Ung thư phổi giai đoạn cuối: Triệu chứng, tiên lượng, điều trị và chăm sóc

Đa số bệnh nhân phát hiện mình mắc ung thư phổi khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng hoang mang và lo lắng không biết liệu bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu.

Đa số bệnh nhân phát hiện mình mắc ung thư phổi khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng hoang mang và lo lắng không biết liệu bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu.

Tại Việt Nam, ung thư phổi là căn bệnh phổ biến nhất ở nam giới và thứ 3 ở nữ giới. Mỗi năm nước ta có khoảng 22.000 trường hợp mắc mới ung thư phổi và gần 20.000 ca tử vong do ung thư phổi được ghi nhận. Ước tính tới năm 2020, số ca mắc ung thư phổi ở cả nam giới và nữ giới ở Việt Nam có thể lên tới trên 34.000 mỗi năm. Điều đáng tiếc là tới 70% người bệnh ung thư phổi tại Việt Nam phát hiện mắc bệnh ở giai đoạn muộn (ung thư phải đã di căn hoặc ở giai đoạn 4), gây ảnh hưởng tới tiên lượng và hiệu quả điều trị.

Khi được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, người bệnh và gia đình sẽ phải nhanh chóng đưa ra những lựa chọn khó khăn liên quan đến điều trị. Vì thế, người bệnh nên trang bị kiến thức về ung thư phổi giai đoạn này nhằm cải thiện sức khỏe và kéo dài thời gian sống hơn.

Phân loại ung thư phổi giai đoạn cuối

Ung thư phổi giai đoạn cuối là một khái niệm rộng. Vì vậy, người bệnh thường có những đặc điểm lâm sàng khác nhau, điều trị và tiên lượng cũng khác nhau. Ung thư phổi được chia làm 2 loại là:

  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ (85%): Ung thư phổi không tế bào nhỏ được chia làm các giai đoạn: 0, 1, 2, 3A, 3B, 4. Nếu mắc loại ung thư này, giai đoạn cuối tương đương với giai đoạn 4.
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ: Nếu mắc ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư phổi giai đoạn 4 tương đương với giai đoạn khối u đã di căn và lan rộng. Khối u đã di căn xa tới nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể ví dụ như xương, não…

Ngoài ra, ung thư phổi giai đoạn này cũng được phân loại dựa theo đột biến gen. Một số trường hợp ung thư phổi giai đoạn cuối có biểu hiện protein PD-1 ở mức cao hoặc mang các đột biến gene như ROS1, EGFR, ALK… Một số trường hợp ung thư phổi lại âm tính với các đột biến này hoặc không biểu hiện PD-1.

Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối

Đa số trường hợp ung thư phổi không xuất hiện triệu chứng cho tới khi khối u lan rộng và di căn. Tuy nhiên một số người mắc ung thư phổi kể cả giai đoạn sớm cũng có thể xuất hiện triệu chứng và khi càng đến giai đoạn cuối thì các triệu chứng sẽ càng rõ rệt. Vì thế, người bệnh nếu nghi ngờ mình có các triệu chứng của ung thư phổi thì hãy đi khám sớm nhất có thể để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Bệnh càng được phát hiện sớm thì cơ hội điều trị và chữa khỏi càng cao, tiên lượng càng tốt.

Dưới đây là những triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 4 mà người bệnh thường gặp phải.

1. Triệu chứng khi có một khối u trong phổi

Khi xuất hiện một khối u trong phổi, bệnh nhân thường có những biểu hiện dưới đây:

  • Hụt hơi
  • Khò khè
  • Khàn tiếng
  • Ho dai dẳng
  • Ho ra máu (hemoptysis)
  • Đau ngực, lưng, vai hoặc cánh tay
  • Viêm phổi hoặc viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần

2. Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối khi khối u di căn đến các khu vực khác

Khi khối u di căn đến các khu vực khác, bạn thường có những biểu hiện dưới đây:

  • Khối u di căn tới xương: gây triệu chứng như đau ở lưng, hông hoặc xương sườn.
  • Khối u xâm lấn tới thực quản: gây khó nuốt.
  • Khối u di căn tới não: có thể gây nhức đầu, làm thị lực thay đổi và gây co giật.
  • Khối u xâm lấn tới gan: có thể gây vàng da.

Ngoài ra, bạn còn gặp phải các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, chán ăn, sút cân đột ngột

Nhấn vào và xem sơ đồ giải phẫu các giai đoạn bệnh ung thư phổi để hiểu rõ hơn

Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối (giai đoạn 4) sống được bao lâu?

Tỷ lệ sống sau 5 năm dùng để xác định trong 100 người bệnh có bao nhiêu người còn sống sau 5 năm phát hiện bệnh. Đối với ung thư phổi giai đoạn cuối, tỷ lệ sống sau 5 năm là 4,7%. Điều này nghĩa là trung bình 100 người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối thì có khoảng 5 người sống sau 5 năm.

Tuy nhiên ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuậ
t, các liệu pháp điều trị giúp người bệnh ung thư phổi có nhiều lựa chọn hơn nên có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của mình sau 5 năm. Nhờ đó, tiên lượng ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ được cải thiện rất nhiều và cao hơn nhiều so với tỷ lệ 4,7%.

Không những vậy, việc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối (giai đoạn 4) sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Tình trạng sức khỏe hiện tại: Nếu tại thời điểm phát hiện mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, sức khỏe của người bệnh càng tốt thì sẽ càng có nhiều lựa chọn điều trị hơn. Không những vậy, người bệnh có sức khỏe tốt cũng có khả năng chịu đựng tác dụng phụ của các liệu pháp điều trị tốt hơn, khối u càng nhanh chóng được kiểm soát và cơ hội sống càng cao. Ngược lại nếu người bệnh có sức khỏe yếu, kiệt quệ hoặc mắc các bệnh nền khác thì lựa chọn điều trị càng ít và khả năng dung nạp thuốc điều trị càng thấp.
  • Tuổi tác: Một nghiên cứu nhỏ năm 2013 cho thấy người bệnh ở độ tuổi càng cao thì tiên lượng càng kém. Tuy nhiên, những số liệu liên quan đến mối quan hệ giữa độ tuổi và tiên lượng ung thư phổi giai đoạn 4 sống được bao lâu vẫn còn hạn chế. Tình trạng sức khỏe vẫn đóng vai trò quan trọng hơn tuổi tác.
  • Giới tính: Theo hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, nguy cơ mắc ung thư phổi ở phụ nữ là 1/17, tỷ lệ này ở nam giới là 1/15.
  • Chủng tộc: Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ cũng chia sẻ những số liệu cho thấy phụ nữ da đen có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn 10% so với phụ nữ da trắng. Tuy nhiên, nam giới da đen lại có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 20% so với nam giới da trắng.
  • Đáp ứng với thuốc điều trị: Nếu cơ thể người bệnh đáp ứng tốt với thuốc điều trị thì người bệnh sẽ có tiên lượng tốt do khối u được kiểm soát.

Cách chữa ung thư phổi giai đoạn cuối

Tại Việt Nam, ung thư phổi là căn bệnh phổ biến nhất ở nam giới và thứ 3 ở nữ giới. Mỗi năm nước ta có khoảng 22.000 trường hợp mắc mới ung thư phổi và gần 20.000 ca tử vong do ung thư phổi được ghi nhận. Ước tính tới năm 2020, số ca mắc ung thư phổi ở cả nam giới và nữ giới ở Việt Nam có thể lên tới trên 34.000 mỗi năm. Điều đáng tiếc là tới 70% người bệnh ung thư phổi tại Việt Nam phát hiện mắc bệnh ở giai đoạn muộn (ung thư phải đã di căn hoặc ở giai đoạn 4), gây ảnh hưởng tới tiên lượng và hiệu quả điều trị.

Khi được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, người bệnh và gia đình sẽ phải nhanh chóng đưa ra những lựa chọn khó khăn liên quan đến điều trị. Vì thế, người bệnh nên trang bị kiến thức về ung thư phổi giai đoạn này nhằm cải thiện sức khỏe và kéo dài thời gian sống hơn.

Phân loại ung thư phổi giai đoạn cuối

Ung thư phổi giai đoạn cuối là một khái niệm rộng. Vì vậy, người bệnh thường có những đặc điểm lâm sàng khác nhau, điều trị và tiên lượng cũng khác nhau. Ung thư phổi được chia làm 2 loại là:

  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ (85%): Ung thư phổi không tế bào nhỏ được chia làm các giai đoạn: 0, 1, 2, 3A, 3B, 4. Nếu mắc loại ung thư này, giai đoạn cuối tương đương với giai đoạn 4.
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ: Nếu mắc ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư phổi giai đoạn 4 tương đương với giai đoạn khối u đã di căn và lan rộng. Khối u đã di căn xa tới nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể ví dụ như xương, não…

Ngoài ra, ung thư phổi giai đoạn này cũng được phân loại dựa theo đột biến gen. Một số trường hợp ung thư phổi giai đoạn cuối có biểu hiện protein PD-1 ở mức cao hoặc mang các đột biến gene như ROS1, EGFR, ALK… Một số trường hợp ung thư phổi lại âm tính với các đột biến này hoặc không biểu hiện PD-1.

Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối

Đa số trường hợp ung thư phổi không xuất hiện triệu chứng cho tới khi khối u lan rộng và di căn. Tuy nhiên một số người mắc ung thư phổi kể cả giai đoạn sớm cũng có thể xuất hiện triệu chứng và khi càng đến giai đoạn cuối thì các triệu chứng sẽ càng rõ rệt. Vì thế, người bệnh nếu nghi ngờ mình có các triệu chứng của ung thư phổi thì hãy đi khám sớm nhất có thể để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Bệnh càng được phát hiện sớm thì cơ hội điều trị và chữa khỏi càng cao, tiên lượng càng tốt.

Dưới đây là những triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 4 mà người bệnh thường gặp phải.

1. Triệu chứng khi có một khối u trong phổi

Khi xuất hiện một khối u trong phổi, bệnh nhân thường có những biểu hiện dưới đây:

  • Hụt hơi
  • Khò khè
  • Khàn tiếng
  • Ho dai dẳng
  • Ho ra máu (hemoptysis)
  • Đau ngực, lưng, vai hoặc cánh tay
  • Viêm phổi hoặc viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần

2. Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối khi khối u di căn đến các khu vực khác

Khi khối u di căn đến các khu vực khác, bạn thường có những biểu hiện dưới đây:

  • Khối u di căn tới xương: gây triệu chứng như đau ở lưng, hông hoặc xương sườn.
  • Khối u xâm lấn tới thực quản: gây khó nuốt.
  • Khối u di căn tới não: có thể gây nhức đầu, làm thị lực thay đổi và gây co giật.
  • Khối u xâm lấn tới gan: có thể gây vàng da.

Ngoài ra, bạn còn gặp phải các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, chán ăn, sút cân đột ngột

Nhấn vào và xem sơ đồ giải phẫu các giai đoạn bệnh ung thư phổi để hiểu rõ hơn

Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối (giai đoạn 4) sống được bao lâu?

Tỷ lệ sống sau 5 năm dùng để xác định trong 100 người bệnh có bao nhiêu người còn sống sau 5 năm phát hiện bệnh. Đối với ung thư phổi giai đoạn cuối, tỷ lệ sống sau 5 năm là 4,7%. Điều này nghĩa là trung bình 100 người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối thì có khoảng 5 người sống sau 5 năm.

Tuy nhiên ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuậ
t, các liệu pháp điều trị giúp người bệnh ung thư phổi có nhiều lựa chọn hơn nên có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của mình sau 5 năm. Nhờ đó, tiên lượng ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ được cải thiện rất nhiều và cao hơn nhiều so với tỷ lệ 4,7%.

Không những vậy, việc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối (giai đoạn 4) sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Tình trạng sức khỏe hiện tại: Nếu tại thời điểm phát hiện mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, sức khỏe của người bệnh càng tốt thì sẽ càng có nhiều lựa chọn điều trị hơn. Không những vậy, người bệnh có sức khỏe tốt cũng có khả năng chịu đựng tác dụng phụ của các liệu pháp điều trị tốt hơn, khối u càng nhanh chóng được kiểm soát và cơ hội sống càng cao. Ngược lại nếu người bệnh có sức khỏe yếu, kiệt quệ hoặc mắc các bệnh nền khác thì lựa chọn điều trị càng ít và khả năng dung nạp thuốc điều trị càng thấp.
  • Tuổi tác: Một nghiên cứu nhỏ năm 2013 cho thấy người bệnh ở độ tuổi càng cao thì tiên lượng càng kém. Tuy nhiên, những số liệu liên quan đến mối quan hệ giữa độ tuổi và tiên lượng ung thư phổi giai đoạn 4 sống được bao lâu vẫn còn hạn chế. Tình trạng sức khỏe vẫn đóng vai trò quan trọng hơn tuổi tác.
  • Giới tính: Theo hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, nguy cơ mắc ung thư phổi ở phụ nữ là 1/17, tỷ lệ này ở nam giới là 1/15.
  • Chủng tộc: Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ cũng chia sẻ những số liệu cho thấy phụ nữ da đen có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn 10% so với phụ nữ da trắng. Tuy nhiên, nam giới da đen lại có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 20% so với nam giới da trắng.
  • Đáp ứng với thuốc điều trị: Nếu cơ thể người bệnh đáp ứng tốt với thuốc điều trị thì người bệnh sẽ có tiên lượng tốt do khối u được kiểm soát.

Cách chữa ung thư phổi giai đoạn cuối

Ung thư phổi giai đoạn cuối khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn do thường được phát hiện quá muộn. Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối đã có nhiều lựa chọn điều trị mang lại hiệu quả cao và ít tác dụng phụ hơn. Trong đó, cách chữa ung thư phổi giai đoạn cuối còn tùy thuộc vào loại ung thư phổi (ung thư phổi tế bào nhỏ hay ung thư phổi không tế bào nhỏ).

Trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ

Quyết định lựa chọn điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn cuối phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm:

  • Tình trạng sức khỏe của người bệnh
  • Khối u ở phổi đã di căn xa hay gần
  • Khối u có mang đột biến gen hay không

Những người mắc ung thư phổi giai đoạn cuối ở độ tuổi còn trẻ và có sức khỏe tốt có thể lựa chọn các phương pháp điều trị như:

  • Xạ trị
  • Hoá trị
  • Phẫu thuật
  • Điều trị nhắm trúng đích
  • Liệu pháp miễn dịch

Các liệu pháp này không giúp chữa khỏi ung thư hoàn toàn nhưng có thể hỗ trợ kiểm soát khối u và làm giảm triệu chứng, từ đó có thể giúp người bệnh vốn có tiên lượng khả quan sống lâu hơn.

Đối với những trường hợp phát hiện ung thư phổi khi sức khỏe yếu, suy kiệt, tuổi cao và phát hiện quá muộn thì cần điều trị ung thư kết hợp chăm sóc giảm nhẹ. Đây có thể là lựa chọn để nâng cao chất lượng sống cho người bệnh và giảm bớt đau đớn.

Trường hợp khối u chưa di căn xa và rộng

Ở những trường hợp này, khối u xuất hiện ở phổi và chỉ mới di căn tới một cơ quan khác (ví dụ như não). Người bệnh vẫn có cơ hội điều trị khi ở giai đoạn này, thậm chí là chữa khỏi (dù tỷ lệ chữa khỏi không cao). Người bệnh sẽ được xem xét khả năng điều trị bằng phẫu thuật để loại bỏ khối u và cân nhắc kết hợp với xạ trị để kiểm soát khối u ở khu vực mà chúng di căn tới. Ví dụ trong trường hợp ung thư phổi di căn não, khối u ở não có thể được điều trị bằng phẫu thuật hoặc xạ trị bằng bức xạ lập thể. Bác sĩ cũng có thể chỉ định phẫu thuật, sau đó là xạ trị.

Trường hợp khối u đã di căn rộng

Đối với trường hợp mắc ung thư phổi giai đoạn cuối khối u đã lan rộng ra khắp cơ thể, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra đột biến gene (bao gồm các gene EGFR, ALK, ROS1, BRAF, RET, MET và NTRK). Nếu các tế bào ung thư mang đột biến trên, bác sĩ sẽ thường đề xuất dùng liệu pháp điều trị trúng đích hay còn gọi là thuốc đích trước.

  • Khối u mang đột biến gene ALK: Thuốc ức chế ALK thường được sử dụng đầu tiên. Nếu thuốc này ngưng phát huy hiệu quả thì loại thuốc ức chế ALK tiếp theo sẽ được sử dụng.
  • Khối u mang đột biến gene EGFR: Thuốc anti-EGFR sẽ được sử dụng đầu tiên.
  • Khối u mang đột biến gene ROS1: Các loại thuốc như crizotinib, entrectinib, hoặc ceritinib có thể được sử dụng.
  • Khối u mang đột biến gene BRAF: Phương pháp điều trị có thể kết hợp sử dụng dabrafenib và trametinib
  • Khối u mang đột biến gene RET: Người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc selpercatinib.
  • Khối u mang đột biến gene MET: Thuốc điều trị có thể là thuốc capmatinib.
  • Khối u mang đột biến gene NTRK: Thuốc điều trị có thể là larotrectinib hoặc entrectinib.

Các bác sĩ cũng có thể kiểm tra biểu hiện của protein PD-L1. Những khối u có biểu hiệu PD-L1 ở mức cao thường đáp ứng tốt với một số liệu pháp điều trị miễn dịch. Trong trường hợp này, người bệnh có thể lựa chọn điều trị bằng pembrolizumab hoặc atezolizumab kết hợp với hóa trị hoặc sử dụng pembrolizumab riêng lẻ.

Đối với hầu hết các trường hợp ung thư giai đoạn cuối, hóa trị được xem là một phần trong phác đồ điều trị chính, miễn là bệnh nhân có đủ
sức khỏe để thực hiện phương pháp này. Bác sĩ cũng có thể kết hợp hóa trị với các phương pháp khác như:

  • Liệu pháp miễn dịch pembrolizumab: Liệu pháp miễn dịch pembrolizumab thường là phương pháp điều trị được dùng cùng hóa trị.
  • Thuốc đích bevacizumab: Thuốc nhắm trúng đích này được sử dụng với những người bệnh không có nguy cơ chảy máu cao (những người không bị ho ra máu).
  • Đặt ống thông vào ngực qua da: Nếu khối u gây ra tình trạng tràn dịch màng phổi, dịch trong phổi cần được rút ra. Nếu tình trạng này tiếp tục tiếp diễn người bệnh có thể sẽ được đặt ống thông vào ngực qua da để dịch màng phổi có thể chảy ra ngoài.

Trường hợp ung thư phổi tế bào nhỏ

Ở giai đoạn cuối, khối u đã di căn rộng và xa tới các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, phương pháp phẫu thuật hoặc xạ trị không còn là liệu pháp điều trị khả thi. Nếu người bệnh mắc ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn cuối mà có sức khỏe ổn định và có thể chịu đựng hóa trị thì lựa chọn điều trị đầu tiên cho người bệnh có thể là hóa trị hoặc hóa trị kết hợp với liệu pháp miễn dịch.

Phương pháp kết hợp liệu pháp miễn dịch PD-1 với hóa trị là cách giúp một số người bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn cuối sống lâu hơn. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là ung thư phổi tế bào nhỏ thường tái phát với tỷ lệ rất cao.

Nếu người bệnh đáp ứng tốt với thuốc điều trị ở giai đoạn đầu, xạ trị vùng ngực có thể được chỉ định để hỗ trợ điều trị. Xạ trị não cũng có thể được xem xét để ngăn ngừa nguy cơ khối u ở phổi di căn tới não. Nếu khối u ở phổi gây ra các triệu chứng như hụt hơi, chảy máu thì một số biện pháp như xạ trị hoặc phẫu thuật bằng laser có thể hữu ích. Xạ trị có thể được sử dụng để giảm bớt triệu chứng nếu khối u lan tới xương, não hoặc tới tủy sống.

Ung thư phổi giai đoạn cuối khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn do thường được phát hiện quá muộn. Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối đã có nhiều lựa chọn điều trị mang lại hiệu quả cao và ít tác dụng phụ hơn. Trong đó, cách chữa ung thư phổi giai đoạn cuối còn tùy thuộc vào loại ung thư phổi (ung thư phổi tế bào nhỏ hay ung thư phổi không tế bào nhỏ).

Trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ

Quyết định lựa chọn điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn cuối phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm:

  • Tình trạng sức khỏe của người bệnh
  • Khối u ở phổi đã di căn xa hay gần
  • Khối u có mang đột biến gen hay không

Những người mắc ung thư phổi giai đoạn cuối ở độ tuổi còn trẻ và có sức khỏe tốt có thể lựa chọn các phương pháp điều trị như:

  • Xạ trị
  • Hoá trị
  • Phẫu thuật
  • Điều trị nhắm trúng đích
  • Liệu pháp miễn dịch

Các liệu pháp này không giúp chữa khỏi ung thư hoàn toàn nhưng có thể hỗ trợ kiểm soát khối u và làm giảm triệu chứng, từ đó có thể giúp người bệnh vốn có tiên lượng khả quan sống lâu hơn.

Đối với những trường hợp phát hiện ung thư phổi khi sức khỏe yếu, suy kiệt, tuổi cao và phát hiện quá muộn thì cần điều trị ung thư kết hợp chăm sóc giảm nhẹ. Đây có thể là lựa chọn để nâng cao chất lượng sống cho người bệnh và giảm bớt đau đớn.

Trường hợp khối u chưa di căn xa và rộng

Ở những trường hợp này, khối u xuất hiện ở phổi và chỉ mới di căn tới một cơ quan khác (ví dụ như não). Người bệnh vẫn có cơ hội điều trị khi ở giai đoạn này, thậm chí là chữa khỏi (dù tỷ lệ chữa khỏi không cao). Người bệnh sẽ được xem xét khả năng điều trị bằng phẫu thuật để loại bỏ khối u và cân nhắc kết hợp với xạ trị để kiểm soát khối u ở khu vực mà chúng di căn tới. Ví dụ trong trường hợp ung thư phổi di căn não, khối u ở não có thể được điều trị bằng phẫu thuật hoặc xạ trị bằng bức xạ lập thể. Bác sĩ cũng có thể chỉ định phẫu thuật, sau đó là xạ trị.

Trường hợp khối u đã di căn rộng

Đối với trường hợp mắc ung thư phổi giai đoạn cuối khối u đã lan rộng ra khắp cơ thể, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra đột biến gene (bao gồm các gene EGFR, ALK, ROS1, BRAF, RET, MET và NTRK). Nếu các tế bào ung thư mang đột biến trên, bác sĩ sẽ thường đề xuất dùng liệu pháp điều trị trúng đích hay còn gọi là thuốc đích trước.

  • Khối u mang đột biến gene ALK: Thuốc ức chế ALK thường được sử dụng đầu tiên. Nếu thuốc này ngưng phát huy hiệu quả thì loại thuốc ức chế ALK tiếp theo sẽ được sử dụng.
  • Khối u mang đột biến gene EGFR: Thuốc anti-EGFR sẽ được sử dụng đầu tiên.
  • Khối u mang đột biến gene ROS1: Các loại thuốc như crizotinib, entrectinib, hoặc ceritinib có thể được sử dụng.
  • Khối u mang đột biến gene BRAF: Phương pháp điều trị có thể kết hợp sử dụng dabrafenib và trametinib
  • Khối u mang đột biến gene RET: Người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc selpercatinib.
  • Khối u mang đột biến gene MET: Thuốc điều trị có thể là thuốc capmatinib.
  • Khối u mang đột biến gene NTRK: Thuốc điều trị có thể là larotrectinib hoặc entrectinib.

Các bác sĩ cũng có thể kiểm tra biểu hiện của protein PD-L1. Những khối u có biểu hiệu PD-L1 ở mức cao thường đáp ứng tốt với một số liệu pháp điều trị miễn dịch. Trong trường hợp này, người bệnh có thể lựa chọn điều trị bằng pembrolizumab hoặc atezolizumab kết hợp với hóa trị hoặc sử dụng pembrolizumab riêng lẻ.

Đối với hầu hết các trường hợp ung thư giai đoạn cuối, hóa trị được xem là một phần trong phác đồ điều trị chính, miễn là bệnh nhân có đủ
sức khỏe để thực hiện phương pháp này. Bác sĩ cũng có thể kết hợp hóa trị với các phương pháp khác như:

  • Liệu pháp miễn dịch pembrolizumab: Liệu pháp miễn dịch pembrolizumab thường là phương pháp điều trị được dùng cùng hóa trị.
  • Thuốc đích bevacizumab: Thuốc nhắm trúng đích này được sử dụng với những người bệnh không có nguy cơ chảy máu cao (những người không bị ho ra máu).
  • Đặt ống thông vào ngực qua da: Nếu khối u gây ra tình trạng tràn dịch màng phổi, dịch trong phổi cần được rút ra. Nếu tình trạng này tiếp tục tiếp diễn người bệnh có thể sẽ được đặt ống thông vào ngực qua da để dịch màng phổi có thể chảy ra ngoài.

Trường hợp ung thư phổi tế bào nhỏ

Ở giai đoạn cuối, khối u đã di căn rộng và xa tới các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, phương pháp phẫu thuật hoặc xạ trị không còn là liệu pháp điều trị khả thi. Nếu người bệnh mắc ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn cuối mà có sức khỏe ổn định và có thể chịu đựng hóa trị thì lựa chọn điều trị đầu tiên cho người bệnh có thể là hóa trị hoặc hóa trị kết hợp với liệu pháp miễn dịch.

Phương pháp kết hợp liệu pháp miễn dịch PD-1 với hóa trị là cách giúp một số người bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn cuối sống lâu hơn. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là ung thư phổi tế bào nhỏ thường tái phát với tỷ lệ rất cao.

Nếu người bệnh đáp ứng tốt với thuốc điều trị ở giai đoạn đầu, xạ trị vùng ngực có thể được chỉ định để hỗ trợ điều trị. Xạ trị não cũng có thể được xem xét để ngăn ngừa nguy cơ khối u ở phổi di căn tới não. Nếu khối u ở phổi gây ra các triệu chứng như hụt hơi, chảy máu thì một số biện pháp như xạ trị hoặc phẫu thuật bằng laser có thể hữu ích. Xạ trị có thể được sử dụng để giảm bớt triệu chứng nếu khối u lan tới xương, não hoặc tới tủy sống.

Trong trường hợp sức khỏe của người bệnh quá yếu và suy kiệt khiến họ khó vượt qua được tác dụng phụ của hóa trị thông thường, bác sĩ có thể xem xét giảm liều và điều trị bằng hóa trị liều thấp hoặc tư vấn về chăm sóc giảm nhẹ. Các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ sẽ hỗ trợ điều trị triệu chứng và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.

Đối với ung thư phổi giai đoạn cuối, phác đồ điều trị có thể thay đổi và liên tục được điều chỉnh tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh và hiệu quả điều trị. Những liệu pháp điều trị hiện có cho thấy tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn ung thư phổi giai đoạn cuối chưa cao. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang liên tục nghiên cứu và phát triển các liệu pháp điều trị mới. Người bệnh hãy cân nhắc và tìm hiểu về cơ hội tham gia thử nghiệm lâm sàng điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối để có cơ hội điều trị bằng các loại thuốc mới nhất.

Chăm sóc người ung thư phổi giai đoạn cuối

Phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng rất nhiều đến việc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối (ung thư phổi di căn) sống được bao lâu. Tuy nhiên, cách chăm sóc giảm nhẹ cũng đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi giai đoạn 4. Người chăm sóc cần biết về những vấn đề sức khỏe, tâm lý, tình cảm mà người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối có thể gặp phải để thông cảm, chia sẻ và đặc biệt là hỗ trợ người bệnh.

Người mắc ung thư phổi giai đoạn cuối có thể cảm thấy rất mệt mỏi về thể chất, tâm lý và tinh thần. Một số loại thuốc và liệu pháp ví dụ như massage, liệu pháp mùi hương có thể giúp giảm bớt mệt mỏi thể chất. Người chăm sóc cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ và hỗ trợ người thân có không gian sống dễ chịu, hay giúp xoa bóp để giảm bớt mệt mỏi.

Không những thế, người mắc ung thư phổi có thể cảm thấy mình không còn hứng thú với những thứ trước đây vốn làm họ cảm thấy thích thú. Họ thường trải qua những những cú sốc tâm lý với cảm xúc sợ hãi, tức giận, bi quan, buồn bã… Vì thế, tinh thần lạc quan có ý nghĩa rất quan trọng khi chăm sóc người thân bị ung thư phổi giai đoạn cuối.

Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Annals of Oncology năm 2012, người chăm sóc đóng vai trò rất quan trọng giúp người bệnh ung thư đối diện với bệnh tật, sợ hãi, vượt lên nghịch cảnh và tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Người chăm sóc không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn góp phần nâng cao chất lượng sống của người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.

Người chăm sóc người bệnh ung thư phổi cũng cần phải nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần để cùng đồng hành với người bệnh.

Người chăm sóc có thể phải làm nhiều công việc vất vả để hỗ trợ người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày, từ bữa ăn giấc ngủ, dọn dẹp vệ sinh tới các vấn đề về tài chính, điều trị. Những điều này có thể khiến người chăm sóc kiệt sức và bị quá tải. Các dấu hiệu thường gặp nhất cho thấy người chăm sóc đang bị quá tải và kiệt sức bao gồm mệt mỏi, đau mỏi toàn thân, tăng hoặc giảm khẩu vị, thường xuyên bị đau đầu. Không chỉ gây ảnh hưởng về thể chất, việc quá tải có thể khiến người chăm sóc gặp các vấn đề tâm lý như lo lắng, kiệt sức, khó chịu, thiếu sinh khí.

Để trở thành chỗ dựa vững chắc nhất cho người bệnh ung thư phổi, người chăm sóc cần luôn giữ sức khỏe tốt với tinh thần tích cực và lạc quan. Nếu gặp khó khăn, người chăm sóc nên tìm kiếm sự giúp đỡ của gia đình và các tổ chức cũng như bác sĩ tâm lý.

Ung thư phổi là một căn bệnh hết sức nguy hiểm mà không ai có thể chủ quan được. Người bệnh càng phát hiện sớm thì càng có khả năng kéo dài thời gian sống và nâng cao sức khỏe. Đặc biệt, người ung thư phổi giai đoạn cuối cần điều trị bệnh theo
phác đồ của bác sĩ và giữ tinh thần lạc quan. Người bệnh ung thư phổi sống được mấy năm phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực kiên trì của bản thân!

 

Trong trường hợp sức khỏe của người bệnh quá yếu và suy kiệt khiến họ khó vượt qua được tác dụng phụ của hóa trị thông thường, bác sĩ có thể xem xét giảm liều và điều trị bằng hóa trị liều thấp hoặc tư vấn về chăm sóc giảm nhẹ. Các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ sẽ hỗ trợ điều trị triệu chứng và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.

Đối với ung thư phổi giai đoạn cuối, phác đồ điều trị có thể thay đổi và liên tục được điều chỉnh tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh và hiệu quả điều trị. Những liệu pháp điều trị hiện có cho thấy tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn ung thư phổi giai đoạn cuối chưa cao. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang liên tục nghiên cứu và phát triển các liệu pháp điều trị mới. Người bệnh hãy cân nhắc và tìm hiểu về cơ hội tham gia thử nghiệm lâm sàng điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối để có cơ hội điều trị bằng các loại thuốc mới nhất.

Chăm sóc người ung thư phổi giai đoạn cuối

Phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng rất nhiều đến việc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối (ung thư phổi di căn) sống được bao lâu. Tuy nhiên, cách chăm sóc giảm nhẹ cũng đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi giai đoạn 4. Người chăm sóc cần biết về những vấn đề sức khỏe, tâm lý, tình cảm mà người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối có thể gặp phải để thông cảm, chia sẻ và đặc biệt là hỗ trợ người bệnh.

Người mắc ung thư phổi giai đoạn cuối có thể cảm thấy rất mệt mỏi về thể chất, tâm lý và tinh thần. Một số loại thuốc và liệu pháp ví dụ như massage, liệu pháp mùi hương có thể giúp giảm bớt mệt mỏi thể chất. Người chăm sóc cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ và hỗ trợ người thân có không gian sống dễ chịu, hay giúp xoa bóp để giảm bớt mệt mỏi.

Không những thế, người mắc ung thư phổi có thể cảm thấy mình không còn hứng thú với những thứ trước đây vốn làm họ cảm thấy thích thú. Họ thường trải qua những những cú sốc tâm lý với cảm xúc sợ hãi, tức giận, bi quan, buồn bã… Vì thế, tinh thần lạc quan có ý nghĩa rất quan trọng khi chăm sóc người thân bị ung thư phổi giai đoạn cuối.

Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Annals of Oncology năm 2012, người chăm sóc đóng vai trò rất quan trọng giúp người bệnh ung thư đối diện với bệnh tật, sợ hãi, vượt lên nghịch cảnh và tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Người chăm sóc không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn góp phần nâng cao chất lượng sống của người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.

Người chăm sóc người bệnh ung thư phổi cũng cần phải nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần để cùng đồng hành với người bệnh.

Người chăm sóc có thể phải làm nhiều công việc vất vả để hỗ trợ người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày, từ bữa ăn giấc ngủ, dọn dẹp vệ sinh tới các vấn đề về tài chính, điều trị. Những điều này có thể khiến người chăm sóc kiệt sức và bị quá tải. Các dấu hiệu thường gặp nhất cho thấy người chăm sóc đang bị quá tải và kiệt sức bao gồm mệt mỏi, đau mỏi toàn thân, tăng hoặc giảm khẩu vị, thường xuyên bị đau đầu. Không chỉ gây ảnh hưởng về thể chất, việc quá tải có thể khiến người chăm sóc gặp các vấn đề tâm lý như lo lắng, kiệt sức, khó chịu, thiếu sinh khí.

Để trở thành chỗ dựa vững chắc nhất cho người bệnh ung thư phổi, người chăm sóc cần luôn giữ sức khỏe tốt với tinh thần tích cực và lạc quan. Nếu gặp khó khăn, người chăm sóc nên tìm kiếm sự giúp đỡ của gia đình và các tổ chức cũng như bác sĩ tâm lý.

Ung thư phổi là một căn bệnh hết sức nguy hiểm mà không ai có thể chủ quan được. Người bệnh càng phát hiện sớm thì càng có khả năng kéo dài thời gian sống và nâng cao sức khỏe. Đặc biệt, người ung thư phổi giai đoạn cuối cần điều trị bệnh theo
phác đồ của bác sĩ và giữ tinh thần lạc quan. Người bệnh ung thư phổi sống được mấy năm phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực kiên trì của bản thân!

 

Xem thêm: 13 thuốc trị hắc lào (lác đồng tiền) tận gốc có bán tại nhà thuốc

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!