Ung thư thanh quản là một bệnh lý hiếm gặp ảnh hưởng đến thanh quản (hộp thanh âm). Bệnh có những biểu hiện tương đối dễ nhận biết hơn các loại ung thư khác.
Vậy ung thư thanh quản là gì và biểu hiện thành những triệu chứng như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm nhé.
Ung thư thanh quản là một bệnh lý hiếm gặp ảnh hưởng đến thanh quản (hộp thanh âm). Bệnh có những biểu hiện tương đối dễ nhận biết hơn các loại ung thư khác.
Vậy ung thư thanh quản là gì và biểu hiện thành những triệu chứng như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm nhé.
Tìm hiểu chung
Ung thư thanh quản là bệnh gì?
Ung thư thanh quản là một dạng ung thư biểu mô trong thanh quản. Thanh quản nằm ở phía trước của cổ, ngay phía trên khí quản. Nó có vai trò tạo ra âm thanh, giọng nói và thường được gọi là hộp âm. Khi thanh quản bị tổn thương thì các chức năng này cũng bị ảnh hưởng.
Ung thư thanh quản là bệnh gì?
Ung thư thanh quản là một dạng ung thư biểu mô trong thanh quản. Thanh quản nằm ở phía trước của cổ, ngay phía trên khí quản. Nó có vai trò tạo ra âm thanh, giọng nói và thường được gọi là hộp âm. Khi thanh quản bị tổn thương thì các chức năng này cũng bị ảnh hưởng.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư thanh quản là gì?
Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư thanh quản là gì?
Không giống như các loại ung thư khác, ung thư thanh quản khá dễ nhận biết. Một số triệu chứng ung thư thanh quản phổ biến, bao gồm:
- Giọng khàn
- Khó thở
- Ho nhiều
- Ho ra máu
- Đau cổ
- Đau họng
- Đau tai
- Khó nuốt thức ăn, đau khi nuốt
- Sưng cổ
- U ở cổ
- Giảm cân đột ngột
- Chán ăn và sút cân
- Nổi hạch cổ
Một số các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng sau kéo dài hơn 1 tuần:
- Bị khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói
- Đau cổ hoặc tai kèm khàn tiếng hoặc nổi hạch cổ
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Không giống như các loại ung thư khác, ung thư thanh quản khá dễ nhận biết. Một số triệu chứng ung thư thanh quản phổ biến, bao gồm:
- Giọng khàn
- Khó thở
- Ho nhiều
- Ho ra máu
- Đau cổ
- Đau họng
- Đau tai
- Khó nuốt thức ăn, đau khi nuốt
- Sưng cổ
- U ở cổ
- Giảm cân đột ngột
- Chán ăn và sút cân
- Nổi hạch cổ
Một số các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng sau kéo dài hơn 1 tuần:
- Bị khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói
- Đau cổ hoặc tai kèm khàn tiếng hoặc nổi hạch cổ
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra ung thư thanh quản là gì?
Ung thư thanh quản gây ra bởi những thay đổi trong các tế bào ở thanh quản, hiện nay vẫn không rõ chính xác lý do tại sao điều này xảy ra. Tất cả các loại ung thư đều bắt đầu từ những thay đổi trong ADN của tế bào. Sự thay đổi này làm cho quá trình tái tạo các tế bào không kiểm soát được và tạo ra khối u.
Nguyên nhân gây ra ung thư thanh quản là gì?
Ung thư thanh quản gây ra bởi những thay đổi trong các tế bào ở thanh quản, hiện nay vẫn không rõ chính xác lý do tại sao điều này xảy ra. Tất cả các loại ung thư đều bắt đầu từ những thay đổi trong ADN của tế bào. Sự thay đổi này làm cho quá trình tái tạo các tế bào không kiểm soát được và tạo ra khối u.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải ung thư thanh quản?
Ung thư thanh quản là một bệnh tương đối hiếm. Bệnh chỉ chiếm 1% trong tổng các bệnh ung thư. Ung thư thanh quản phổ biến ở nam giới hơn so với phụ nữ. Cứ 4 người đàn ông mới có 1 phụ nữ mắc bệnh. Ngoài ra, ung thư thanh quản là bệnh không lây nhiễm.
Những ai thường mắc phải ung thư thanh quản?
Ung thư thanh quản là một bệnh tương đối hiếm. Bệnh chỉ chiếm 1% trong tổng các bệnh ung thư. Ung thư thanh quản phổ biến ở nam giới hơn so với phụ nữ. Cứ 4 người đàn ông mới có 1 phụ nữ mắc bệnh. Ngoài ra, ung thư thanh quản là bệnh không lây nhiễm.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng khả năng mắc ung thư thanh quản, bao gồm:
- Độ tuổi: những người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
- Giới tính: nam giới có nguy cơ bị ung thư thanh quản nhiều hơn nữ giới
- Tiền sử gia đình: bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu trong gia đình đã có người mắc bệnh
- Hút thuốc, uống rượu: các hóa chất độc hại trong thuốc lá và rượu bia sẽ gây tổn hại các mô trong thanh quản, làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản
- Một số bệnh lý: bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), thiếu máu Fanconi
- Điều kiện làm việc: tiếp xúc nhiều với hóa chất như axit sulfuric và asbestos
- Chế độ dinh dưỡng: Tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn và ít ăn trái cây, rau củ
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng khả năng mắc ung thư thanh quản, bao gồm:
- Độ tuổi: những người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
- Giới tính: nam giới có nguy cơ bị ung thư thanh quản nhiều hơn nữ giới
- Tiền sử gia đình: bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu trong gia đình đã có người mắc bệnh
- Hút thuốc, uống rượu: các hóa chất độc hại trong thuốc lá và rượu bia sẽ gây tổn hại các mô trong thanh quản, làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản
- Một số bệnh lý: bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), thiếu máu Fanconi
- Điều kiện làm việc: tiếp xúc nhiều với hóa chất như axit sulfuric và asbestos
- Chế độ dinh dưỡng: Tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn và ít ăn trái cây, rau củ
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư thanh quản?
Để chẩn đoán ung thư thanh quản, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp soi thanh quản gián tiếp. Bác sĩ dùng một cái gương có cán dài để nhìn vào cổ họng xem dây thanh âm có chuyển động đúng cách không.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư thanh quản?
Để chẩn đoán ung thư thanh quản, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp soi thanh quản gián tiếp. Bác sĩ dùng một cái gương có cán dài để nhìn vào cổ họng xem dây thanh âm có chuyển động đúng cách không.
Bác sĩ cũng có thể dùng phương pháp soi thanh quản trực tiếp bằng cách sử dụng một ống soi thanh quản mỏng có nguồn sáng đưa thông qua mũi hoặc miệng để soi cổ họng.
Nếu nhận thấy bất kỳ bất thường nào, bác sĩ có thể tiến hành phương pháp sinh thiết. Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ lấy một ít mô từ thanh quản để tìm tế bào ung thư bằng kính hiển vi.
Xét nghiệm hình ảnh không phải là phương pháp phổ biến được dùng trong chẩn đoán ung thư thanh quản. Tuy nhiên, các xét nghiệm như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) có thể giúp bác sĩ xác định xem ung thư đã lan rộng hay chưa.
Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư thanh quản?
Phương pháp điều trị ung thư thanh quản bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
Phẫu thuật cắt thanh quản có thể là toàn phần (cắt toàn bộ thanh quản) hoặc bán phần (cắt một phần thanh quản). Thỉnh thoảng, bác sĩ sẽ nạo bỏ hạch bạch huyết trong quá trình điều trị. Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể tạo cho bạn một đường dẫn khí mới ở phía trước cổ (mở khí quản).
Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể sử dụng xạ trị đơn lẻ để tiêu diệt khối u nhỏ, thu nhỏ khối u lớn trước phẫu thuật hoặc kèm với hóa trị.
Hóa trị dùng thuốc để giết chết tế bào ung thư, có thể được dùng trước hoặc sau phẫu thuật hoặc xạ trị.
Bác sĩ cũng có thể dùng phương pháp soi thanh quản trực tiếp bằng cách sử dụng một ống soi thanh quản mỏng có nguồn sáng đưa thông qua mũi hoặc miệng để soi cổ họng.
Nếu nhận thấy bất kỳ bất thường nào, bác sĩ có thể tiến hành phương pháp sinh thiết. Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ lấy một ít mô từ thanh quản để tìm tế bào ung thư bằng kính hiển vi.
Xét nghiệm hình ảnh không phải là phương pháp phổ biến được dùng trong chẩn đoán ung thư thanh quản. Tuy nhiên, các xét nghiệm như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) có thể giúp bác sĩ xác định xem ung thư đã lan rộng hay chưa.
Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư thanh quản?
Phương pháp điều trị ung thư thanh quản bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
Phẫu thuật cắt thanh quản có thể là toàn phần (cắt toàn bộ thanh quản) hoặc bán phần (cắt một phần thanh quản). Thỉnh thoảng, bác sĩ sẽ nạo bỏ hạch bạch huyết trong quá trình điều trị. Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể tạo cho bạn một đường dẫn khí mới ở phía trước cổ (mở khí quản).
Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể sử dụng xạ trị đơn lẻ để tiêu diệt khối u nhỏ, thu nhỏ khối u lớn trước phẫu thuật hoặc kèm với hóa trị.
Hóa trị dùng thuốc để giết chết tế bào ung thư, có thể được dùng trước hoặc sau phẫu thuật hoặc xạ trị.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư thanh quản?
Những ảnh hưởng của ung thư thanh quản có thể được hạn chế nếu bạn biết về khả năng bị mất giọng sau khi điều trị và những phương pháp tập luyện để có thể nói trở lại.
Ngoài ra bạn có thể áp dụng các thói quen sinh hoạt sau để hạn chế diễn tiến của bệnh:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh;
- Luôn vận động và tập luyện thể thao;
- Dùng thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư thanh quản?
Những ảnh hưởng của ung thư thanh quản có thể được hạn chế nếu bạn biết về khả năng bị mất giọng sau khi điều trị và những phương pháp tập luyện để có thể nói trở lại.
Ngoài ra bạn có thể áp dụng các thói quen sinh hoạt sau để hạn chế diễn tiến của bệnh:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh;
- Luôn vận động và tập luyện thể thao;
- Dùng thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.