Ung thư dạ dày là căn bệnh không ai mong muốn gặp phải. Để điều trị bệnh lý này một cách tốt nhất, người bệnh không chỉ tiến hành các phương pháp được bác sĩ chỉ định, mà còn cần tự tạo cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp. Vậy ung thư dạ dày nên ăn gì? Dưới đây là một số lưu ý cho những người bị căn bệnh này.
Người bị ung thư dạ dày nên ăn gì?
Chế độ ăn uống và các loại thực phẩm được dung nạp vào cơ thể nếu không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Bệnh nhân có vấn đề về dạ dày nên chú ý để có thực đơn hợp lý cho bữa ăn hàng ngày. Vậy bị ung thư dạ dày nên ăn gì?
Thực phẩm giàu protein là câu trả lời cho câu hỏi ung thư dạ dày nên ăn gì
Thực phẩm giàu protein được khuyến cáo nên thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt là người đang bị các bệnh liên quan đến dạ dày như ung thư dạ dày. Do protein có thể tác động trực tiếp vào tế bào ung thư, kìm hãm sự phát triển của các tế bào này. Thức ăn chứa protein cũng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp người bệnh nhanh khỏe hơn.
Những người bị ung thư dạ dày cần bổ sung thức ăn có nhiều protein vào bữa ăn để hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày tốt hơn. Protein có thể được tìm thấy trong sữa, phô mai, trứng, thịt gà, các loại hạt,…
Ung thư dạ dày nên ăn gì? Thực phẩm giàu sắt, canxi
Thực phẩm giàu canxi, sắt cũng nên được ưu tiên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng cho những người bị ung thư dạ dày. Chất sắt có trong các loại thịt như thịt lợn, thịt bò, cá, rau xanh và các loại trái cây khô. Trong khi đó, canxi được tìm thấy nhiều ở cá mòi, bắp cải, súp lơ xanh, sữa, phô mai, bánh mì.
Bổ sung sắt và canxi không chỉ giúp chắc xương, mà còn hỗ trợ điều trị bệnh ung thư dạ dày, tăng sức đề kháng, hạn chế sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư.
Thực phẩm giàu vitamin
Vitamin là dưỡng chất không thể thiếu trong mỗi bữa ăn nếu muốn cơ thể phát triển và khỏe mạnh. Đặc biệt với những người bị ung thư dạ dày, vitamin giúp đẩy lùi các mầm mống bệnh đang có nguy cơ tấn công những phần khác của dạ dày và các cơ quan xung quanh.
Vitamin có nhiều trong các loại thức ăn như ngũ cốc, khoai lang, bông cải xanh, các loại quả như táo, chuối, bơ, và các loại cá: cá hồi, cá ngừ, cá thu,…
Ung thư dạ dày ăn gì tốt nhất? Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan
Người bị ung thư dạ dày, không nên bỏ qua các chất xơ hòa tan. Khi bị bệnh, đường tiêu hóa không thể hoạt động bình thường, các chức năng của dạ dày bị hạn chế. Vậy nên dung nạp các loại chất xơ hòa tan vừa bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, vừa không gây tổn thương dạ dày khi phải co bóp quá nhiều để tiêu hóa thức ăn.
Chất xơ hòa tan cũng có trong các loại thực phẩm phổ biến như táo, chuối, các loại hoa quả bỏ vỏ, không hạt hay hoa quả sấy khô.
Ung thư dạ dày nên ăn gì? Đậu nành
Đậu nành hay các sản phẩm được làm từ đậu nành cũng có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư. Chất isoflavone có trong đậu nành giúp ngăn chặn sự phát triển và xâm nhập của vi khuẩn HP – một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên các vấn đề về dạ dày.
Bệnh nhân bị đau dạ dày nên ăn các loại thức ăn như đậu phụ, hạt đậu nành hay các sản phẩm được chế biến từ đậu nành để có thể điều trị bệnh ung thư dạ dày một cách tốt nhất.
Các loại nấm
Ung thư dạ dày nên ăn gì? Nấm cũng là thực phẩm tốt cho quá trình điều trị bệnh của những người bị ung thư dạ dày. Các loại nấm như nấm hương, nấm kim châm, … có chứ
a hàm lượng chất dinh dưỡng cao, làm tăng sức đề kháng cho bệnh nhân bị ung thư. Ngoài ra, nấm có chứa polysaccharide là chất có khả năng đẩy lùi và làm hạn chế các hoạt động của các tế bào ung thư. Vậy nên, kể cả khi không bị ung thư dạ dày, bạn cũng nên thêm nấm vào thực đơn hàng ngày, để phòng tránh bệnh ung thư và bảo vệ cơ thể tốt nhất.
Uống đủ nước mỗi ngày
Để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn nên bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt đối với người bệnh ung thư dạ dày, cung cấp đủ chất lỏng giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu nước, hỗ trợ điều trị ung thư. Bạn nên uống nước thường xuyên, chia đều các thời gian trong ngày. Bên cạnh đó, việc cung cấp nước cũng nên được thực hiện kể cả khi không cảm thấy khát nước. Nếu chỉ khi khát mới bổ sung nước, là lúc cơ thể bạn đang báo động tình trạng xấu cần cấp nước ngay lập tức.
Ung thư dạ dày nên kiêng ăn gì?
Không chỉ tập trung đến vấn đề ăn gì để cơ thể khỏe mạnh và đẩy lùi ung thư, bạn nên chú ý đến những loại thực phẩm không nên ăn đối với những người bị ung thư dạ dày. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.
Thức ăn có chứa chất chua, cay
Chất chua có trong các loại đồ muối, lên men, hoa quả thường kích thích cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, ăn nhiều đồ ăn có chất chua, cay là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày, và nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày. Nếu đang bị ung thư dạ dày, bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm này. Chất chua sẽ bào mòn thành dạ dày, gây viêm loét dạ dày nặng hơn và tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển và lây lan sang các bộ phận khác.
Ngoài dưa muối, cà muối, bạn nên tránh ăn các loại hoa quả như chanh, bưởi, cam,… hay các thực phẩm có chứa chất cay như ớt, tiêu, tương ớt,…
Thực phẩm khô cứng
Dạ dày khi bị tổn thương sẽ không có khả năng co bóp bình thường, các chức năng hoạt động không hiệu quả. Nếu bạn tiếp tục dung nạp các thực phẩm khô cứng, bắt buộc dạ dày phải co bóp mạnh hơn. Điều này làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, khiến dạ dày bị tổn thương nặng hơn, gây ra những cơn đau với cường độ mạnh hơn và tần suất thường xuyên hơn.
Ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào? Tránh đồ ăn chiên dầu, nhiều dầu mỡ
Theo như nghiên cứu, những người béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh dạ dày cao hơn người bình thường. Một trong những nguyên nhân đó là chất béo làm tăng khả năng bị ung thư hơn. Vậy nên đối với người khỏe mạnh và đặc biệt là người bị ung thư dạ dày các giai đoạn, nên tránh ăn các món ăn chiên dầu, nướng hay chứa nhiều dầu mỡ. Các chất có chứa trong các loại thực phẩm này không chỉ trực tiếp ảnh hưởng xấu đến dạ dày, mà còn giúp cho vi khuẩn cũng như các tế bào ung thư phát triển và lây lan nhanh hơn.
Đồ uống chứa cồn, cafein
Đồ uống có cồn và cafein thuộc chất kích thích, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta. Đối với những người bình thường, họ có thói quen uống rượu, bia, cà phê thường xuyên và rất khó bỏ thói quen này. Tuy nhiên nếu đang bị bệnh ung thư dạ dày, bạn nên loại bỏ hoàn toàn các loại đồ uống này, không để chúng được dung nạp vào cơ thể.
Rượu, bia, cà phê làm tăng nguy cơ mất nước, giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch, khiến cho các chất dinh dưỡng khác không thể đi vào cơ thể, làm cho tình trạng bệnh ung thư dạ dày trở nên xấu hơn.
Đồ ngọt
Các thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao như kẹo, bánh hay một số loại trái cây nhiều fructose như nho, lê, dưa hấu được khuyến cáo không nên ăn đối với bệnh nhân bị ung thư dạ dày. Các loại thực phẩm này nếu đi vào cơ thể quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của cơ thể, lâu dần gây nên các loại bệnh về đường ruột.
Vậy nên, để có thể khỏe mạnh, cũng như đủ sức khỏe để chống lại căn bệnh ung thư dạ dày, bạn nên hạn chế đến mức tối thiểu việc ăn đồ ngọt và thực phẩm nhiều đường.
Lời khuyên cho những người bị ung thư dạ dày
Bệnh nhân bị ung thư dạ dày, không chỉ cần thăm khám bác sĩ thường xuyên và điều trị theo chỉ định mà còn cần lưu ý tới những điều sau:
- Việc ăn không đủ bữa, bỏ bữa hay ăn quá bữa khiến dạ dày bị tổn thương và dễ dẫn đến ung thư. Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa ăn khác nhau giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Bạn sẽ không còn cảm thấy buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu, mà vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn không vệ sinh làm rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày. Người bị ung thư dạ dày chỉ nên ăn các loại thức ăn đảm bảo vệ sinh, ăn chín, uống sôi. Các
thức ăn phải được nấu kỹ, không sử dụng thực phẩm sống, tái. Thức ăn dư thừa cũng cần được bảo quản tủ lạnh để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. - Không nên dung nạp những loại thức ăn có hại cho dạ dày. Một số loại thức ăn có hại cho dạ dày như đồ ăn chua, cay nóng, chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ hay các loại thức uống có cồn, cafein người bị đau dạ dày không nên sử dụng.
- Liên hệ ngay với chuyên gia y tế nếu có những dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ bị bệnh. Người bị bệnh ung thư dạ dày nên chú ý tình trạng bệnh của mình, nếu có những dấu hiệu bất thường hoặc các triệu chứng trở nên thường xuyên hơn, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp điều trị kịp thời.
Chế độ ăn uống không phải là cách chữa ung thư dạ dày, nhưng khi ăn uống khoa học, lành mạnh có thể giúp bạn kìm hãm sự phát triển của căn bệnh ung thư. Bạn nên chú ý đến vấn đề ung thư dạ dày nên ăn gì, cũng như thay đổi từ những thói quen nhỏ nhất để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Xem thêm: Dậy thì muộn ở bé trai: Nguyên nhân và cách điều trị