Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Ung thư lưỡi – bệnh lý răng miệng gây nguy hiểm cho người bệnh

Ung thư lưỡi là loại thường gặp nhất trong các loại ung thư thường thấy ở vùng lưỡi và vùng miệng. Đây là loại bệnh thường gặp, các tế bào ung thư phát sinh từ sự biến đổi ác tính và hình thành từ các biểu mô phủ trên lưỡi hoặc là từ các mô liên kết cấu trúc của lưỡi. Chính bởi vì bệnh này không có biểu hiện rõ ràng nên hầu hết mọi người thường không để ý và xem nhẹ nó.

90% bệnh nhân ung thư lưỡi đến khám bệnh ở giai đoạn muộn do đó phương pháp điều trị ung thư buộc phải phẫu thuật triệt căn nghĩa là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi tùy theo kích thước và vị trí khối u. Nguyên nhân đa số bệnh nhân phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn là do các triệu chứng ban đầu của ung thư lưỡi không rõ ràng, thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý răng miệng thông thường khác.

Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư lưỡi

Giai đoạn đầu:
Các triệu chứng thường nghèo nàn hay bị bỏ qua. Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Ở giai đoạn này lưỡi có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hoá hoặc vết loét nhỏ. Tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Một số bệnh nhân có hạch cổ ngay ở giai đoạn này.

Giai đoạn toàn phát: Người bệnh đau nhiều khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói. Bệnh nhân có thể sốt do nhiễm trùng, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh.
Đau: tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai.Tăng tiết nước bọt.Chảy máu: nhổ ra nước bọt lẫn máu.Hơi thở hôi thối: do tổn thương hoại tử gây ra.Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi gây khó nói và nuốt
Có ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi hạn chế vận động, không di động được. Thương tổn thường sùi loét, được tạo thành từ một vết loét không đều ở đáy có mủ máu, bờ nham nhở, chảy máu khi va chạm. Đôi khi không có dấu hiệu loét mà là một nhân lớn gắn chặt xuống lớp dưới, nhô lên dưới lớp niêm mạc căng nhẵn, có màu tím nhạt, lớp niêm mạc lỗ rỗ những lỗ nhỏ mà khi ấn vào sẽ làm rỉ ra một chất trắng, sản phẩm của hoại tử ở phía dưới.

Giai đoạn cuối: Giai đoạn tiến triển hơn, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới của lưỡi xuống sàn miệng gây đau đớn dữ dội, bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu thậm chí có thể gây chảy máu nhiều ảnh hưởng đến tính mạng
Đa số các tổn thương u gặp ở bờ tự do của lưỡi, đôi khi gặp ở mặt dưới lưỡi, mặt trên lưỡi hoặc ở đầu lưỡi.

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư lưỡi

Tuy chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ung thư lưỡi nhưng một số yếu tố sau đây sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc căn bệnh này:
Hút thuốc lá: Thói quen này là khởi nguồn cho nhiều căn bệnh ung thư .Khói thuốc lá là một trong các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đối với ung thư miệng và cổ họng. Khi hút thuốc lá bạn không những gây hại cho chính bản thân mình mà còn khiến những người xung quanh cũng có chung nguy cơ mắc bệnh như bạn.

Uống rượu : Có ít nhất 3/4 những người có bệnh ung thư miệng và cổ họng tiêu thụ rượu thường xuyên . Tác hại của rượu không kém gì thuốc lá. Nếu bạn nghiện cả rượu và thuốc lá thì nguy cơ bị ung thư tăng lên rất nhiều.

Vệ sinh răng miệng kém, răng mọc lệch …:   không vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ khiến cho lưỡi viêm nhiễm mãn tính, lâu dài cộng với yếu tố tổn thương do lưỡi cọ vào răng thường xuyên có khả năng dẫn đến u lưỡi.
Căn bệnh ung thư lưỡi còn có liên quan rất nhiều đến chế độ ăn uống: thiếu vitamin A, D, E; ăn nhiều đồ rán, đồ nướng, mỡ thực vật, ít ăn các loại rau, hoa quả… đều có thể dẫn đến nguy cơ ung thư lưỡi.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác như nhiễm virus Herpes, HPV (Human Papilloma Virus), hội chứng Xeroderma pigmentosum, thiếu máu Fanconi… cũng được cho là có liên quan đến ung thư lưỡi.

Triệu chứng mắc phải khi bị ung thư lưỡi

Các triệu chứng của bệnh ung thư lưỡi rất đa dạng, tuy nhiên nó lại giống  với các căn bệnh nhiệt miệng khác nên người bệnh thường chủ quan với những biểu hiện này.

– Đau lưỡi là biểu hiện đầu tiên bạn có thể cảm nhận được, nhất là khi nhai nuốt. Thời gian đầu cảm giác đau có thể qua đi nhanh chóng.
– Trên bề mặt lưỡi xuất hiện những mảng trắng bám chắc vào da và ngày càng lan rộng.Chỗ này thường bị chảy máu mà không rõ lí do bởi nó rất mỏng, dễ bị tổn thương khi bạn nhai nuốt vật cứng.

– Xuất hện vết loét nhỏ không phải do răng cắn vào lưỡi, vết loét này không lành lại được.
– Khi bệnh ung thư phát triển sang giai đoạn trầm trọng thì bạn sẽ bị đau họng trong thời gian dài
– Cảm giác tê lưỡi, đau tai, thay đổi giọng nói bất thường, lưỡi cứng, hôi miệng cũng là những triệu chứng không nên bỏ qua.
Ngoài ra người bệnh còn có thể nhìn thấy các khối u nhỏ gần phía cổ họng và từ khi phát bệnh thì cơ thể bị gầy sút không rõ lí do

Qua những nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh ung thư lưỡi thì chúng ta thấy rằng căn bệnh này hoàn toàn có thể được phòng tránh và nhận biết sớm để được điều trị kịp thời. Bạn không nên chủ quan bỏ qua khi thấy cơ thể có bất kì dấu hiệu nào kễ trên.

Tiến hành điều trị kịp thời khi mắc ung thư lưỡi

Khi phát hiện mắc ung thư lưỡi, người bệnh cần phải nhanh chóng điều trị để bệnh tiến triển tốt và không phát triển theo chiều hướng xấu.

Phẫu thuật:
Là biện pháp cơ bản nhất điều trị bệnh ung thư lưỡi nhất là ở giai đoạn sớm bằng cách phẫu thuật cắt rộng u, cắt lưỡi bán phần + vét hạch cổ hoặc cắt nửa lưỡi + cắt nửa sàn miệng + cắt xương hàm dưới + vét hạch cổ + tạo hình. Ở giai đoạn sớm có thể điều trị triệt căn bằng phẫu thuật, ở giai đoạn muộn hơn cần phải kết hợp điều trị phẫu thuật, xạ trị và hóa trị nhằm kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn khi có chảy máu nhiều tại u phải phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm máu.

Xạ trị:
Có thể xạ trị đơn thuần trong các trường hợp ung thư lưỡi giai đoạn muộn không còn chỉ định phẫu thuật hoặc xạ trị triệt căn trong trường hợp giai đoạn sớm. Xạ trị cũng có thể dùng sau phẫu thuật nhằm diệt nốt những tế bào ung thư còn sót lại.

Ngoài ra có thể xạ trị tại chỗ (xạ trị áp sát) bằng cách dùng nguồn phóng xạ đặt hoặc cắm vào tổn thương ung thư tại lưỡi nhằm tiêu diệt tổn thương. Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn, tổn thương di căn xương; xạ trị vào vùng tổn thương di căn xương giúp giảm đau.
Với các tổn thương di căn não có thể xạ trị gia tốc toàn não hoặc xạ phẫu bằng dao gamma quay để cải thiện thời gian sống thêm và chất lượng sống.

Ba loại thương tổn ở giai đoạn sớm mà có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật hoặc xạ trị:
Thể nhú sùi: tạo thành thương tổn hình đồng xu, màu ghi hồng, sờ vào thấy mềm và không thâm nhiễm

Thể nhân: tạo thành một nhân nhỏ cứng, nằm dính dưới niêm mạc, niêm mạc hơi bị đội lên, đôi khi mất nhẵn bóng hoặc vỡ ra

Thể loét: là một đám loét rất nông khó nhận thấy, giới hạn không rõ, được bao bọc bởi một vùng đỏ xung huyết thương tổn này thường đau và không thâm nhiễm

Hoá chất:
Có thể dùng đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi, có thể đơn hoá chất hoặc phối hợp đa hoá chất. Hóa chất có thể dùng trước, sau phẫu thuật-xạ trị hoặc hóa chất điều trị triệu chứng.
Điều trị hoá chất trước phẫu thuật hoặc xạ trị nhằm mục đích giảm thể tích khối u, ngăn chặn sự phát triển của khối u, khu trú tổn thương để phẫu thuật và xạ trị thuận lợi hơn. Điều trị hóa chất triệu chứng ở giai đoạn muộn giúp cải thiện thời gian sống thêm, nâng cao chất lượng sống.

Để phòng bệnh ung thư lưỡi ngoài việc vệ sinh răng miệng tốt, cần phải bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, nhai trầu.
Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên lưỡi, bạn cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nhận biết nhiệt miệng và ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi là một trong số các căn bệnh ung thư thường gặp hiện nay. Bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng con người và hiện vẫn chưa có phương pháp chữa trị hữu hiệu. Nguy hiểm hơn, những người bị bệnh ung thư lưỡi thường được phát hiện muộn gây khó khăn cho việc điều trị.
Theo thống kê, có tới 90% bệnh nhân bị ung thư lưỡi khi đến khám và điều trị thì bệnh đã ở giai đoạn cuối. Bởi trước đó, có không ít người nhầm tưởng những dấu hiệu của căn bệnh này với nhiệt miệng thông thường. Do đó, cần phải có cách nhận biết các dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi.

Bệnh ung thư lưỡi xảy ra là do nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm: việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến cho lưỡi bị nhiễm khuẩn dẫn đến viêm nhiễm, nhiều người có thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá…

Những nguyên nhân này tưởng chừng như phổ biến ở bất kỳ một bệnh nào thuộc hệ thống răng miệng. Nó cũng là những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư lưỡi, chỉ khác là đối với căn bệnh này, các nguyên nhân thường có sự kết hợp với nhau và thúc đẩy nhau tạo nên bệnh. Các bạn cũng cần phải để ý đến ung thư vòm họng cũng là một căn bệnh ung thư nguy hiểm.

Thông thường các dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng như sau: khi người bệnh thấy trên lưỡi mình có xuất hiện các mảng đốm trắng hay màu đỏ thì thường cho rằng đây là do nóng trong, nhiệt miệng nên đương nhiên là dùng các cách thông thường chữa nhiệt miệng để áp dụng.

Lâu dần, các đốm trắng này xuất hiện ngày càng nhiều và sâu hơn gây khó khăn lớn cho việc sinh hoạt, ăn uống thì người bệnh mới đi khám và chữa trị. Tuy nhiên, do không ý thức được về bệnh ung thư lưỡi nên người bệnh cũng chỉ đi khám ở một cơ sở y tế bất kỳ và nhiều khi cũng không phát hiện được bệnh ung thư lưỡi.

Do đó, khi thấy lưỡi mình có biểu hiện xuất hiện các đốm màu trắng hoặc đỏ, bị lở loét gây khó chịu và ngày càng lan rộng hoặc sâu hơn thì tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa khám và chẩn đoán.

Các dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi không chỉ dùng lại ở đó, khi các mảng đốm này xuất hiện, phần giữa của nó thường mềm và dễ chảy máu, lở loét do bị chà xát nhiều trong quá trình sinh hoạt. Đây cũng là một biểu hiện sớm thường gặp nhất cho biết bạn có thể bị ung thư lưỡi.
Cổ họng của bạn bị đau mỗi khi nuốt nước miếng hay thức ăn cũng là một biểu hiện của bệnh ung thư lưỡi chứ không đơn thuần chỉ là do mệt mỏi hay viêm nhiễm tuyến nước bọt hay đau họng.

Một biểu hiện nữa có thể dễ dàng nhận thấy của bệnh ung thư lưỡi là lưỡi và miệng có cảm giác bị tê, lưỡi khó di chuyển do bị dày lên hoặc đau, há miệng khó và nhất là giọng nói có phần bị thay đổi.
Nếu bạn đã bị ung thư lưỡi thì một triệu chứng thường thấy nữa là tai bạn cũng sẽ bị đau và một phần mặt sau của cổ họng cũng bị sưng.
Những dấu hiệu này về cơ bản là rất dễ nhận thấy. Vấn đề là hiểu biết và mức độ quan tâm của bạn như thế nào khi phát hiện những thay đổi khác lạ trên cơ thể của mình để có biện pháp chữa trị.

Bệnh ung thư lưỡi cũng như các căn bệnh ung thư khác nếu không được chữa trị nhanh chóng sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng bởi tế bào ung thư phát triển rất nhanh và phức tạp. Do đó, khi thấy bất kỳ các dấu hiệu nào của bệnh ung hư lưỡi như đã đề cập ở trên, các bạn nên nhanh chóng đến các bệnh viên chuyên khoa như Bệnh viện K để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân bị ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi là bệnh ung thư có các tế bào ung thư nằm ở trong miệng và gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Người mắc bệnh luôn có cảm giác miệng khô, mất khả năng vị giác, khó nuốt, khó nhai và thay đổi khá nhiều về khứu giác. Vì thế, vấn đề ung thư lưỡi nên ăn gì là vấn đề khá quan trọng cho những người đang mắc bệnh.

Việc lựa chọn các thực phẩm cho người bệnh là điều khá phức tạp vì căn bệnh khiến cho lúc nào miệng của bệnh nhân cũng bị đau giống như bị nhiệt miệng. Người bệnh rất muốn ăn nhưng lại không ăn được và khó nuốt.
Sữa và cháo trắng nấu loãng là một giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề này nhất là khi người bệnh sau quá trình điều trị xạ trị. Bệnh nhân ăn uống khá là khó khăn. Do vậy, họ chỉ bổ sung vào cơ thể tốt nhất vẫn là cháo trắng và sữa. hai thức ăn trên khiến cho người bệnh luôn cảm thấy đói nên có thể cho họ ăn làm nhiều bữa trong ngày hơn.

Khi đã hồi phục ăn uống được, lưỡi không còn bị đau, có thể ăn thêm mì bánh đa hoặc miến nấu với nước xương hay thịt. Mì bánh đa được thay thế trong trường hợp ăn cháo người bệnh không có cảm giác ngon miệng nữa.
Các loại rau xanh nấu nhừ như đậu cu ve, rau cải ngọt, rau muống súp lơ, nếu như khó nhai bạn có thể xay nhỏ ra nấu thành nước canh để người bệnh có thể dễ ăn hơn các chất xơ hấp thụ vào người.

Các loại ngũ cốc dạng bột cùng với một số loại củ quả như lúa mì, bột yến mạch, đậu nành, khoai lang, khoai tây, bí ngô… có thể nấu thành các món súp ăn vào bữa sáng hoặc vào bữa nào đó trong ngày, tránh ăn đồ ăn vào bữa tối vì những loại này khó tiêu hóa hơn khi vào dạ dày.

Để tránh khi đau và bổ sung được các vitamin vào cơ thể, người bệnh nên uống những loại nước ép trái cây có độ ngọt tự nhiên vừa phải như cam, ổi, dưa hấu, thanh long, bơ… vừa dễ uống lại vừa làm dịu được những phần đau đớn tại lưỡi người bệnh.
Thành phần nước luôn phải thường trực hàng ngày và phải cung cấp đều đặn vào cơ thể 2 lít nước mỗi ngày giúp thanh lọc các chất độc từ cơ thể ra bên ngoài. Có thể uống nước kết hợp với ăn uống để việc ăn uống tiền hành được dễ dàng hơn.

Trong quá trình ăn, người bệnh luôn thấy chán ăn có thể nói chuyện với người xung quanh họ để quên đi việc mình đang ăn thứ gì đó vào trong miệng và nên luyện tập thường xuyên để tạo ra sự ngon miệng đối với người bệnh ung thư lưỡi.

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương

Nguồn: https://dongythaiphuong.com/blog-suc-khoe/ung-thu-luoi-benh-ly-rang-mieng-gay-nguy-hiem-cho-nguoi-benh-1930.html

Xem thêm: ung thu luoi

Rate this post
Exit mobile version