Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối là mức độ nguy hiểm nhất của bệnh. Lúc này các tế bào ác tính đã bắt đầu lan ra những mô xung quanh như khu vực cổ, hạch bạch huyết và những cơ quan xa trên cơ thể. Người bệnh có nguy cơ bị đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kiểm soát kịp thời.
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối nguy hiểm không?
Theo thống kê, người mắc ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% trong tổng số bệnh nhân bệnh ung thư. Bệnh thuộc nhóm ung thư tuyến nội tiết, có 4 thể chính là thể nhú, nang, tủy và thể không biệt hóa.
Tương tự như những căn bệnh ung thư khác, ung thư tuyến giáp được phân thành 4 giai đoạn tương ứng với mức độ phát triển của bệnh. Ở giai đoạn khởi phát, khối u ác tính có kích thước nhỏ nên chưa gây ra các triệu chứng rõ ràng để người bệnh nhận biết sớm. Đa số bệnh nhân khi đến thăm khám đã được chẩn đoán mắc ung thư ở giai đoạn muộn.
Trường hợp ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối có mức độ nguy hiểm cao. Lúc này việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, người bệnh trải qua các triệu chứng nặng nề, khó chịu. Nếu không kiểm soát, tế bào ác tính bắt đầu di căn sang những cơ quan khác. Lâu dần có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
Biểu hiện ung thư tuyến giáp giai đoạn di căn
Ung thư tuyến giáp ở giai đoạn đầu như đã đề cập ít có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường nhầm lẫn giữa bệnh ung thư và các vấn đề sức khỏe khác. Khi chuyển sang giai đoạn sau, ung thư tuyến giáp thời kỳ cuối gây ra các triệu chứng nặng nề. Nhận diện qua những biểu hiện như:
- Thay đổi giọng nói rõ rệt, kèm theo đó là cảm giác thường xuyên khó thở, khàn tiếng kéo dài.
- Khối u ở cổ xâm lấn về phía trước hoặc phía sau.
- Vùng cổ có cảm giác bó chặt, vướng tức như có xương ghim vào.
- Hạch ở cổ to dần, gây đau đớn khó chịu khi người bệnh nuốt thức ăn, thức uống.
Bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối bắt đầu có dấu hiệu di căn lan rộng ra những cơ quan gần và xa. Các triệu chứng của bệnh không còn xảy ra ở vùng khởi phát ung thư là tuyến giáp mà dần nặng nề tương ứng với vị trí mà tế bào ung thư di chuyển đến. Cụ thể như:
- Di căn não: Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối có thể di căn đến não. Trong khi đó, não bộ là cơ quan đầu não của cơ thể, chi phối nhiều hoạt động thể chất và tinh thần. Khi bị tổn thương, cơ thể người bệnh có thể gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Người bệnh lúc này có những triệu chứng di căn não như buồn nôn, mất ngủ, đau đầu, trí nhớ giảm sút,…
- Di căn gan: Tế bào ung thư xâm lấn vào gan khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy đau khi nuốt, đau tức ngực, nôn và ho thường xuyên, gan phù to, bàn chân bàn tay cũng phù nề, đi tiểu nước màu sẫm, vàng da, mắt, cơ thể mệt mỏi, sụt cân,…Tình trạng ung thư tuyến giáp di căn đến gan khá nguy hiểm, điều trị khó khăn.
- Di căn phổi: Ung thư có thể di căn đến phổi theo con đường lưu thông máu. Người bệnh sẽ có những triệu chứng bất thường về hô hấp như ho, ho ra máu, tràn dịch màng phổi, khó thở,…
- Di căn xương: Xương là bộ phận quan trọng của cơ thể, giữ nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ thân người. Khi ung thư tuyến giáp di căn đến xương, bộ phận này trở nên giòn, dễ gãy hơn. Người bệnh nhận thấy cơ thể thường xuyên đau nhức, khó chịu,…
- Di căn hạch cổ: Thông thường, đối tượng ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc nang thường gặp phải tình trạng này khi ung thư di căn. Người bệnh có các triệu chứng như đau cổ, hạch xuất hiện ở hai bên cổ, ho liên tục, thay đổi giọng nói, vướng víu và đau tức vùng cổ,…
Vì mức độ nguy hiểm như trên, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Nhất là phát hiện bệnh sớm thông qua khám và tầm soát ung thư. Tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng mới can thiệp điều trị. Bởi lúc này người bệnh phải đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt là thiệt hại về tính mạng.
Tiên lượng sống bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Việc đưa ra một con số chính xác về vấn đề ung thư tuyến giáp sống được bao lâu là rất khó. Các chuyên gia nhận định còn phải dựa vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh lý, phương pháp điều trị và khả năng đáp ứng của người bệnh để dự đoán tiên lượng sống phù hợp.
Thực tế, khi ung thư tuyến giáp chuyển sang thời kỳ cuối, có dấu hiệu di căn việc điều trị khỏi hoàn toàn rất khó khăn, tỷ lệ thành công vô cùng thấp. Tình trạng lan rộng tế bào ác tính đến não, xương, phổi, hạch,…gây ra nhiều vấn đề cho công tác khám chữa.
Theo đó, người bệnh sống sau năm 5 nếu mắc ung thư tuyến giáp thể nhú là 51%, thể nang là 50%, thể tủy là 28%, thể không biệt hóa chỉ 7%. Thông thường thời gian sống tính sau khi chẩn đoán giai đoạn cuối không ngoài 1 năm.
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối chữa được không?
Như đã đề cập, bệnh ung thư tuyến giáp khi đã chuyển sang giai đoạn cuối không còn nhiều cơ hội cứu chữa hoàn toàn. Lúc này các biện pháp được áp dụng nhằm mục đích kiểm soát tình trạng di căn và giúp người bệnh kéo dài sự sống dài nhất có thể.
Đa số các trường hợp ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối không thể can thiệp phẫu thuật. Bởi tế bào ác tính đã di căn lan rộng ra nhiều nơi trên cơ thể. Thay vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp, đảm bảo kết quả điều tốt nhất cho người bệnh.
Dưới đây là các hướng can thiệp được áp dụng khi bệnh đã chuyển nặng nề. Bạn đọc có thể tham khảo:
Phẫu thuật khối u (Áp dụng nếu còn có thể)
Phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính ở tuyến giáp thường được chỉ định cho bệnh nhân phát hiện từ giai đoạn đầu. Việc loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể là cách tốt nhất để điều trị bệnh, tránh tình trạng lan rộng ung thư. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối, không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành phẫu thuật ngoại khoa.
Như trên đã nói, do lúc này các tế bào ung thư đã bắt đầu lan ra nhiều khu vực. Chỉ cắt bỏ một bộ phận không thể tiêu diệt được hết mầm mống gây bệnh. Tùy vào tình trạng cụ thể các bác sĩ sẽ hội chẩn và đưa ra phương án phù hợp, mục đích mang lại hiệu quả điều trị cao nhất cho người bệnh.
Trường hợp ung thư tuyến giáp biệt hóa tốt, khi loại bỏ được tận gốc u ở tuyến giáp cho thấy điều trị đã đạt được thành công nhất định. Tuy nhiên nếu phát hiện bệnh muộn khả năng phẫu thuật không mang lại kết quả như mong đợi. Tương tự vậy, phẫu thuật cũng là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân ung thư thể tủy. Để điều trị tận gốc bác sĩ phải kết hợp xạ trị cho người bệnh.
Điều trị bằng xạ trị
Phương pháp xạ trị có thể nói là cách điều trị cuối cùng đối với bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối, lúc này tế bào ung thư đã di căn sang những cơ quan trọng yếu khác. Điển hình như khí quản, thanh quản, thực quản,…Xạ trị giúp kiểm soát sự phát triển và lan rộng của tế bào ác tính sau điều trị ngoại khoa.
Căn cứ vào tình trạng ung thư, loại ung thư mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện xạ trị trong hay xạ trị ngoài. Các chuyên gia cho rằng, ung thư tuyến giáp có khả năng thích ứng với các phương pháp xạ trị khác nhau. Trường hợp ung thư tuyến giáp không biệt hóa thường được xạ trị ngoài. Trường hợp còn lại nếu không thích ứng tia xạ trị thường chỉ được áp dụng nếu không còn biện pháp điều trị nào phù hợp hơn.
Điều trị bằng hóa trị
Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa có mức độ nguy hiểm cao nhất. Bởi, ở thể này, ung thư có tốc độ phát triển nhanh chóng, chúng có thể xâm lấn trên diện rộng. Sử dụng biện pháp hóa trị nhằm giúp kiểm soát bệnh, ngăn sự phát triển của các khối u.
Dựa vào tình trạng thực tế của mỗi người, bác sĩ sẽ lựa chọn hướng hóa trị phù hợp. Hiện nay thuốc hóa trị có dạng đơn dòng và đa dòng, sử dụng mức độ bệnh lý. Ngoài ra, nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định áp dụng kết hợp hóa xạ trị, phẫu thuật chung để tăng hiệu quả điều trị, kiểm soát ung thư thời kỳ cuối.
Điều trị bằng thuốc
Thuốc hormone được sử dụng nhằm thay thế cho hormone được tuyến giáp tiết ra. Đây là phương pháp điều trị ung thư sau khi đã phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp hoặc trường hợp ung thư đã di căn ra nhiều bộ phận khác, điều trị triệt căn không đạt hiệu quả.
Ngoài việc thay thế cho hormone tuyến giáp, điều trị bằng thuốc hormone còn giúp hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư biệt hóa khi đã phẫu thuật điều trị. Dựa vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp phù hợp.
Phòng ngừa ung thư tuyến giáp di căn
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối gây ra không ít vấn đề cho sức khỏe người bệnh. Nếu không sớm kiểm soát, bệnh có thể nguy hại cho tính mạng. Do đó, bạn nên chủ động phòng tránh tình trạng di căn, kiểm soát điều trị từ giai đoạn sớm. Một số vấn đề cần lưu ý như:
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người bệnh. Cung cấp thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tránh ăn thức ăn cứng, cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo có hại cho sức khỏe. Ưu tiên những thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau, trái cây, thịt cá phù hợp,…
- Có thói quen tập luyện thể dục, duy trì cân nặng hợp lý để bảo vệ sức khỏe, tăng cường chuyển hóa, sức đề kháng cho cơ thể.
- Điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu, thăm khám, tầm soát ung t
hư tuyến giáp càng sớm càng tốt. Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để đảm bảo loại bỏ ung thư triệt để, giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát nguy hiểm. - Tránh môi trường ô nhiễm bức xạ, không rượu bia, thuốc lá để bảo vệ sức khỏe. Tránh tình trạng ung thư giai đoạn cuối biến chứng nhanh chóng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe và đe dọa tính mạng của người bệnh.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu phát hiện có dấu hiệu di căn hay biến chứng, bác sĩ sẽ kịp thời can thiệp để phòng tránh tốt nhất những rủi ro không mong muốn cho bệnh nhân.
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối có thể gây ra các triệu chứng nặng nề cho người bệnh. Trường hợp không kiểm soát, ung thư thậm chí sẽ đe dọa tính mạng. Do đó, chuyên gia khuyến khích mọi người chủ động phòng bệnh, tích cực điều trị nếu trường hợp chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp, tránh bệnh chuyển biến nặng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì? Nguy hiểm không?
- Bị ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?
Xem thêm: Nấm âm đạo là bệnh gì mà đến 75% phụ nữ có nguy cơ mắc phải?