Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Tổng quan về bệnh viêm dạ dày mạn tính

Viêm dạ dày mạn tính (mãn tính) hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh có thể gây loét và ung thư dạ dày nếu không được điều trị từ sớm.

Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương và sưng viêm

Viêm dạ dày mạn tính là gì?

Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị sưng viêm kéo dài. Viêm dạ dày thường là hệ quả do vi khuẩn xâm nhập và làm tổn thương, loét cơ quan này. Vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm dạ dày là Helicobacter pylori (Hp).

Viêm dạ dày mạn tính thường phát triển trong một thời gian dài và rất dễ chuyển biến sang giai đoạn loét và ung thư nếu không được điều trị đúng cách.

1. Các loại viêm dạ dày mạn tính

Viêm dạ dày mạn tính gồm có 3 loại chính:

Ngoài ra, bạn có thể gặp phải các loại viêm dạ dày ít phổ biến hơn như viêm dạ dày phì đại khổng lồ, viêm dạ dày bạch cầu ái toan,…

2. Triệu chứng

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm dạ dày mạn tính bao gồm:

Bạn có thể gặp phải các triệu chứng không được đề cập trong bài viết. Khi nhận thấy các biểu hiện khác lạ, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng mà mình gặp phải.

3. Nguyên nhân

Những nguyên nhân sau đây có thể gây kích ứng niêm mạc và dẫn đến tình trạng viêm dạ dày mãn tính:

Nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm dạ dày mạn tính

Nếu bạn thường xuyên duy trì những thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học như hút thuốc, căng thẳng kéo dài, trầm cảm, chế độ ăn giàu chất béo, nhiều muối,… thì bạn đang có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính cao hơn gấp nhiều lần người bình thường.

4. Biến chứng

Viêm dạ dày mạn tính có thể dẫn đến loét và chảy máu dạ dày. Tình trạng sưng viêm dạ dày
không được điều trị còn làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Các biến chứng do viêm dạ dày mạn tính không chỉ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, một số trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Do đó, bạn cần nghiêm túc trong quá trình điều trị bệnh lý này.

Phác đồ điều trị bệnh viêm dạ dày mạn tính

1. Chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính

Trước khi tiến hành các xét nghiệm, bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng sức khỏe của bạn và gia đình bạn. Nghiên cứu cho thấy người có người thân từng nhiễm vi khuẩn Hp sẽ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn này cao hơn.

Xét nghiệm máu, nội soi, xét nghiệm phân,… là những phương pháp được thực hiện trong chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính

2. Điều trị viêm dạ dày mạn tính

Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân gây viêm dạ dày và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, quá trình điều trị thường tập trung vào 2 phương pháp: dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống.

Nếu bạn bị viêm dạ dày mạn tính loại A, bác sĩ sẽ khuyên bạn bổ sung các thành phần dinh dưỡng mà cơ thể thiếu hụt. Với trường hợp bị viêm dạ dày mạn tính loại B, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng vi khuẩn và thuốc kháng axit để tiêu diệt vi khuẩn Hp. Đối với viêm dạ dày mạn tính loại C, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn ngưng dùng NSAID hoặc không được uống rượu để ngăn ngừa tổn thương mới lên dạ dày.

Dùng thuốc

Các loại thuốc được bác sĩ kê toa để điều trị viêm dạ dày mạn tính bao gồm:

Dùng thuốc giúp làm giảm viêm và giảm đau do bệnh viêm dạ dày mạn tính gây ra

Các loại thuốc chỉ giúp bạn giảm cơn đau và các triệu chứng của bệnh. Điều trị viêm dạ dày mạn tính đòi hỏi người bệnh phải kiên trì trong thời gian dài, do đó bạn cần kết hợp với chế độ ăn để hỗ trợ tác dụng của thuốc.

Chế độ ăn

Bác sĩ có thể đề nghị bạn thay đổi chế độ ăn để giảm kích ứng lên dạ dày. Bạn cần hạn chế các nhóm thức ăn khiến tình trạng viêm ở dạ dày chuyển biến nghiêm trọng hơn như:

Bên cạnh đó, bạn có thể tận dụng những thực phẩm lành mạnh để tái tạo dịch bảo vệ dạ dày và cải thiện tình trạng viêm sưng như:

Một số loại thực phẩm có chứa các thành phần tốt cho dạ dày, giúp giảm loét và viêm ở niêm mạc. Bạn có thể dùng những loại thực phẩm này để cải thiện bệnh.

Sử dụng tỏi, nghệ, gừng,… để ức chế vi khuẩn và cải thiện tổn thương tại niêm mạc dạ dày

3. Theo dõi và phòng ngừa

Trong quá trình điều trị, bạn phải thường xuyên gặp bác sĩ để được kiểm soát chặt chẽ tình trạng sức khỏe. Nếu dạ dày có dấu hiệu mới phát sinh, bạn nên báo với bác sĩ để được khắc phục ngay.

Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây lây nhiễm vi khuẩn Hp, do đó bạn nên phòng ngừa nhiễm khuẩn bằng cách rửa tay trước và sau khi ăn, đảm bảo ăn chín uống sôi, vệ sinh nhà cửa và môi trường sống thoáng mát,…

Bên cạnh đó, cần tránh tình trạng căng thẳng, áp lực, không hút thuốc, sử dụng rượu bia, thuốc giảm đau trong thời gian điều trị. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc giảm đau, bạn nên báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe để được cân nhắc và điều chỉnh liều lượng thích hợp.

Khám bệnh viêm dạ dày mạn tính ở đâu?

Cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán và điều trị bệnh viêm dạ dày mạn tính. Bạn có thể tham khảo một số bệnh viện lớn để cân nhắc trước khi quyết định nơi khám và điều trị:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày mạn tính, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và can thiệp điều trị. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chẩn đoán, lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường ăn được cam không: Xem ngay để biết!

Rate this post
Exit mobile version