Các vấn đề ở mũi nói gì về sức khỏe bạn?

Các vấn đề ở mũi như chảy máu cam, sổ mũi, không phân biệt được mùi… có thể xảy ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau. Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết để lựa chọn giải pháp điều trị hợp lý, hữu hiệu.

Các vấn đề ở mũi như chảy máu cam, sổ mũi, không phân biệt được mùi… có thể xảy ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau. Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết để lựa chọn giải pháp điều trị hợp lý, hữu hiệu.

Nhiều người tin rằng chỉ các bệnh về mũi mới ảnh hưởng đến khứu giác và gây ra biểu hiện như sổ mũi, chảy máu cam, không ngửi được mùi. Thực tế, tác nhân đứng sau các vấn đề ở mũi như trên có thể nhiều và nghiêm trọng hơn những gì bạn nghĩ. Đọc ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn về “thông điệp” đến từ những tình trạng này và làm thế nào để điều trị các tình trạng xảy ra ở mũi nhé.

Chảy nước mũi (sổ mũi) cảnh báo về bệnh gì?

Cảm lạnh

Hầu hết những người có dấu hiệu chảy nước mũi bất thường đều đang gặp phải vấn đề cảm lạnh. Theo bác sĩ, đây là một trong những nguyên nhân gây sổ mũi phổ biến nhất. Lúc này, bạn còn bắt gặp một số triệu chứng như:

  • Hắt hơi liên tục
  • Nghẹt mũi
  • Đau họng

Những biểu hiện trên thường đến từ từ và có thể nhanh chóng tự biến mất nếu bạn dành thời gian để nghỉ ngơi, uống nhiều nước, thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và chịu khó tập thể dục đều đặn.

Biểu hiện chảy nước mũi ở người mắc bệnh cảm cúm

Khác với cảm lạnh, triệu chứng chảy nước mũi do cảm cúm thường xuất hiện nhanh chóng và đi kèm với một số dấu hiệu khác gồm sốt, đau nhức mình và ớn lạnh. Các vấn đề ở mũi liên quan đến cảm cúm này sẽ kéo dài khoảng 2 tuần nhưng bạn vẫn có thể rút ngắn thời gian phát bệnh xuống còn 1 – 2 ngày với những liệu pháp điều trị kháng virus.

Do đâu bạn bị chảy máu cam?

Khô mũi

Thời tiết hanh khô sẽ khiến lớp niêm mạc trong mũi thiếu độ ẩm dẫn đến tình trạng khô, nứt tại đây. Nếu không sớm có biện pháp can thiệp, tình trạng khô mũi có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công, đồng thời gây chảy máu cam.

Hội chứng giãn mao mạch xuất huyết di truyền

Trong một số trường hợp hiếm gặp, chảy máu cam không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của hội chứng giãn mao mạch xuất huyết di truyền. Tình trạng sức khỏe này thường khiến bạn chảy máu mũi khi ngủ và hình thành các nốt đỏ nhỏ trên tay hoặc mặt. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể kéo theo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Hình thành cục máu đông (huyết khối) trong phổi
  • Đột quỵ

Do đó, hãy lập tức tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời nếu bạn bắt gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như trên.

Một số bệnh về mũi gây chảy máu cam

Triệu chứng chảy máu cam đôi khi còn có khả năng đến từ các vấn đề như:

  • Dị ứng
  • Bệnh máu khó đông
  • Thói quen ngoáy mũi
  • Lệch vách ngăn mũi
  • Tác dụng phụ từ thuốc làm loãng máu, aspirin hoặc thuốc xịt mũi…

Về cơ bản, chảy máu mũi không phải là vấn đề đặc biệt nguy hiểm. Mặc dù vậy, bạn cần lập tức đến bệnh viện nếu bạn:

Nhiều người tin rằng chỉ các bệnh về mũi mới ảnh hưởng đến khứu giác và gây ra biểu hiện như sổ mũi, chảy máu cam, không ngửi được mùi. Thực tế, tác nhân đứng sau các vấn đề ở mũi như trên có thể nhiều và nghiêm trọng hơn những gì bạn nghĩ. Đọc ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn về “thông điệp” đến từ những tình trạng này và làm thế nào để điều trị các tình trạng xảy ra ở mũi nhé.

Chảy nước mũi (sổ mũi) cảnh báo về bệnh gì?

Cảm lạnh

Hầu hết những người có dấu hiệu chảy nước mũi bất thường đều đang gặp phải vấn đề cảm lạnh. Theo bác sĩ, đây là một trong những nguyên nhân gây sổ mũi phổ biến nhất. Lúc này, bạn còn bắt gặp một số triệu chứng như:

  • Hắt hơi liên tục
  • Nghẹt mũi
  • Đau họng

Những biểu hiện trên thường đến từ từ và có thể nhanh chóng tự biến mất nếu bạn dành thời gian để nghỉ ngơi, uống nhiều nước, thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và chịu khó tập thể dục đều đặn.

Biểu hiện chảy nước mũi ở người mắc bệnh cảm cúm

Khác với cảm lạnh, triệu chứng chảy nước mũi do cảm cúm thường xuất hiện nhanh chóng và đi kèm với một số dấu hiệu khác gồm sốt, đau nhức mình và ớn lạnh. Các vấn đề ở mũi liên quan đến cảm cúm này sẽ kéo dài khoảng 2 tuần nhưng bạn vẫn có thể rút ngắn thời gian phát bệnh xuống còn 1 – 2 ngày với những liệu pháp điều trị kháng virus.

Do đâu bạn bị chảy máu cam?

Khô mũi

Thời tiết hanh khô sẽ khiến lớp niêm mạc trong mũi thiếu độ ẩm dẫn đến tình trạng khô, nứt tại đây. Nếu không sớm có biện pháp can thiệp, tình trạng khô mũi có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công, đồng thời gây chảy máu cam.

Hội chứng giãn mao mạch xuất huyết di truyền

Trong một số trường hợp hiếm gặp, chảy máu cam không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của hội chứng giãn mao mạch xuất huyết di truyền. Tình trạng sức khỏe này thường khiến bạn chảy máu mũi khi ngủ và hình thành các nốt đỏ nhỏ trên tay hoặc mặt. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể kéo theo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Hình thành cục máu đông (huyết khối) trong phổi
  • Đột quỵ

Do đó, hãy lập tức tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời nếu bạn bắt gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như trên.

Một số bệnh về mũi gây chảy máu cam

Triệu chứng chảy máu cam đôi khi còn có khả năng đến từ các vấn đề như:

  • Dị ứng
  • Bệnh máu khó đông
  • Thói quen ngoáy mũi
  • Lệch vách ngăn mũi
  • Tác dụng phụ từ thuốc làm loãng máu, aspirin hoặc thuốc xịt mũi…

Về cơ bản, chảy máu mũi không phải là vấn đề đặc biệt nguy hiểm. Mặc dù vậy, bạn cần lập tức đến bệnh viện nếu bạn:

  • Bị chấn thương vật lý ở mũi
  • Chảy máu quá lâu (30 phút trở lên)
  • Hít thở khó khăn

Có phải giảm khứu giác chỉ liên quan đến các bệnh về mũi?

Suy giảm khứu giác có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau chứ không riêng bệnh về mũi. Chúng có thể kể đến như sau:

Polyp mũi

Đây là
bệnh lý phổ biến về mũi, xảy ra khi các khối u polyp hình thành trên niêm mạc mũi hoặc trong hốc xoang. Tuy hầu hết polyp đều vô hại nhưng sự xuất hiện của chúng vẫn gây ảnh hưởng không nhỏ đến khứu giác cũng như cuộc sống của người bệnh.
Dùng thuốc đặc trị hoặc tiểu phẫu là hai giải pháp thường được bác sĩ chỉ định để loại bỏ polyp mũi.

Mối liên hệ giữa khứu giác và bệnh đái tháo đường

Một số chuyên gia cho rằng lượng đường trong máu quá cao có thể làm hỏng các dây thần kinh, mao mạch và những cơ quan liên quan đến khứu giác. Ngoài ra, rối loạn nội tiết tố do tiểu đường cũng có khả năng gây cản trở quá trình ngửi và nhận biết mùi vị của người bệnh.

Giảm khứu giác mũi do các bệnh về thần kinh

Khứu giác suy giảm có thể là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, ví dụ như:

  • Parkinson
  • Huntington
  • Đa xơ cứng

Đây đều là các vấn đề sức khỏe khó điều trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh nên bạn cần tìm gặp bác sĩ ngay khi cảm thấy không thể nhận biết hoặc phân biệt mùi vị như trước.

Nguyên nhân gây ảo giác khứu giác đến từ đâu?

Các bệnh về não và thần kinh

Người bị u não, chấn thương đầu, co giật động kinh hoặc Parkinson có thể gặp ảo giác khứu giác – tức là ngửi thấy mùi không có thực. Các “mùi” ảo này thường là mùi khó chịu như khói thuốc, hóa chất, bánh mì cháy… Nếu kéo dài, chúng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn bằng cách:

  • Gây căng thẳng, khó chịu
  • Suy giảm vị giác, dẫn đến chán ăn và sụt cân

Vì vậy, người mắc chứng ảo giác khứu giác nên mau chóng tìm phương pháp điều trị hiệu quả.

Nhiễm trùng xoang mũi

Căn bệnh về mũi này có thể làm thay đổi mùi vị mà bạn ngửi được. Khác với trường hợp trên, ảo giác khứu giác do nhiễm trùng xoang (viêm xoang) thường tự biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng. Quá trình này còn có thể diễn ra nhanh hơn nếu bạn rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng cách.

  • Bị chấn thương vật lý ở mũi
  • Chảy máu quá lâu (30 phút trở lên)
  • Hít thở khó khăn

Có phải giảm khứu giác chỉ liên quan đến các bệnh về mũi?

Suy giảm khứu giác có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau chứ không riêng bệnh về mũi. Chúng có thể kể đến như sau:

Polyp mũi

Đây là
bệnh lý phổ biến về mũi, xảy ra khi các khối u polyp hình thành trên niêm mạc mũi hoặc trong hốc xoang. Tuy hầu hết polyp đều vô hại nhưng sự xuất hiện của chúng vẫn gây ảnh hưởng không nhỏ đến khứu giác cũng như cuộc sống của người bệnh.
Dùng thuốc đặc trị hoặc tiểu phẫu là hai giải pháp thường được bác sĩ chỉ định để loại bỏ polyp mũi.

Mối liên hệ giữa khứu giác và bệnh đái tháo đường

Một số chuyên gia cho rằng lượng đường trong máu quá cao có thể làm hỏng các dây thần kinh, mao mạch và những cơ quan liên quan đến khứu giác. Ngoài ra, rối loạn nội tiết tố do tiểu đường cũng có khả năng gây cản trở quá trình ngửi và nhận biết mùi vị của người bệnh.

Giảm khứu giác mũi do các bệnh về thần kinh

Khứu giác suy giảm có thể là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, ví dụ như:

  • Parkinson
  • Huntington
  • Đa xơ cứng

Đây đều là các vấn đề sức khỏe khó điều trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh nên bạn cần tìm gặp bác sĩ ngay khi cảm thấy không thể nhận biết hoặc phân biệt mùi vị như trước.

Nguyên nhân gây ảo giác khứu giác đến từ đâu?

Các bệnh về não và thần kinh

Người bị u não, chấn thương đầu, co giật động kinh hoặc Parkinson có thể gặp ảo giác khứu giác – tức là ngửi thấy mùi không có thực. Các “mùi” ảo này thường là mùi khó chịu như khói thuốc, hóa chất, bánh mì cháy… Nếu kéo dài, chúng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn bằng cách:

  • Gây căng thẳng, khó chịu
  • Suy giảm vị giác, dẫn đến chán ăn và sụt cân

Vì vậy, người mắc chứng ảo giác khứu giác nên mau chóng tìm phương pháp điều trị hiệu quả.

Nhiễm trùng xoang mũi

Căn bệnh về mũi này có thể làm thay đổi mùi vị mà bạn ngửi được. Khác với trường hợp trên, ảo giác khứu giác do nhiễm trùng xoang (viêm xoang) thường tự biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng. Quá trình này còn có thể diễn ra nhanh hơn nếu bạn rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng cách.

Các vấn đề làm thay đổi màu sắc ở dịch nhầy mũi gồm những gì?

Người khỏe mạnh thường sẽ có dịch nhầy mũi (nước mũi) trong suốt. Ngược lại, màu sắc của dịch nhầy thay đổi bất thường có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như:

  • Chảy nước mũi màu vàng thường là dấu hiệu của các bệnh về nhiễm trùng và dị ứng
  • Dịch mũi màu nâu liên quan đến các yếu tố môi trường, ví dụ như ô nhiễm không khí hoặc khói thuốc lá
  • Nhầy mũi màu đen có thể cảnh báo về sự phát triển của nấm trong hệ hô hấp

Điều trị các vấn đề ở mũi

Các liệu pháp bảo tồn

Điều trị bảo tồn cho các vấn đề ở mũi gồm rửa mũi bằng nước muối sinh lý, hít hoặc sử dụng thuốc steroid, thuốc kháng histamine. Nếu bạn bị viêm xoang hay nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định thêm kháng sinh.

Nếu có vấn đề về ngáy trong khi ngủ, bạn có thể thử thay đổi lối sống, bằng cách:

  • Giảm cân hoặc cai thuốc lá để giảm các triệu chứng
  • Vệ sinh giấc ngủ cũng rất quan trọng để giúp bạn có thể thư giãn đầu óc và ngủ thoải mái hơn.
  • Có thể dùng thuốc thông mũi nếu tình trạng ngủ ngáy do niêm mạc mũi bị sưng gây ra.

Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật. Hầu hết các loại phẫu thuật cho vấn đề ở mũi là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (nội soi). Bạn có thể cần phải chụp CT trước khi phẫu thuật để bác sĩ kiểm tra các xoang mũi.

Đối với tình trạng lệch vách ngăn mũi, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn kết hợp với phẫu thuật xoang mũi để giúp người bệnh dễ thở hơn.

Các vấn đề làm thay đổi màu sắc ở dịch nhầy mũi gồm những gì?

Người khỏe mạnh thường sẽ có dịch nhầy mũi (nước mũi) trong suốt. Ngược lại, màu sắc của dịch nhầy thay đổi bất thường có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như:

  • Chảy nước mũi màu vàng thường là dấu hiệu của các bệnh về nhiễm trùng và dị ứng
  • Dịch mũi màu nâu liên quan đến các yếu tố môi trường, ví dụ như ô nhiễm không khí hoặc khói thuốc lá
  • Nhầy mũi màu đen có thể cảnh báo về sự phát triển của nấm trong hệ hô hấp

Điều trị các vấn đề ở mũi

Các liệu pháp bảo tồn

Điều trị bảo tồn cho các vấn đề ở mũi gồm rửa mũi bằng nước muối sinh lý, hít hoặc sử dụng thuốc steroid, thuốc kháng histamine. Nếu bạn bị viêm xoang hay nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định thêm kháng sinh.

Nếu có vấn đề về ngáy trong khi ngủ, bạn có thể thử thay đổi lối sống, bằng cách:

  • Giảm cân hoặc cai thuốc lá để giảm các triệu chứng
  • Vệ sinh giấc ngủ cũng rất quan trọng để giúp bạn có thể thư giãn đầu óc và ngủ thoải mái hơn.
  • Có thể dùng thuốc thông mũi nếu tình trạng ngủ ngáy do niêm mạc mũi bị sưng gây ra.

Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật. Hầu hết các loại phẫu thuật cho vấn đề ở mũi là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (nội soi). Bạn có thể cần phải chụp CT trước khi phẫu thuật để bác sĩ kiểm tra các xoang mũi.

Đối với tình trạng lệch vách ngăn mũi, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn kết hợp với phẫu thuật xoang mũi để giúp người bệnh dễ thở hơn.

Xem thêm: Uống rượu nổi mề đay có nguy hiểm không? Cần làm gì?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!