Người ta vẫn ví “đôi mắt là cửa số tâm hồn”, vậy sẽ thế nào khi ung thư mắt xuất hiện? Chỉ có những người đã và đang sống cùng căn bệnh này mới thấu hiểu được hết những ảnh hưởng mà căn bệnh có thể gây ra cho cuộc sống cũng sức khỏe.
Như một sự quan tâm mà chúng tôi muốn gửi đến tất cả các bạn đọc, bài viết kì này chúng tôi xin dành thời giam điểm qua những thông tin cơ bản về bệnh ung thư mắt.
Bệnh ung thư mắt là gì?
Ung thư mắt hay còn gọi là u hắc tố mắt, là một căn bệnh mà các khối u ác tính xuất hiện và phát triển ở vùng mắt, đây là một căn bệnh về mắt rất hiếm gặp.
Tùy vào vị trí mà khối u xuất hiện người ta phân làm ung thư mi mắt, ung thư trong mắt. Mặc dù là một căn bệnh hiếm gặp nhưng lại khá nguy hiểm và hiện tại căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng. Theo thống kê tại bệnh viện mắt Tp. Hồ Chí Minh, trong năm 2006 bệnh viện nhận điều trị cho 372 trường hợp. Cuộc sống càng hiện đại thì tỷ lệ mắc phải căn bệnh này thường tăng lên.
Ung thư mắt có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, ung thư mắt ở người lớn có thể là qua những thói quen trong sinh hoạt hoặc do môi trường sống, còn ung thư mắt ở trẻ em chủ yếu là do bẩm sinh có thể là di truyền hoặc không di truyền, khối u sẽ phát triển ở các tế bào chưa trưởng thành ở võng mạc và từ đó làm hỏng đôi mắt của bé.
Dấu hiệu ung thư mắt ở trẻ em được nhận biết thông qua màu sắc của đồng tử, bạn có thể kiểm tra bằng cách chụp ảnh bé có sử dụng đèn flash.
Nguyên nhân gây ung thư mắt
Một số nguyên nhân điển hình gây nên căn bệnh ung thư mắt có thể kể đến như:
Sự thay đổi bất thường của nhiễm sắc thể
Làm việc trong môi trường độc hại
Di truyền
Hệ miễn dịch bị suy giảm
Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không sử dụng biện pháp bảo vệ
Chủng tộc: Một thống kê cho biết, tỷ lệ mắc ung thư mắc ở người da trắng thường coa hơn da đen.
Ngoài một số nguyên nhân chủ quan thì hầu hết những nguyên nhân gây ung thư đều đến từ các tác nhân bên ngoài. Nếu như biết bảo vệ sự an toàn cho sức khỏe thì người bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được căn bệnh này.
Dấu hiệu ung thư mắt
Các triệu chứng ung thư mắt sẽ là căn cứ giúp mỗi người nhận ra sự phát triển của căn bệnh, song các triệu chứng này lại dễ khiến bạn bị nhầm lẫn với căn bệnh xuất hiện ở mắt khác. Nếu các biểu hiện của ung thư mắt được liệt kê dưới đây xuất hiện thường xuyên và gia tăng về mức độ, thì bạn nên sớm đến cơ sở y tế để kiểm tra và thực hiện các biện pháp điều trị. Các dấu hiệu của ung thư mắt phải kể đến như:
Giảm thị lực: Khi các tế bào ung thư mới hình thành, biểu hiện đầu tiên người bệnh sẽ thấy đó chính là sự suy giảm về thị lực, người bệnh có thể nhìn mờ, nhìn nhòe, thậm chí nhiều lúc còn không nhìn rõ.
Nốt nhỏ trong mắt: Người bệnh có thể thấy những nốt nhỏ ở bên trong mắt, nốt nhỏ này có hình dạng khó xác định, nếu có dấu hiệu này thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ rất cao.
Hai mắt không cân đối: khi tế bào khối u phát triển, hai mắt sẽ có sự chênh lệch về kích thước, một mắt có thể bị lồi to hoặc mí bị sụp làm hạn chế tầm nhìn hoặc người bệnh có thể nhìn nghiêng hoặc lệch.
Đồng tử có dấu hiệu lạ: Dấu hiệu lạ này được phát hiện khi chiếu đèn flash vào mắt, bình thường đồng tử sẽ có màu đỏ, nếu như cơ quan này có màu trắng, màu vàng hoặc một màu nào khác thì có nguy cơ cao bị bệnh ung thư mắt.
Viêm, sưng đỏ: Khi các tế bào ung thư phát triển chúng sẽ tàn phá đôi mắt và khiến đôi mắt dễ gặp phải tình trạng sưng, viêm, đỏ; người bệnh sẽ có cảm giác đau cộm, căng tức ở mắt vô cùng khó chịu.
Mắt bị lồi ra: triệu chứng này thường gặp khi căn bệnh đã ở vào giai đoạn cuối, khối u phát triển chèn ép và bị đẩy lồi ra ngoài. Theo thời gian, vùng lồi sẽ ngày càng được nhân rộng ra.
Có thể bạn quan tâm: TÌM HIỂU: Bệnh ung thư nướu răng và các triệu chứng điển hình của bệnh
Các giai đoạn phát triển của ung thư mắt
Ung thư mắt được chia làm 4 giai đoạn phát triển khác nhau bao gồm:
Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này kích thước của khối u chỉ khoảng 1 – 2mm, ở giai đoạn 1 thì các dấu hiệu của bệnh vẫn chưa xuất hiện và người bệnh hầu hết đều không phát hiện được bệnh.
Giai đoạn 2: Kích thước khối u đã lớn hơn, từ 5 – 8mm, các triệu chứng của bệnh đã bắt đầu xuất hiện, nhưng các triệu chứng chưa rõ ràng nên cũng không khiến người bệnh để ý.
Giai đoạn 3: Kích thước khối u đã lớn khoảng 8 – 10mm, ở giai đoạn này các tế bào khối u đã lây lan sang các mô xung quanh đó.
Giai đoạn 4: đây là giai đoạn cuối của căn bệnh, tế bào ung thư đã lan sang các hạch bạch huyết, tủ lệ sống của người bệnh lúc này chỉ là 15%, sức khỏe của người bệnh ở giai đoạn 4 cũng khá yếu.
Điều trị ung thư mắt
Đối với căn bệnh ung thư xuất hiện ở đôi mắt, tỷ lệ điều trị căn bệnh khỏi hoàn toàn nếu phát hiện ở giia đoạn sớm chiếm một tỷ lệ khá cao, nhưng nếu bệnh đã ở giai đoạn muộn thì việc điều trị bệnh chỉ là để duy trì thời gian sống của người bệnh, điều này cũng đã trả lời được thắc mắc của nhiều người bệnh rằng ung thư mắt có chữa được không?
Có một điều đáng buồn là hầu hết những trường hợp mắt bệnh hiện nay đều phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, các phương pháp điều trị bệnh sẽ không thể cứu vãn được sức khỏe của người bênh. Với sự suy sụp về tinh thần cùng những ảnh hưởng mà căn bệnh gây nên, sức khỏe của người bệnh đi xuống rất nhanh và hầu hết thời gian sống khi ở giai đoạn cuối của người bệnh ung thư mắt thường rất thấp.
Song dù là phát hiện bệnh ở giai đoạn nào thì người bệnh cũng cần thực hiện các biện pháp điều trị, bởi những ảnh hưởng từ căn bệnh gây ra không hề nhẹ. Phác đồ điều trị ung thư mắt sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám và kiểm tra, một số phương pháp được các bác sĩ sử dụng trong quá trình điều trị có thể kể đến như:
Phẫu thuật: Phương pháp này được sử dụng để cắt bỏ tế bào khối u, cụ thể là vùng màng chớp mắt, vùng cận màng da mắt, phía trên cầu mắt, viền mí mắt,…sẽ bị cắt bỏ. Phần bị cắt bỏ này sẽ phụ thuộc vào sự xâm lấn của các tế bào khối u. Mặc dù cắt bỏ tế bào khối u nhưng phẫu thuật có thể vẫn không loại bỏ được hoàn toàn khối u.
Xạ trị: Sử dụng các tia ánh sáng điện tử để chiếu trực tiếp vào tế bào ung thư nhằm tiêu diệt và phá hủy chúng. Xạ trị sẽ gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị.
Hóa trị: Là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế tối đa sự phát triển và sinh sôi của các tế bào. Phương pháp này thường được sử dụng trước và sau khi phẫu thuật để nâng cao hiệu quả điều trị, từ đó giúp kéo dài thời gian sống của người bệnh.
Bài thuốc Đông y: Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Đông y trong suốt quá trình điều trị để tăng cường sức đề kháng, cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ quá trình hóa trị, xạ trị và phẫu thuật nhằm ức chế tốt nhất sự phát triển của tế bào ung thư, từ đó đem lại một cuộc sống chất lượng tốt hơn.
Phòng ngừa ung thư mắt
Đôi mắt có một vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng cuộc sống của mỗi người, mặc dù căn bệnh ung thư mắt rất hiếm gặp nhưng chúng ta cũng nên thực hiện các biện pháp phòng tránh, để đảm bảo có được một sức khỏe và một cuộc sống tốt nhất.
Để phòng ngừa ung thư mắt bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: ánh nắng mặt trời có rất nhiều tia UV, để bảo vệ mắt bạn nên đeo kính mắt có tác dụng chống tia UV, đội mũ rộng vành khi đi ra ngoài.
Ăn uống điều độ: chế độ ăn uống cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của đôi mắt. Để đảm có được một đôi mắt khỏe nhất, bạn nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều trái cây và rau củ trong các bữa ăn; hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, các loại thịt đỏ, rượu bia và các chất kích thích.
Sử dụng các thiết bị điện tử hợp lý: cũng không thiếu những trường hợp ung thư mắt vì dùng điện thoại, một số người hiện nay sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử nhiều giờ liên tục, đặc biệt là tình trạng sử dụng điện thoại về đêm, thói quen này sẽ không thực sự tốt cho sức khỏe của mắt một chút nào. Vì vậy, để hạn chế tổn thương cho mắt nói chung và ung thư mắt nói riêng, bạn nên sử dụng các thiết bị điện tử cho hợp lý.
Tập thể dục thường xuyên: Bên cạnh việc duy trì những bài tập thể dục hàng ngày cho cơ thể, bạn có thể sử dụng các bài tập dành riêng cho mắt. Việc này sẽ giúp làm giảm sự căng thẳng và mệt mỏi cho đôi mắt, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và mắt để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Thường xuyên đi khám sức khỏe nhãn khoa định kì: Đi khám sức khỏe mắt cũng nên dược thực hiện định kỳ hàng năm, việc này sẽ giúp bạn phát hiện sớm những vấn đề đang gặp phải ở mắt, từ đó thực hiện các biện pháp điều trị để giảm những tổn thương cho cơ quan thị lực này, hướng đến mục tiêu có một đôi mắt khỏe mạnh nhất.
Dấu hiệu, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ung thư tuyến tụy
Phòng tránh ung thư mắt nên được thực hiện chủ động ở mỗi người, bởi một khi bạn ý thức được vai trò cần thiết của vấn đề này bạn mới thực hiện và duy trì tốt các biện pháp bảo vệ mắt và ngăn ngừa sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Chúc bạn sẽ luôn có được một đôi mắt khỏe mạnh và căn bệnh ung thư mắt sẽ không ghé thăm bạn.
<!– Facebook Comment
–>
Xem thêm: Chuột rút: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý, phòng tránh hiệu quả