Rau củ có chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất rất tốt cho cơ thể, giúp tăng hệ miễn dịch, phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, đối với người bệnh dạ dày không phải loại rau củ nào cũng có lợi. Vậy, bị trào ngược dạ dày nên ăn rau gì, củ quả gì? Hãy theo dõi bài viết để biết thêm thông tin chi tiết về những loại rau xanh tốt cho tiêu hóa.
Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì?
Rau củ nên được bổ sung vào thực đơn ăn uống thường ngày của mỗi chúng ta. Đối với người bệnh trào ngược dạ dày thì càng phải chú trọng vấn đề này hơn, nhất là khi chọn rau củ cần tuân theo những nguyên tắc sau đây:
- Chọn những loại rau củ mềm, ít xơ dễ tiêu hóa.
- Không nên dùng nhiều các loại khoai và đậu dễ gây đầy bụng.
- Chọn những loại rau củ màu sẫm, nhiều vitamin vì chúng có thể làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Không nên chọn những loại rau có vị chua, có tính nóng hoặc cay
Vậy trào ngược dạ dày nên nên ăn rau gì, củ quả gì? Chuyên mục đã tham khảo ý kiến chuyên gia tiêu hóa và đúc rút được thông tin của các loại rau tốt cho dạ dày.
Bông cải xanh
Bông cải xanh hay súp lơ được mệnh danh là siêu thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng vitamin và khoáng chất tốt gấp nhiều lần những loại rau củ bình thường.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, bông cải xanh giúp giải độc, tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, ổn định huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống ung thư, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón.
Đặc biệt hơn nữa, hoạt chất sulforaphane trong bông cải xanh có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn hP – thủ phạm gây nên bệnh lý trào ngược dạ dày.
Rau thì là
Thì là được biết đến là loại rau thơm phổ biến ở Việt Nam. Các bà nội trợ thường chế biến món hải sản hấp đi kèm thì là. Bên cạnh tác dụng giảm mùi tanh trên thực phẩm, loại rau này còn có rất nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa như: Giảm viêm, thư giãn, giảm co thắt dạ dày, đẩy lùi ợ chua, ợ hơi, nóng rát…
Theo dân gian, người bệnh trào ngược dạ dày có thể dùng thì là theo 2 cách hữu hiệu sau:
- Nhai khoảng 2 thìa hạt thì là thật kỹ và nuốt. Thực hiện bài thuốc này 2 lần và
o buổi sáng và tối sau khi ăn - Dùng 10g hạt thì là đun sôi với 500ml nước trong vòng 10 phút. Chia nước là 3 phần dùng 3 lần trong ngày, sau khi ăn.
Rau mùi tây
Nhiều chuyên gia tiêu hóa khuyến khích người bị trào ngược dạ dày nên ăn rau mùi tây. Bởi loại ray này có lượng vitamin A,C và kali rất cao. Chúng có tác dụng ngăn giảm lượng dịch vụ acid dư thừa trong dạ dày, giảm đau, kháng viêm tự nhiên.
Đặc biệt hơn, hoạt chất trong rau mùi tây tạo nên một lớp màng bảo vệ dạ dày, phòng tránh viêm loét do vi khuẩn HP gây ra. Bên cạnh hệ tiêu hóa, rau mùi tây còn giúp cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư, tăng số lượng hồng cầu trong máu. Vậy nên người bệnh có thể lựa chọn rau này để ăn nhiều hơn trong mỗi bữa ăn.
Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì ? – Măng tây
Đối với người bị trào ngược dạ dày thì nồng độ axit trong dạ dày thường cao, chúng cần phải được trung hòa và nên ăn rau có tính kiềm cao, như măng tây. Ngoài ra, măng tây cũng có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa như: các vitamin, omega-3, axit folic, canxi,…
Nên khi ăn măng tây người bệnh sẽ không chỉ thuyên giảm những triệu chứng của bệnh, mà còn làm lành được các vết thương tổn của dạ dày nhanh chóng. Tuy nhiên khi chế biến món măng tây không nên cho nhiều dầu mỡ, dễ gây ra hiện tượng đầu bụng.
Rau mồng tơi
Vốn là loại rau được ưa chuộng vào mùa hè, bởi chúng có chất xơ vừa phải, giàu vitamin C, chất chống oxy hóa, hỗ trợ thanh nhiệt, thải độc, ít calo và khoáng chất nên người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn nhiều hơn để các ổ viêm được làm lành nhanh hơn và giảm các cơn đau dạ dày mà bệnh gây ra.
Bên cạnh đó, chất nhầy có trong rau cũng có tác dụng kích thích hoạt động của nhu động ruột, chúng nhuận trường rất tốt nên người bệnh còn giảm được các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu…
Rau mồng tơi có thể nấu món canh cùng với rau đây, gạch cua cáy hoặc làm món xào tỏi … đều mang lại hiệu quả cho người bệnh.
Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì họ nhà cải
Họ nhà rau cải luôn chứa lượng chất xơ vừa phải, phù hợp với người bệnh dạ dày. Một số tên rau mà người bệnh nên thường xuyên ăn như:
Rau cải xanh:
Đây là loại rau có tác dụng cải thiện tình trạng viêm đau dạ dày, giúp người bệnh làm lành vết thương nhanh chóng. Ngoài ra cũng đã có rất nhiều chuyên gia chỉ ra rằng trong rau cải xanh có chứa kali, Caroten và vitamin nên chúng có thể tăng cường sức đề kháng cũng như chống viêm rất hiệu quả, nên có thể ăn thường xuyên.
Rau cũng có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để chế biến đa dạng món ăn hơn để thực đơn được phong phú, không gây chán ăn.
Rau cải xoăn:
Trong rau chứa chất xơ, các vitamin A, C và đặc biệt là có axit béo omega 3 và có tác dụng trung hòa axit dạ dày nên rất tốt với hệ tiêu hóa của người bệnh. Ngoài ra, chúng còn giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch,
các vết viêm loét cũng sẽ được làm lành nhanh hơn.
Rau cải xoong:
Trong danh sách các thực phẩm tốt cho dạ dày thì cải xoong luôn nằm ở vị trí cao bởi chúng có tính kiềm, độ pH ở mức dao động 8,5 – 9,5 nên chúng có thể trung hòa lượng axit trong dạ dày. Từ đó triệu chứng trào ngược cũng được thuyên giảm và người bệnh sẽ dễ chịu hơn mỗi khi ăn uống.
Chính vì vậy, nếu bạn chưa biết bị trào ngược dạ dày nên ăn rau gì cho tốt thì có thể lựa chọn cải xoong cho bữa ăn của mình.
Rau cải bó xôi/ rau chân vịt:
Trong rau có chứa thành phần chất xơ, kẽm, axit folic, sắt, vitamin A, C và canxi… Nên khi bổ sung vào cơ thể, niêm mạc dạ dày sẽ được phục hồi, các vết viêm loét dần được cải thiện. Vậy nên, quá trình hoạt động chức năng của hệ tiêu hóa cũng ổn định và tốt hơn, người bệnh có thể thuyên giảm được nhiều triệu chứng của bệnh hơn.
Rau có thể kết hợp với tôm, thịt để nấu canh hoặc luộc cũng rất tốt, hạn chế xào vì có nhiều dầu dễ gây đầy bụng. Ngoài ra, có thể kết hợp với trài cây để làm sinh tố.
Rau bắp cải:
Rau bắp cải có chứa chất xơ hòa tan, vitamin B6, C, K, U cùng nhiều khoáng chất khác như kali, sắt, magie…Những chất này có khả năng làm lành vết viêm loét, đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn, giảm ợ chua, ợ hơi, nóng rát do bệnh trào ngược dạ dày gây ra.
Bổ sung rau bắp cải vào thực đơn ăn uống cũng là cách hữu hiệu để thải độc và cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể.
Người bệnh nên ép bắp cải lấy nước uống hoặc chế biến theo hình thức luộc, nấu canh, xào tùy thích. Tuy nhiên, khi nấu cần tránh đun sôi lâu, nhiệt quá cao khiến cho vitamin U (chất chống viêm loét dạ dày) trong bắp cải bị phân hủy.
Trào ngược dạ dày nên ăn rau sống gì?
Trên thực tế, người bệnh dạ dày nên hạn chế ăn rau sống bởi chúng có thể chứa vi khuẩn, khi ăn vào dễ gây tổn thương đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu rau sống được trồng đạt tiêu chuẩn, được rửa sạch thì thi thoảng người bệnh vẫn có thể ăn được. Bởi trong nhiều loại rau sống có chứa hoạt chất rất tốt cho người bệnh.
Lá mơ lông
Lá mơ tam thể là một trong những loại rau lý tưởng dành cho người bệnh trào ngược dạ dày. Loại rau này chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho người bệnh như:
- Vitamin C: Giúp kháng khuẩn, kháng viêm, bảo vệ dạ dày, phòng ngừa viêm loét do acid dư thừa gây ra
- Carotene: Hoạt chất này có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh có trong dạ dày.
- Protein: Tham gia quá trình đào thải tế bào vị viêm trong dạ dày. Giúp thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc dạ dày, làm lành tổn thương.
Ngoài ra, sử dụng lá mơ thường xuyên giúp xoa dịu những cơn nóng rát thượng vị, ợ chua, ợ hơi, acid trào ngược, hết đầy bụng. Người bệnh có thể dùng nước ép lá mơ lấy nước cốt để uống mỗi ngày, thái nhỏ trộn với trứng để hấp hoặc ăn sống chung với những thực phẩm khác.
Trào ngược dạ dày nên ăn rau xà lách
Đối với người dân Việt thì đây là loại rau phổ biến, được sử dụng hầu hết ở các món ăn cần kèm với rau sống. Chúng không chỉ có tính mát, chứa chất xơ mà còn có cả khoáng chất và protein nên rất tốt cho nhu động ruột và hệ tiêu hóa. Người bệnh có thể cải thiện chứng táo bón, tiêu chảy, ngăn ngừa biến chứng thành ung thư.
Chính vì vậy, người bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng rau sống này ăn kèm với món ăn khác nếu đảm bảo được an toàn vệ sinh. Nếu người bệnh không thích ăn rau sống thì có thể trộn cùng với dầu giấm hoặc nấu canh cà chua.
Rau diếp cá
Mặc dù mùi của loại rau này tanh, nhưng chúng lại chứa thành phần kháng viêm tự nhiên khá cao, chúng có thể tham gia vào quá trình hoạt động tiết dịch vị axit của dạ dày và ức chế hoạt động của vi khuẩn HP nên rất có lợi với người bệnh đại tràng.
Đối với loại rau sống này thì bạn có thể dùng chung với một số món ăn mặn, hoặc say nhuyễn lấy nước cốt để uống hằng ngày, rất tốt cho cơ thể và chữa trào ngược dạ dày tại nhà khá hiệu quả.
Lá tía tô
Từ thời xa xưa, ông cha ta đã luôn dặn dò con cháu khi ốm nên ăn nhiều tía tô để nhanh khỏe lại.Vì trong loại lá này, chúng có chứa hoạt chất giống như chất kháng sinh, có thể chữa được các bệnh cảm cúm hoặc ốm sốt.
Ngoài ra tinh dầu tía tô kiểm soát được tình trạng tiết axit dư thừa, chất chống oxy hóa nên chúng có tác dụng thuyên giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, tiêu hóa kém và kiểm soát sự lây lan của các thương tổn.
Vậy nên, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo người bệnh dạ dày, trong đó có trào ngược dạ dày nên ăn tía tô thường xuyên hơn để. Có thể là ăn kèm với món mặn hoặc ăn chung với cháo cũng rất ngon, bổ dưỡng và đảm bảo được dưỡng chất của rau.
Trào ngược dạ dày nên ăn củ gì?
Bên cạnh những loại rau giàu chất xơ kể trên thì người bệnh trào ngược dạ dày có nên ăn củ quả khác nữa, để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Một vài loại củ người bệnh nên ăn đó là:
Bị trào ngược dạ dày nên ăn củ cà rốt
Ngoài vitamin K, thì cà rốt còn chứa chất xơ, kali và giàu beta – carotene nên cà rốt được coi là thần dược đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày. Người bệnh có thể cải thiện được các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi và rối loạn dạ dày rất tốt khi ăn.
Đây cũng là loại củ được kết hợp với nhiều món ăn, có thể là luộc, xào hoặc nấu canh đều rất ngon và bổ dưỡng.
Người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn củ khoai lang
Có lẽ đa phần bệnh nhân trào ngược dạ dày đều biết rằng việc ăn khoai lang rất tốt với bệnh của mình, bởi chuyên gia nào cũng đưa ra lời khuyên người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn khoai lang.
Bởi chúng chứa nhiều vitamin B, C và canxi nên bổ sung được nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt trong khoai lang còn có chất beta – carotene nên có thể thuyên giảm được triệu chứng đau bụng, táo bón trào ngược, ợ hơi khá tốt.
Trào ngược dạ dày có nên ăn củ khoai tây
Tương tự như khoai lang, khoai tây cũng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho người bệnh trào ngược. Chúng chứa vitamin A, B; sắt; chất xơ; kali; photpho,… nên quá trình hấp thu dưỡng chất của đường tiêu hóa và lượng axit dư thừa trong dạ dày cũng thuận lợi hơn.
Đặc biệt các vết thương tổn cũng mau chóng được lành lại, bởi khoai tây có khả năng kháng khuẩn, chúng sẽ ức chế sự phát triển và gây hại của vi khuẩn rất tốt.
Tuy nhiên, người bệnh đang mắc bệnh lý về tiểu đường thì không nên ăn nhiều vì chúng có lượng tinh bột khá cao, dễ chuyển h
óa thành đường.
Trào ngược dạ dày có nhiều diễn biến phức tạp, nếu không có sự can thiệp của phương pháp điều trị thì người bệnh sẽ có thể bị biến chứng. Vì vậy bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, người bị trào ngược dạ dày nên ăn rau gì thì vẫn nên tìm đến cách chữa đặc trị ngay khi cơ thể có dấu hiệu bệnh để đảm bảo sức khỏe cho mình.
Có thể bạn cần:
- 22+ Thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất – Uống là khỏi
- Trào ngược dạ dày ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện bệnh?
Xem thêm: 10 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản, hiệu quả