Trào ngược dịch mật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm vì vậy người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Thay vào đó cần trang bị cho mình kiến thức tổng quan về bệnh và giải pháp giúp ngăn chặn tình trạng trào ngược dịch mật nguy hiểm này.
Tổng quan về bệnh trào ngược dịch mật
Một số kiến thức về bệnh trào ngược dịch mật bạn cần tìm hiểu để có phương pháp điều trị kịp thời như sau.
Trào ngược dịch mật là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Dịch mật là dịch được tiết ra từ gan, có vị đắng, tính kiềm (độ pH từ 7 – 7,7) và có màu vàng hoặc hơi xanh. Mỗi ngày, gan tiết ra khoảng 700 – 800ml dịch mật, dịch được đưa qua ống dẫn mật và cô đặc lại rồi được dự trữ trong túi mật.
Khi dung nạp thức ăn, túi mật sẽ co bóp và chuyển dịch mật từ túi mật vào tá tràng để tiêu hóa thức ăn. Lượng dịch mật được tiết ra nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào lượng mỡ trong thức ăn.
Hiện tượng trào ngược dịch mật là hiện tượng dịch mật bị trào ngược lên dạ dày rồi lên thực quản do cơ thắt thực quản dưới ngăn giữa thực quản và dạ dày yếu đi hoặc giãn bất thường. Vì vậy dịch mật có thể trào lên thực quản và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng trào ngược dịch mật là:
- Do ăn uống: Lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể chứa nhiều chất béo có thể khiến da tăng tiết dịch mật, dịch mật quá nhiều không sử dụng hết có thể bị một số tác động dẫn đến trào ngược.
- Biến chứng sau khi phẫu thuật cắt dạ dày: Sau khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, hoạt động đóng mở van môn vị bị ảnh hưởng và gây hiện tượng trào ngược dịch mật , acid.
- Loét dạ dày tá tràng: Viêm loét ở dạ dày làm trương lực cơ của van môn vị yếu đi, khiến dịch mật dễ dàng bị trào ngược lên dạ dày và thực quản.
- Phẫu thuật túi mật: Người bệnh có tiền sử mắc một số bệnh như viêm túi mật cấp tính, sỏi túi mật, viêm teo túi mật, u túi mật,… dẫn đến biến chứng phải cắt bỏ túi mật cũng là nguy cơ gây trào ngược dịch mật.
Dấu hiệu nhận biết chính xác tình trạng bệnh
Trào ngược dịch mật có dấu hiệu giống với trào ngược acid dạ dày nên người bệnh dễ nhầm lẫn với nhau. Vì vậy, người bệnh cần chú ý phân biệt và xác định chính xác tình trạng bệnh bằng các dấu hiệu sau đây:
- Ợ nóng, đắng miệng: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dịch mật, khác với trào ngược acid (có vị chua) vì dịch mật có vị đắng.
- Cảm giác buồn nôn, nôn: Khác với triệu chứng trào ngược dạ dày, dịch mật nôn thường có màu vàng hoặc xanh – màu của dịch mật.
- Đau rát cổ họng: Dịch mật trào ngược với tần suất cao sẽ gây tổn thương thanh quản, niêm mạc họng gây đau họng, khàn giọng, viêm họng và một số bệnh liên quan đến thanh quản.
- Đau rát vùng thượng vị: Người bệnh thường xuyên có biểu hiện nóng rát, đau âm ỉ vùng thượng vị.
- Đầy bụng: Dịch mật dư thừa khiến cho niêm mạc dạ dày bị kích ứng gây viêm, khi đó chức năng tiêu hóa suy giảm, thức ăn ứ đọng lâu hơn trong dạ dày dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
- Giảm cân nhanh: Quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng dẫn đến hấp thu thức ăn kém, người bệnh có dấu hiệu chán ăn, ăn không tiêu, nếu tình trạng kéo dài sẽ khiến cơ thể sụt cân nhanh chóng.
Bệnh trào ngược dịch mật có nguy hiểm không?
Trào ngược dịch mật dạ dày nếu không chữa trị sớm sẽ đặc biệt gây nguy hiểm vì nó không chỉ gây tổn thương dạ dày mà còn gia tăng nguy cơ tổn thương, gây bệnh cho thực quản.
- Viêm loét chảy máu thực quản: Thực quản tiếp xúc thường xuyên với acid dịch vị sẽ xuất hiện những vết loét, lâu ngày không điều trị có thể gây tình trạng chảy máu.
- Viêm đường hô hấp: Chất acid trong dịch mật sẽ làm tổn thương thực quản bằng cách phá hủy đi lớp niêm mạc và dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp với các dạng như viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi. Trường hợp viêm nặng có thể dẫn đến viêm tuyến giáp hoặc viêm tai.
- Hẹp thực quản: Vết loét thực quản lành đi nhưng vẫn để lại những vết sẹo trên thực quản. Đây là nguyên nhân khiến ống thực quản bị thu hẹp lại và quá trình thức ăn xuống dạ dày gặp tắc nghẽn.
- Barrett thực quản: có khoảng 10 – 15% người mắc bệnh trào ngược dịch mật mãn tính mắc Barrett thực quản do acid dịch vị phá hủy lớp niêm mạc và biến đổi màu.
- Ung thư thực quản: Tình trạng bệnh Barrett thực quản lâu ngày có thể chuyển biến thành ung thư thực quản, đây là biến chứng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng.
Trào ngược dịch mật có tự khỏi không? Cách điều trị bệnh hiệu quả
Trào ngược dịch mật KHÔNG THỂ TỰ KHỎI mà cần áp dụng các phương pháp để điều trị bệnh. Bệnh nhân có thể áp dụng một trong những cách trị trào ngược hiệu quả sau:
Phác đồ điều trị trào ngược Tây y
Sau khi thăm khám, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào kết quả và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà đưa ra phác đồ điều trị trào ngược phù hợp.
Điều trị nội khoa
Thuốc chữa trào ngược dịch mật thường được bác sĩ chỉ định một số nhóm thuốc sau:
- Axit Ursodeoxycholic: Đây là nhóm thuốc giúp thúc đẩy lưu lượng dịch mật, có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.
- Các chất cô lập acid mật: Các chất này có tác dụng làm gián đoạn lưu thông mật và giảm triệu chứng do trào ngược.
- Thuốc ức chế bơm proton: Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn tiết acid, giảm các triệu chứng bệnh.
Các loại thuốc Tây y thường được dùng để giảm nhanh các triệu chứng bệnh và ngăn bệnh phát triển nặng hơn. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp trị tận gốc tình trạng dịch mật bị trào ngược.
Chưa kể, người bệnh có thể chịu một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Điều trị ngoại khoa
Nếu sử dụng các nhóm thuốc Tây y để điều trị không mang lại kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp phẫu thuật sau để điều trị tình trạng bệnh:
- Phương pháp antireflux: Phương pháp này giúp đảm bảo khả năng co thắt của cơ vòng thực quản, khi cơ vòng thắt chặt lại thì acid và dịch mật không có cơ hội trào ngược lên thực quản. Khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ gói lại một phần của dạ dày ở vị trí gần thực quản rồi khâu vòng quanh cơ thắt thực quản.
- Phương pháp Roux-en-Y: Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện dẫn ống mật nối chung với hỗng tràng (phần sau của tá tràng) nhằm mục đích đưa dịch mật đến hỗng tràng thay vì đổ trực tiếp vào tá tràng như trước và kiểm soát tình trạng dịch mật bị trào ngược. Tỷ lệ thành công của phương pháp này Roux-en-Y là khoảng 50 – 90%.
Phẫu thuật có thể gặp một số rủi ro trong và sau khi thực hiện, vì vậy giải pháp này chỉ nên áp dụng khi tình trạng bệnh nặng, có dấu hiệu biến chứng và sử dụng các loại thuốc điều trị không mang lại kết quả.
Đông y – Thuốc điều trị trào ngược dịch mật hiệu quả
Sử dụng Đông y là giải pháp trị bệnh an toàn, không gây tác dụng phụ và có thể điều trị tận gốc tình trạng trào ngược dịch mật. Các bài thuốc Đông y thường sử dụng các loại thảo dược có công dụng kiểm soát tiết dịch, trung hòa acid, chống viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm nhanh các triệu chứng do dịch vị trào ngược.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh cần kiên trì dùng trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả cao. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc Đông y sau để điều trị trào ngược:
- Sử dụng các vị thuốc: Linh khương, Liên nhục, Hoài sơn, Ngũ gia bì, Bạch truật, Phòng sâm, cây Ngũ sắc, Tía tô, Lương khung, Bạch linh, Thủ ô chế, Đinh lăng, Cam thảo và Bán hạ. Liều lượng các vị thuốc được gia giảm theo tình trạng bệnh cụ thể và cơ địa của người dùng.
- Cách dùng: Sắc mỗi ngày 1 thang, ngày uống hai lần và dùng sau mỗi bữa ăn sẽ phát huy tác dụng tốt nhất.
Trào ngược dịch mật uống thuốc gì? – Các bài thuốc Nam tại nhà
Khi bị trào ngược, người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc Nam sau:
- Sử dụng bột nghệ và mật ong: Dùng 1 thìa bột nghệ trộn đều với 1 thìa mật ong nguyên chất và hòa tan cùng 1 cốc nước ấm. Dùng nước nghệ mật ong uống hàng ngày giúp giảm nhanh các triệu chứng trào ngược.
- Sử dụng trà gừng: Gừng có tác dụng điều trị bệnh liên quan đến dạ dày, tiêu hóa rất tốt, vì vậy cũng được dân gian sử dụng để điều trị bệnh trào ngược dịch vị. Người bệnh có thể sử dụng bằng cách lấy một vài lát gừng tươi sau đó đun với nước dùng để uống thay trà hàng ngày.
- Sử dụng trà hoa cúc: Chọn 5 – 6 bông hoa cúc khô, hãm cùng nước nóng và uống hàng ngày có thể giảm các triệu chứng bệnh.
Các bài thuốc Nam hiệu quả hơn nếu người bệnh kiên trì sử dụng thường xuyên. Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
Trào ngược nên ăn gì, kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia
Để mang lại hiệu quả điều trị trào ngược tốt nhất, người bệnh không nên bỏ qua chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, khi điều trị bệnh, người bệnh cần lưu ý thực hiện một số lời khuyên hữu ích từ chuyên gia sau:
Chế độ ăn uống khoa học
Trào ngược dịch mật nên ăn gì? nên ăn một số thực phẩm tốt cho quá trình điều trị sau:
- Các thực phẩm khô, có khả năng hút dịch như bánh mì, bánh quy, bánh xốp: Các loại bánh này sẽ hút đi acid trong dạ dày, giúp làm lành ổ viêm trên niêm mạc dạ dày – nguyên nhân phổ biến gây trào ngược và hút đi dịch mật đã bị trào ngược vào dạ dày.
- Các loại đậu đỗ: Các loại hạt này chứa nhiều amino acid có lợi cho sức khỏe và chất xơ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều đậu Hà Lan, đậu xanh và đậu đen vì những loại đậu này sẽ gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu.
- Mật ong và nghệ vàng: Mật ong và nghệ đều có tác dụng giảm viêm, giảm đau và giảm tổn thương do acid dạ dày gây ra trên niêm mạc.
- Sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng và là thực phẩm dễ tiêu nên có lợi cho hệ tiêu hóa.
- Rau quả, trái cây có tác dụng cung cấp vitamin và chất xơ thiết yếu cho cơ thể, vì vậy đây là thực phẩm cần bổ sung nhiều.
- Bên cạnh đó, người bệnh cần từ bỏ thói quen sử dụng các loại thực phẩm có hại cho quá trình điều trị trào ngược như: Không sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, thực phẩm có chứa acid,…
Chế độ sinh hoạt
- Không nằm ngay sau bữa ăn vì sau khi ăn là thời điểm dịch mật tiết ra nhiều nhất, nếu nằm xuống thì dịch sẽ dễ dàng di chuyển từ tá tràng lên dạ dày và thực quản gây trào ngược dịch mật và trào ngược dạ dày khi ngủ. Vì vậy, người bệnh cần nằm nghỉ sau ăn khoảng 1 tiếng.
- Người bệnh cần chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no trong mỗi bữa vì như vậy cũng có thể tạo sức ép làm trào ngược nhiều hơn.
- Khi ngủ, nếu đầu và bụng ngang bằng nhau cũng tạo cơ hội cho dịch mật bị trào ngược, vì vậy, người bệnh cần gối đầu cao hơn chân khoảng 10 – 15cm.
- Béo phì là một trong những nguy cơ gây chèn ép khiến dịch bị trào ngược. Vậy nên bạn cần duy trì cơ thể cân đối bằng cách tập các bài thể dục hàng ngày. Tập luyện 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp ổn định trọng lượng cơ thể mà còn giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.
- Bỏ hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá: Chất nicotin có trong thuốc lá làm tăng tiết các yếu tố tấn niêm mạc, thu hẹp các mạch máu dạ dày, từ đó dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm khô miệng, giảm tiết nước bọt, dẫn đến không trung hòa được dịch vị acid và làm gia tăng hiện tượng đau rát họng.
- Stress kéo dài: Tình trạng căng thẳng, stress dẫn tới mất cân bằng yếu tố tấn công (HCL, pepsin) và yếu tố bảo vệ (chất nhầy), gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày và từ đó dẫn tới tình trạng bệnh.
Trào ngược dịch mật rất nguy hiểm nếu tình trạng bệnh lâu ngày không khỏi sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và hệ hô hấp. Người bệnh không nên chủ quan mà cần có biện pháp điều trị dứt điểm tránh biến chứng hoặc bệnh trở nên mãn tính.