Vi khuẩn HP có diệt được không? Điều trị Hp bao lâu thì khỏi?
Vi khuẩn Hp có diệt được không là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Để tồn tại trong môi trường axit đậm đặc như dạ dày, loại xoắn khuẩn này phải có sức đề kháng cao. Tuy nhiên theo chuyên gia, nếu phát hiện tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp sớm và điều trị bằng biện pháp phù hợp vẫn có khả năng loại bỏ tận gốc chúng ra khỏi cơ thể.
Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân đến khám và chữa bệnh về dạ dày tăng cao. Trong đó, số ca bệnh liên quan đến vi khuẩn Hp chiếm hơn một nửa tổng số lượng bệnh nhân. Theo một thống kê gần đây cho thấy, có đến gần 50% dân số thế giới mắc bệnh viêm loét dạ dày gây ra bởi loại xoắn khuẩn này.
Vi khuẩn Hp có tên khoa học đầy đủ là Helicobacter Pyloric, hình dáng cong tương tự như hình chữ S và thuộc loại khuẩn gram âm. Chúng có thể tồn tại trong môi trường kỵ khí và có sức đề kháng cao. Lớp nhầy niêm mạc dạ dày là nơi lý tưởng cho vi khuẩn Hp sinh sống.
Để thích nghi được môi trường axit dạ dày tương đối đậm đặc, vi khuẩn Hp sẽ tiết ra một loại enzyme urease để trung hòa axit. Đồng thời, loại enzyme này cũng là hoạt chất có khả năng phá hủy, làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày. Các vết loét nếu không được phát hiện và điều trị về lâu dài có thể gây ung thư, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe và có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.
Với sự phát triển của y học hiện đại, hiện nay đã có nhiều biện pháp kiểm tra phát hiện sớm sự xuất hiện của Hp trong dạ dày. Một số xét nghiệm thường được thực hiện như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi hoặc kiểm tra hơi thở,…Bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp cho từng đối tượng người bệnh đến thăm khám, sau đó sẽ đưa ra chẩn đoán và biện pháp điều trị phù hợp.
Vi khuẩn Hp có diệt được không?
Như đã đề cập, nhờ vào sự phát triển ngày càng vượt bậc của y học hiện đại, việc phát hiện xoắn khuẩn Hp đơn giản hơn trước rất nhiều. Đồng thời các biện pháp chẩn đoán cho kết quả chính xác ngày càng cao, giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị dễ dàng và đạt hiệu quả hơn.
Vậy, vi khuẩn Hp có diệt được không? Câu trả lời là có thể diệt được loại vi khuẩn này nếu người bệnh phát hiện sớm và can thiệp điều trị bằng phương pháp phù hợp. Bên cạnh đó, sự hợp tác từ phía người bệnh với bác sĩ cũng là yếu tố giúp loại bỏ tận gốc loại vi khuẩn này.
Thông thường, để cản trở sự phát triển của vi khuẩn Hp, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không nên lạm dụng nhóm thuốc này. Bởi, vi khuẩn Hp có sức đề kháng khá cao và hiện nay đã được xếp vào nhóm 12 loại khuẩn kháng kháng sinh khó tiêu diệt nhất.
Mặc dù vậy, nếu người bệnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh thì khả năng vẫn có thể tiêu diệt chúng hoàn toàn. Vào năm 2017, hiệp hội tiêu hóa của Hoa Kỳ đã đưa ra một phác đồ điều trị mới dành cho đối tượng bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng,…
Theo phác đồ mới này, thuốc kháng sinh có khả năng điều trị vi khuẩn Hp đã có một số thay đổi. Bao gồm ba loại thuốc kháng sinh kèm theo một loại thuốc giúp ức chế axit. Sau một khoảng thời gian áp dụng, tỷ lệ điều trị thành công lên đến 80% đến 95%.
Vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm qua đường ăn uống, dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh hay tiếp xúc với chất thải, nước bọt từ người nhiễm vi khuẩn Hp trước đó. Tuy nhiên, nếu bạn sớm phát hiện và điều trị sớm sẽ có nhiều hy vọng chữa khỏi, tiêu diệt được chủng xoắn khuẩn này trong dạ dày.
Điều trị Hp bao lâu thì khỏi?
Tùy thuộc vào từng bệnh nhân mà thời gian điều trị cũng như phục hồi sức khỏe tiêu hóa sau nhiễm Hp là khác nhau. Do đó, đối với câu hỏi: “Điều trị Hp bao lâu thì khỏi?” khó có thể đưa ra một đáp án chính xác.
Thông thường, một phác đồ điều trị nhiễm vi khuẩn Hp sẽ kéo dài ít nhất trong khoảng 2 tuần. Một số trường hợp, để loại bỏ Hp ra khỏi hệ tiêu hóa tốt nhất, người bệnh có thể phải uống đến 14 viên thuốc trong một ngày và kéo dài nhiều tuần liền.
Điều trị từ 2 – 4 tuần, người bệnh cần kiểm tra, xét nghiệm để theo dõi tiến độ điều trị. Bác sĩ chỉ định người bệnh kiểm tra hơi thở, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu hoặc nội soi để chắc chắn vi khuẩn Hp còn tồn tại hay đã biến mất.
Trường hợp nhận thấy nguy cơ tái nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu và đưa ra phương án giải quyết phù hợp. Bởi, việc tái phát nhiễm vi khuẩn Hp luôn kèm theo nhiều nguy cơ, nhất là tình trạng hình thành khối u ác tính trong hệ tiêu hóa gây bệnh ung thư dạ dày.
Các biện pháp kiểm soát vi khuẩn Hp dạ dày
Để bạn đọc hiểu hơn về các biện pháp điều trị kiểm soát vi khuẩn Hp gây ra bệnh dạ dày, dưới đây là một số hướng điều trị được áp dụng:
Diệt Hp dạ dày bằng thuốc Tây
Như trên đã có đề cập đến vấn đề loại bỏ Hp bằng thuốc kháng sinh. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng nhóm thuốc này ức chế hoạt động và loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, người bệnh sẽ được dùng kết hợp với thuốc kháng axit nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Với phương pháp này, tỷ lệ loại bỏ Hp ra khỏi cơ thể có thể đạt hiệu quả đến 90%. Người bệnh phải dùng thuốc liên tục trong khoảng 2 tuần. Dùng cùng một lúc 2 loại kháng sinh thường sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với sử dụng 1 loại kháng sinh, nhất là tránh được tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. Một số loại thường dùng như Metronidazole, Amoxicillin, Tetracycline, Clarithromycin,…
Kết hợp kháng sinh với một số dạng thuốc kháng axit như thuốc ức chế bơm proton, bismuth subsalicylate, thuốc chẹn H2,…Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng. Không nên lạm dụng hoặc tự ý thay đổi liều lượng, thay đổi thuốc nhằm tránh các tác dụng phụ không mong muốn gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng kết quả trị bệnh.
Giảm triệu chứng bệnh dạ dày tại nhà
Nhiễm vi khuẩn Hp là một trong những dạng nhiễm khuẩn thường gặp. Loại xoắn khuẩn này tồn tại và tấn công niêm mạc gây ra không ít vấn đề cho hệ tiêu hóa, trong đó có các bệnh lý về dạ dày. Để cải thiện triệu chứng đau dạ dày, ợ hơi, ợ nóng, trào ngược dạ dày,…bệnh nhân có thể điều trị tại nhà bằng các thảo dược thiên nhiên như:
- Sử dụng mật ong: Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin giúp kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày. Do đó, người bệnh thường sử dụng nguyên liệu này pha nước uống vào buổi sáng, tối hay khi dạ dày bị đau giúp xoa dịu triệu chứng khó chịu. Cách làm đơn giản như sau: Dùng một muỗng canh mật ong nguyên chất khuấy đều với nước ấm uống mỗi ngày.
- Dùng nha đam (lô hội): Nha đam có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, theo một nghiên cứu cho thấy, phần gel của loại cây này chứa các hoạt chất hỗ trợ việc ức chế hoạt động và sự phát triển của chủng khuẩn Hp gây hại cho dạ dày. Do đó, để xoa dịu triệu chứng, tiêu diệt Hp tốt hơn bạn có thể nấu nước nha đam với một ít đường phèn uống mỗi ngày.
- Dùng lá trà xanh: Bên cạnh hai cách kể trên, người mắc bệnh dạ dày do nhiễm Hp có thể dùng lá trà xanh để cải thiện triệu chứng và diệt khuẩn. Bởi, lá trà chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp giảm tình trạng viêm loét, kháng khuẩn hiệu quả. Người bệnh có thể dùng một ít lá trà xanh tươi, nấu nước uống thay nước hàng ngày để nhanh chóng loại bỏ Hp ra khỏi cơ thể.
Sử dụng mẹo dân gian với thảo dược quen thuộc là hướng hỗ trợ điều trị bệnh được nhiều người áp dụng. Biện pháp phù hợp cho đối tượng bệnh nhẹ, góp phần cải thiện triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cần kết hợp thăm khám và điều trị theo y học hiện đại để tiêu diệt tốt nhất vi khuẩn Hp, phòng nguy cơ tái phát khó chữa.
Điều trị bằng phương pháp quang trị liệu
Hiện nay, ngoài những biện pháp đã được đề cập bên trên, bác sĩ có thể chỉ định áp dụng quang trị liệu để tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày. Vì theo các nghiên cứu cho thấy, loại xoắn khuẩn này sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với tia cực tím.
Quang trị liệu giúp làm giảm số lượng các dạng khuẩn trong dạ dày, trong đó bao gồm hại khuẩn hay lợi khuẩn. Tuy nhiên, sau vài ngày điều trị bằng phương pháp này, các dạng khuẩn sẽ sinh sản ở mức ổn định trở lại. Đây là biện pháp điều trị bệnh lý dạ dày an toàn, được ứng dụng trong trường hợp người bệnh không thể dùng kháng sinh hoặc vi khuẩn Hp trong cơ thể người bệnh kháng thuốc kháng sinh.
Trường hợp cần diệt vi khuẩn Hp dạ dày
Vi khuẩn Hp tồn tại trong dạ dày không gây triệu chứng nghiêm trọng khi chúng đạt mức cân bằng với các loại khuẩn khác. Tuy nhiên nếu gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn phát triển và tấn công gây hại cho niêm mạc dạ dày.
Thông thường, việc can thiệp diệt khuẩn Hp chỉ được chỉ định cho những bệnh nhân phát triệu chứng lâm sàng và được bác sĩ chuyên khoa thăm khám – đưa ra kết luận. Một số trường hợp được chỉ định điều trị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày như:
- Viêm loét dạ dày xác định nguyên nhân do vi khuẩn Hp.
- Người mắc ung thư dạ dày sau phẫu thuật điều trị.
- Người mắc chứng khó tiêu chức năng hoặc gặp vấn đề thiếu máu, thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu không xác định được nguyên nhân.
- Người có cha mẹ, anh chị em ruột bị ung thư dạ dày.
- Đối tượng bị viêm teo niêm mạc dạ dày, polyp dạ dày, người làm việc trong điều kiện có nguy cơ gây bệnh cao,…
Tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp phải mất nhiều năm mới phát triệu chứng cụ thể. Do đó, chuyên gia khuyến khích mọi người nên thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị, phòng tránh rủi ro biến chứng ảnh hưởng sức khỏe. Đặc biệt là khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên thăm khám và phối hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày
Vi khuẩn Hp có thể lây lan nhanh chóng từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua đường ăn uống, chất thải, đồ dùng cá nhân có dịch, nước bọt của người nhiễm Hp. Để phòng bệnh, bạn đọc nên chú ý một số vấn đề:
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân, ăn uống chung,…với người dương tính Hp dạ dày.
- Vệ sinh tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh với xà bông diệt khuẩn.
- Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, hợp vệ sinh, đầy đủ dinh dưỡng. Không nhịn ăn, ăn quá no, tránh ăn quá mặn. Tránh những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng,…
- Duy trì thói quen lành mạnh, hạn chế thức khuya. Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng kéo dài.
- Tập thể dục, vận động giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Đồng thời, thói quen này cũng là yếu tố giúp bạn có sức khỏe tốt, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại sự tấn công của hại khuẩn bên trong, bên ngoài.
- Kiêng rượu bia, không sử dụng chất kích thích, không hút thuốc lá,…để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là khi đang mắc các bệnh lý, tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện vấn đề và can thiệp điều trị.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Vi khuẩn Hp có diệt được không?”. Theo đó, nếu phát hiện và điều trị sớm, các chuyên gia cho rằng người bệnh có thể kiểm soát và loại bỏ tốt loại vi khuẩn gây hại này. Nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động thăm khám và tuân thủ điều trị của bác sĩ để phòng tránh các rủi ro không mong muốn cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- Ăn gì để diệt vi khuẩn HP? Các món ăn hỗ trợ điều trị HP tốt nhất
- Xét nghiệm vi khuẩn HP: Các phương pháp và chi phí thực hiện
- Khám trào ngược dạ dày ở đâu? Top 21 địa chỉ uy tín trên toàn quốc
- Mẹ bầu uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Xem thêm: Ăn gì để giảm mỡ bụng? 10 thực phẩm giúp chị em có vòng eo nhỏ
Tin mới nhất
- Bà bầu có được ăn rau cần tây không? Có ảnh hưởng đến thai nhi?
- Liệt dương ở tuổi dậy thì, thanh niên: Nguyên nhân, ảnh hưởng và cách điều trị
- Bán nấm lim xanh ở Đồng Nai với nấm lim xanh trị bệnh gì và giá mua
- [VẠCH TRẦN] Rocket 1h chính hãng tác dụng có tốt không, uống thế nào hiệu quả?
- Sự thật về mãng cầu xiêm chữa ung thư | VTC
- Tại sao ho lâu ngày không khỏi ở người lớn và trẻ am cách trị như thế nào
- Mua cây xạ đen ở TPHCM uy tín. Giá cây xạ đen bao nhiêu tiền 1kg?
- Ung thư túi mật
- Thuốc Chữa Bệnh Tiểu Đường Mới Nhất. (Bài Thuốc Điều Trị)
- Các giai đoạn ung thư buồng trứng – Điều cần biết