Ung thư đại tràng là loại ung thư phổ biến đứng thứ 5 ở Việt Nam. Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng, phổ biến ở người trên 50 tuổi và hiện đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy ung thư đại tràng là gì? Đâu là dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh? Bệnh có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Ung thư đại tràng là gì? Các giai đoạn ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng (ung thư ruột già, ruột kết, kết tràng) là ung thư ở hệ tiêu hóa thường gặp. Bệnh được hình thành từ tế bào nhỏ được gọi polyp adenomatous, khi khối polyp chuyển thành khối u ác tính và gây ra ung thư.
Theo thống kê, ung thư đại tràng là ung thư phổ biến hàng đầu ở Việt Nam, sau ung thư gan, ung thư phổi, dạ dày hay ung thư vú. Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng phổ biến người bệnh trên 50 tuổi, ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
Tế bào ung thư có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của đại tràng: đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng sigma, đại tràng xuống hay manh tràng. Dựa vào cấu trúc đại tràng và tế bào lây lan từ đại tràng đến cơ quan khác trên cơ thể, ung thư đại tràng được chia thành 4 giai đoạn:
Ung thư đại tràng giai đoạn I
Ung thư đại tràng giai đoạn đầu, tế bào ung thư chỉ phát triển trong giới hạn đại tràng, chưa lây lan sang vùng mô và cơ quan xung quanh
Ung thư đại tràng giai đoạn II
Ở giai đoạn 2, tế bào ung thư đã bắt đầu di căn vùng kháng trong đại tràng và cơ quan xung quanh. Dựa trên tế bào ung thư lây lan bao xa được chi thành giai đoạn 2A, 2B, 2C.
- Giai đoạn 2A: tế bào ung thư xuất hiện ở lớp ngoài cùng của đại tràng nhưng chưa xâm lấn sang cơ quan và vùng mô bên cạnh
- Giai đoạn 2B: Tế bào ung thư phát triển đến lớp phúc mạc, vượt qua lớp ngoài cùng của niêm mạc nhưng chưa xâm lấn đế các hạch bạch huyết
- Giai đoạn 2C: Khối u lan rộng và xuyên qua các lớp của đại tràng phát triển đến vùng mô lân cận nhưng chưa lây lan đến hạch bạch huyết
Ung thư đại tràng giai đoạn III
Ở giai đoạn này bệnh bắt đầu tiến t
riển nặng hơn và lây lan đến hạch bạch huyết lân cận. Dựa trên số bạch huyết bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư, bệnh được chia thành giai đoạn 3A, 3B, 3C.
- Giai đoạn 3A: hạch bạch huyết gần với đại tràng bị ảnh hưởng
- Giai đoạn 3B: có khoảng 2-3 hạt bạch huyết bị ảnh hưởng
- Giai đoạn 3C: Có trên 4 hạt bạch huyết bị ảnh hưởng
Ung thư đại tràng giai đoạn IV
Đây là giai đoạn cuối, tế bào ung thư di căn ra cơ quan khác của cơ thể như gan, phổi.
- Giai đoạn 4A: Khi tế bào ung thư di căn tới 1 cơ quan
- Giai đoạn 4B: Tế bào ung thư ra xa và nhiều cơ quan khác nhau
Dựa trên ung thư đại tràng phát triển đến giai đoạn nào có phương pháp điều trị khác nhau. Nếu được điều trị sớm và đúng cách bệnh được khỏi lên đến 90%, ngược lại tình trạng bệnh kéo dài đến giai đoạn cuối, khó điều trị nguy cơ tử vong cao. Do đó người bệnh cần nhận biết dấu hiệu và điều trị bệnh từ giai đoạn đầu
Dấu hiệu ung thư đại tràng – Nắm rõ để phát hiện kịp thời
Khối u đại tràng phổ biến với dấu hiệu triệu chứng rõ ràng như:
- Xuất hiện cơn đau lúc dữ dội, lúc âm ỉ tại vùng bụng dọc khung đại tràng, có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ
- Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh bị táo bón hoặc đi ngoài lỏng, đôi khi là xen kẽ
- Phân lẫn máu, xuất hiện nhầy trong phân, cảm giác muốn đi ngoài, nhưng đi ngoài không hết phân
- Người bệnh bị ợ hơi, ợ chua, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, sụt cân nghiêm trọng
- Người bệnh ở giai đoạn cuối có thể nhận biết khối u phát triển khá to, gây tắc nghẽn đại tràng và thay đổi hình dáng của phân
Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, triệu chứng chưa xuất hiện rõ ràng và dễ nhầm với bệnh lý khác, nhất là bệnh viêm đại tràng. Tốt nhất khi thấy có những triệu chứng bất thường cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị sớm tránh biến chứng
Nguyên nhân ung thư đại tràng là gì?
Hiện nay, chưa có nghiên cứu chính thức nào xác định nguyên nhân ung thư đại tràng, tuy nhiên một số yếu tố dưới đây tăng nguy cơ ung thư như:
Di truyền
Trường hợp gia đình có người từng bị khối u đại tràng, nguy cơ người trong gia đình mắc bệnh cao. Có hai dạng phổ biến bệnh:
- Ung thư đại tràng di truyền hay còn gọi là hội chứng Lynch (HNPCC) liên quan đến gen P53, RAS và DCC. Người bệnh HNPCC có xu hướng phát triển ung thư trước 50 tuổi và chiếm 5% tỷ lệ bị bệnh cao
- Hội chứng đa nang adenomatous (FAP): Đây là một trong những rối loạn, phát triển polyp trong đại tràng và trực tràng, bệnh không điều sớm, người bệnh nguy cơ ung thư đại trực tràng trước 40 tuổi
Hơn nữa, người bệnh có tiền sử mắc ung thư đại tràng trước đó không triệt để còn sót lại một số tế bào ung thư gặp điều kiện thuận lợi phát triển trở lại.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không khoa học là một trong yếu tố tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Người bệnh ăn nhiều thịt đỏ (thịt trâu, thịt dê, thịt bò,…) có mối quan hệ mật thiết với khối u, hay thường xuyên ăn thực phẩm muối lên men ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn tăng nguy cơ gây bệnh.
Ngoài ra người bệnh có lối sống không lành mạnh hút thuốc lá, uống rượu bia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư viêm đại tràng và bệnh nguy hiểm khác. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn với người bình thường khoảng 18%.
Béo phì
Theo thống kê người bệnh béo phì thừa cân có nguy cơ mắc bệnh cơ hơn so với người bình thường khoảng 30%. Bởi khi béo phì dẫn đến nồng độ cholesterol và insulin trong máu tăng cao, hệ miễn dịch giảm khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra insulin cao có thể ức chế tế bào miễn dịch và tạo điều kiện thuận lợi tăng sinh tế bào ung thư trong cơ thể.
Tuổi tác
Hơn 90% người bệnh bị ung thư đại tràng trên 50 tuổi, tuy nhiên độ tuổi mắc bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa bởi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không lành mạnh.
Xạ trị ung thư
Người bệnh đang hoặc từng xạ trị ung thư ở vùng bụng, xương chậu, cột sống hay xạ trị ung thư tuyến tiền liệt có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Một số bệnh về đường ruột
Người bệnh mắc một số bệnh lý về đường ruột có nguy cơ mắc ung thư đại tràng như:
- Viêm loét đại tràng: Khi bị viêm đại tràng mãn tính, viêm loét đại trực tràng, Viêm loét đại tràng kéo dài, lan rộng, ăn sâu vào niêm mạc đại trạng tạo điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển.
- Mắc bệnh polyp đại tràng: Khi polyp đại tràng đại tràng phát triển trên 20mm và kéo dài dẫn đến mắc ung thư đại tràng cao.
- Mắc bệnh Crohn: Bệnh Crohn ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường ruột, tình trạng bệnh kéo dài, diễn biến nghiêm trọng khiến nguy cơ ung thư đại tràng tăng cao.
Ung thư đại tràng sống được bao lâu? Bệnh có nguy hiểm không?
Theo số liệu của WHO, ung thư đại tràng là ung thư phổ biến thứ 5 tại Việt Nam và bệnh ung thư nguy cơ tử vong cao thứ 4 trên thế giới chỉ sau ung thư phổi, ung thư gan và ung thư dạ dày. Theo dự báo đến năm 2025, bệnh tăng lên thứ 4 ở nữ giới và thứ 2 ở nam giới.
Vậy ung thư đại tràng sống được bao lâu?
Nếu bệnh được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu có thể điều trị khỏi lên đến 90%. Nhiều bệnh nhân có thể sống khỏe hơn 20 năm từ khi phát bệnh. Ngược lại, khi tế bào ung thư di căn, tỷ lệ điều trị bệnh chỉ chiếm 10%. Và khi bệnh đến giai đoạn cuối gần bệnh khó điều trị và bệnh nhân được chỉ định sử dụng biện pháp kéo dài thời gian sống.
Theo hiệp hội ung thư Hoa Kỳ cho thấy, bệnh nhân ung thư đại tràng có khả năng sống trong vòng 5 năm như sau:
- Giai đoạn I: tỷ lệ khoảng 74%
- Giai đoạn II: từ 37-59%
- Giai đoạn III: Từ 28-46%
- Giai đoạn IV: khoảng 6%
Bên cạnh đó, người bệnh không nhận biết và điều trị sớm, bệnh diễn biến nghiêm trọng đến giai đoạn cuống và biến chứng nguy hiểm như:
- Tắc ruột: Khoảng 30% người bệnh bị tắc ruột và ung thư đại tràng bên trái thường bị biến chứng này nhiều hơn. Khi bị tắc ruột người bệnh cần phải được mổ cấp cứu ngay lập tức
- Thủng dạ tràng: Đây là biến chứng ít gặp, bệnh nhân viêm phúc mạc do nhiều loại vi khuẩn
- Áp xe quanh khối u: Thành bụng khối u thường bị phù nề, đau khi ấn vào, khoảng 5-7% người bệnh gặp biến chứng này
- Rò đại tràng: Khối u ở đại tràng có thể xâm lấn sang cơ quan xung quanh gây rò nội tạng như rò vào tá tràng, bàng quang hay tử cung
- Chảy máu trong đại tràng: Chảy máu khiến bệnh nhân thiếu máu, hoại tử, khối u bị ung thư
- Di căn: Tế bào ung thư di căn đến nhiều cơ quan khác như gan, phổi, bàng quang, di căn phúc mạc hoặc di căn lên não
Với những biến chứng nguy hiểm kể trên, người bệnh cần đi thăm khám và điều trị sớm tránh bệnh nghiêm trọng, giảm nguy cơ tử vong.
Bị ung thư đại tràng nên ăn gì kiêng gì?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, nếu người bệnh có chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cải thiện bệnh, ngược lại nếu bổ sung thực phẩm không tốt cho sức khỏe khiến thiếu hụt dinh dưỡng và tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn
Những thực phẩm nên bổ sung hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng:
- Thực phẩm giàu axit folic: Axit folic có nhiều trong thực phẩm như cam, quýt, rau xanh,… giúp tế bào hồng cầu luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa tế bào ung thư, tăng cường sức khỏe cơ thể
- Thực phẩm giàu canxi và vitamin D: Thực phẩm người bệnh nên bổ sung như phô mai, sữa chua, cá, rau xanh, lòng đỏ trứng,… giúp chống lại bệnh
- Thực phẩm kháng viêm, tiêu diệt tế bào ung thư: Bổ sung thực phẩm như gừng, tỏi, nghệ,… ngăn ngừa tế bào ung thư
- Ngoài ra người bệnh nên bổ sung thực phẩm ngũ cốc các loại, sữa chua, trái cây tươi, khoai lang
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, người bệnh cần hạn chế một số thực phẩm như:
- Thực phẩm chế biến sẵn: Trong thực phẩm chế biến sẵn như xúc xúc, thịt xông khói, cá hộp chứa nhiều chất bảo quản có thể biến đổi các tế bào dẫn đến ung thư đại tràng
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Thực phẩm này kích thích tế bào ung thư gia tăng về kích thước và số lượng
- Đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ: Những thực phẩm này khó tiêu và khiến triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn.
- Dưa muối chua: Dưa muối chua kích thích niêm mạc đại tràng và tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn
- Hạn chế ăn thịt đỏ như thịt dê, thịt cừu, thịt bỏ bởi thực phẩm này chứa nhiều chất béo làm tăng ngưa cơ bị ung thư đại tràng
- Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, đồ uống có gas, thuốc lá
Xét nghiệm chẩn đoán ung thư đại tràng
Phát hiện sớm và điều trị khối u giai đoạn đầu giúp tăng tỷ lệ thời gian sống cho bệnh nhân. Người bệnh cần đi khám và được bác sĩ chẩn đoán ung thư bằng các phương pháp
- Nội soi đại trực tràng: Người bệnh được tiến hành nội soi bằng cách sử dụng ống linh hoạt có gắn camera qua hậu môn và trực tràng và đại tràng từ đó có thể xác định vị trí của khối u
- Xét nghiệm máu: Khi xét nghiệm máu, nếu mức CEA tăng cao hơn dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng
- Sinh thiết: Niêm mạc đại tràng được soi dưới kính hiển vi để phát hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh
Ngoài ra người bệnh được bác sĩ chẩn đoán lâm sàng, làm xét nghiệm hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính, dạ dày hay xương để nhận biết mức độ nghiêm trọng của bệnh, tế bào ung thư đã di căn hay không.
Đặc biệt với trường hợp người bệnh trên 50 tuổi, có tiền sử viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, hoặc trong gia đình có tiền sử bị các hội chứng ung thư đại tràng di truyền cần đi thăm khám để chẩn đoán và sàng lọc ung thư.
Biện pháp điều trị ung thư đại tràng
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tình trạng sức khỏe và tuổi tác, bác sĩ chỉ định điều trị phương pháp dưới đây
Sử dụng thuốc chữa ung thư đại tràng Tây y
Sử dụng thuốc tây hạn chế sự gia tăng và phát triển của tế bào ung thư được sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị khác. Thuốc được sử dụng phổ biến như:
- Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm không steroid tác dụng bảo vệ và chống các tế bào ung thư. Người bệnh tham khảo thuốc như Ibuprofen, Naproxen (Naproxen ®, Aleve ®, vv .)
- Thuốc hạn chế sự gia tăng trưởng khối u như: Bevacizumab, Cetuximab, Nivolumab, Panitumumab, Pembrolizumab, Ramucirumab
- Thuốc chống táo bón: Trường hợp người bệnh bị táo bón được bác sĩ chỉ định thuốc điều trị trong thời gian nhắn như Thuốc Forlax, Thuốc Sorbitol, Thuốc Duphalac
- Thuốc điều trị tiêu chảy: Thuốc bảo vệ niêm mạc đại tràng và giảm triệu chứng tiêu chảy. Thuốc được sử dụng phổ biến như Lopradium, Actapulgite, Smecta,…
Ngoài ra người bệnh được bổ sung vitamin D tăng cường sức khỏe hỗ trợ điều trị bệnh. Người bệnh chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng hay ngưng sử dụng giữa chừng tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Phẫu thuật
Đây là phương pháp điều trị loại bỏ khối u đại tràng và phần mô xung quanh mang đến hiệu quả và được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng. Theo bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên thực hiện phẫu thuật ở giai đoạn I
đến giai đoạn III A, người bệnh sử dụng thuốc và điều trị bằng nhiều phương pháp thông thường bệnh không thuyên giảm.
Người bệnh phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp phẫu thuật điều trị khối u đại tràng như:
- Cắt đại tràng phải: Trường hợp khối u nằm bên phải được thực hiện điều trị loại bỏ khối u ở bên phải và manh tràng
- Cắt đại tràng phải mở rộng: Phương pháp này được sử dụng với trường hợp người bệnh tổn thương tồn tại ở đại tràng giữa hoặc ngang
- Cắt đại tràng trái: Trường hợp người bệnh xuất hiện khối u ở bên trái được tiến hành cắt đại tràng trái và đại tràng góc lách lách
- Cắt đại tràng sigma: Người bệnh được bác sĩ chỉ định khi tổn thương đại tràng sigma
- Cắt toàn bộ đại tràng: Phương pháp này được sử dụng với bệnh nhân khối u ác tính, xuất hiện ở nhiều vị trí
Hóa trị
Phương pháp này được sử dụng khi tế bào ung thư lạn rộng và di căn sang nhiều cơ quan khác. Đây là phương pháp dùng thuốc bằng đường tiêm hoặc uống làm hỏng protein hoặc DNN để tiêu diệt các tế bào ung thư.Biện pháp này có thể tiêu diệt cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh và gây những tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, rụng tóc, cơ thể mệt mỏi và có thể nhiễm trùng.
Xạ trị
Đây là phương pháp sử dụng tá chất hoặc tân dược điều trị và được bác sĩ chỉ định phương pháp này trong trường hợp:
- Sử dụng kết hợp cùng hóa trị trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, kiểm soát tế bào ung thư với trường hợp người bệnh không đủ sức khỏe để phẫu thuật.
- Loại bỏ tế bào ung thư bị bỏ sót sau phẫu thuật
- Ngăn chặn tế bào ung thư lây lan sang cơ quan khác như xương, não,…
- Giảm triệu chứng ung thư đại tràng như tắc nghẽn đường ruột, xuất huyết hoặc đau
Hiện nay có một số loại xạ trị khác nhau như xạ trị tia ngoài, xạ trị nội phẫu, xạ trị không gian ba chiều, xạ trị ung thư chuẩn hóa, phóng xạ. Tuy nhiên điều trị bằng phương pháp này mang đến tác dụng phụ như buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, đại tiện không tự chủ, rối loạn cương dương ở nam giới hay đi tiểu ra máu,…
Chữa ung thư đại tràng bằng thuốc nam
Bài thuốc chữa khối u đại tràng bằng thuốc nam được đánh giá giá lành tính, an toàn không tác dụng phụ, nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên bài thuốc hiệu quả chậm, phải kiên trì thực hiện sau một thời gian. Mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có bài thuốc khác nhau, người bệnh tham khảo bài thuốc được sử dụng phổ biến như:
Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn I và II
Giai đoạn này bệnh chưa tiến triển nghiêm trọng, người bệnh sử dụng bài thuốc gồm: 12g mỗi thảo dược đẳng sâm, bạch truật, bạch linh, quy đầu, xích thược, ý dĩ, hồng đằng; 16g bạch tương thảo; sa nhân, nhục đầu khấu, hạnh nhân, bán hạ, hậu phác, mộc hương mỗi loại 8g.
Người bệnh đem sắc và sử dụng hằng ngày giúp cải thiện triệu chứng của bệnh, thanh nhiệt giải độc, tăng cường sức khỏe cơ thể.
Bài thuốc chữa ung thư cuối giai đoạn II và đầu giai đoạn III
Bài thuốc sử dụng thảo dược Bạch đầu ông, Hòe hoa mỗi loại 16g; 20g các thảo được Ý dĩ, Hoạt thạch; 12g mỗi loại thảo dược Bán liên chi, Tiên hạc thảo, 6-10g Hoàng liên, 8-10g Bán hạ, 8-10g Chỉ sác, 8-10g đào nhân, 8-10g hồng hoa và 4g cam thảo. Đêm sắc và sử dụng hằng ngày mang đến hiệu quả.
Với trường hợp người bệnh bị đau bụng nhiều, lưỡi nhạt tối, rêu trắng được thêm thảo dược Hồ diên sách, Hậu phác, Xuyên luyện tử liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh kém ăn, đi ngoài lỏng, bụng đầy thêm thảo dược Sơn tra, mạch nha, thần khúc.
Bài thuốc điều trị bệnh giai đoạn cuối
Giai đoạn này tế bào ung thư đã di căn đến các tế bào khác trong cơ thể, người bệnh xuất hiện triệu chứng giảm cân nhanh, đau hai bên mạng sườn, đau nhức trong xương,…
Sử dụng bài thuốc chứa thảo dược như Bạch linh, Hoàng bá, Trạch tả, Đan bì 9g mỗi
loại, Tri mẫu 10g; Sơn thù, Hoài sơn mỗi loại 12g và Hà thủ ô 16g. Người bệnh đem sắc và sử dụng theo chỉ định của lương y.
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và cơ địa, bài thuốc mang đến hiệu quả khác nhau. Sử dụng bài thuốc Đông y tác dụng tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bên cạnh điều trị bằng y khoa. Tuyệt đối, không được tự sử dụng thuốc, trước khi sử dụng cần tham vấn y khoa và lựa chọn cơ sở Đông y uy tín.
Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh chỉ định sử dụng biện pháp điều trị hỗ trợ giúp giảm đau, cải thiện chất lượng cuộc sống. Hoặc sử dụng liệu pháp thay thế như nghệ thuật trị liệu, bài tập tăng cường sức khỏe, bài tập thư giãn giúp người bệnh tâm lý thoải mái hỗ trợ điều trị.
Những lưu ý khi bị ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là ung thư phổ biến ở Việt Nam, bên cạnh điều trị người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa dưới đây:
- Nhận biết dấu hiệu bệnh đi thăm khám và thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ
- Chế độ ăn dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp cải thiện bệnh còn tăng cường sức đề kháng nâng cao sức khỏe. Bổ sung thực phẩm tốt cho ung thư đại tràng như già canxi, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ,…
- Không sử dụng thực phật chứa chất gây đột biến gen như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, luyện tập thể dục thể thao tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng tăng cân béo phì
- Không uống rượu bia, đồ uống có cần hay chất kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh
- Sau 50 tuổi nên xét nghiệm máu trong phân, soi trực tràng, đại tràng mỗi 3-5 năm một lần.
- Đi thăm khám sức khỏe định kỳ, để phát hiện sớm bệnh và điều trị
Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về ung thư đại tràng, nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cần biện pháp chăm sóc tốt, thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp hỗ trợ điều trị và nâng cao sức khỏe.
Xem thêm: Cách chữa bệnh dư axit dạ dày an toàn, hiệu quả 2020