this post
Exit mobile version