Vi khuẩn HP kiêng ăn gì, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của người bệnh cũng như khả năng hồi phục sức khỏe. Một số thực phẩm có hại cho dạ dày khi đi vào cơ thể sẽ khiến vi khuẩn HP tăng sinh, khó kiểm soát và điều trị khó khăn. Việc nhận thức được vi khuẩn HP nên kiêng ăn gì là điều rất quan trọng đối với người bệnh.
Bị vi khuẩn HP kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn tồn tại trong cơ thể con người, với khả năng sinh sống trong môi trường acid khắc nghiệt của dạ dày. Thông thường, chúng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người bệnh, tuy nhiên khi sức đề kháng suy giảm, vi khuẩn HP sẽ phát triển mạnh và gây ra nhiều bệnh lý dạ dày như viêm loét, trào ngược hay ung thư dạ dày.
Bên cạnh việc theo dõi phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn đọc cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân. Tất cả những thực phẩm chúng ta nạp vào hàng ngày đều có ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày – nơi tiêu hóa thức ăn, vì thế việc chú ý dinh dưỡng sẽ giúp cho dạ dày khỏe mạnh, hạn chế các cơn đau và rút ngắn thời gian điều trị.
Bị vi khuẩn HP không nên ăn gì? Trái cây chứa nhiều axit
Những loại trái cây như cà chua, cam, quýt, bưởi, chanh,… hay những loại quả có múi khác đều chứa rất nhiều axit. Khi người bệnh sử dụng, chúng sẽ làm tăng lượng acid có trong dạ dày và khiến cho những vết loét tại niêm mạc trở nên trầm trọng hơn.
Điều này là tác nhân chính khiến cho vi khuẩn HP có cơ hội bùng phát mạnh mẽ, gây bệnh lý dai dẳng ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Thông thường, những loại trái cây này có chứa rất nhiều vitamin C tốt cho cơ thể nhưng khi bạn đang bị vi khuẩn HP, chúng cần được hạn chế tối đa trong thực đơn hàng ngày của bạn.
Socola
Trong socola có chứa nhiều chất caffeine, đây là một loại chất có thể gây kích ứng lên niêm mạc dạ dày, làm dạ dày có cảm giác nóng rát khó chịu đặc biệt là khi bạn đang có vi khuẩn HP trong cơ thể.
Bên cạnh đó, trong các loại kẹo socola hay đồ uống có chứa socola đều sử dụng một lượng đường rất lớn nhằm giảm bớt độ đắng của chúng. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt sẽ không tốt cho những vết sưng viêm tại niêm mạc, khiến vết thương lâu lành hoặc thậm chí gây viêm loét nặng hơn.
Nhóm thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh
Những loại đồ ăn có chứa chất béo không lành mạnh như thịt mỡ động vật, nội tạng động vật, món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh,… Đây đều là những thực phẩm chứa chất béo không bão hòa, khiến dạ dày phải làm việc với công suất lớn.
Quá trình tiêu hóa những thực phẩm này sẽ tạo gánh nặng lên cơ quan tiêu hóa, dẫn đến biểu hiện đầy hơi, đau bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục lại niêm mạc.
Ngoài ra, ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo có thể khiến bạn bị tăng cân nhanh chóng, làm giảm sức đề kháng cơ thể và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu,… Do đó, ngay trong quá trình điều trị vi khuẩn HP hay sau khi đã chữa trị thành công, bạn cũng nên hạn chế tối đa những loại thực phẩm này.
Nhóm gia vị cay
Nhiễm vi khuẩn HP kiêng ăn gì? Chắc chắn bạn không thể bỏ qua nhóm gia vị cay nóng trong các món ăn hàng ngày. Các loại gia vị như hạt tiêu, ớt, mù tạt,… gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của dạ dày.
Sở thích ăn cay trong thời gian dài là thói quen của rất nhiều người trong số chúng ta, tuy nhiên rất ít người biết rằng chúng không hề tốt cho sức khỏe của bạn. Thực phẩm cay khiến viêm loét dạ dày, suy yếu khả năng tiêu hóa, làm dạ dày tăng tiết acid dịch vị tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn HP.
Việc sử dụng các gia vị cay nóng tuy kích thích vị giác khiến bạn ăn ngon miệng hơn nhưng cũng tồn tại nhiều nguy cơ gây bệnh. Do đó đây là một nhóm thực phẩm trả lời cho câu hỏi người bị vi khuẩn HP kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe.
Thực phẩm chứa Carbohydrates
Vi khuẩn HP vốn rất ưa những thực phẩm giàu Carbohydrates. Trong nhiều nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra rằng ở nhóm đối tượng ăn nhiều thực phẩm chứa Carbohydrates sẽ có nguy cơ mắc viêm dạ dày do khuẩn HP cao hơn thông thường.
Những thực phẩm có chứa nhiều carbohydrates đã được nghiên cứu đó là mỳ ống, nước ngọt, trái cây, rau củ, nước ngọt. Do đó việc loại bỏ những món ăn này ra khỏi thực đơn hoàn toàn là rất khó. Bạn đọc nên tìm hiểu kỹ và hạn chế ăn các thực phẩm này ở mức đối đa giúp bảo vệ sức khỏe dạ dày.
Thức ăn có chứa nhiều muối
Bị HP kiêng ăn gì, bạn đọc nên tránh xa những món ăn có chứa quá nhiều muối. Việc tiêu thụ quá nhiều muối không tốt cho sức khỏe, chúng làm gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày nếu bạn đang mắc vi khuẩn HP.
Muối khi đi vào cơ thể sẽ làm rối loạn độ nhớt, thay đổi tính chất của lớp màng nhầy bảo vệ dạ dày, do đó khiến cho vi khuẩn HP dễ dàng xâm nhập vào lớp niêm mạc trong của dạ dày. Chúng khiến biến đổi gen, làm viêm loét niêm mạc dạ dày và tạo ra nguy cơ ung thư phát triển.
Các món ăn muối chua
Các món muối chua từ lâu đã là một thực phẩm quen thuộc không thể thiếu trong các bữa cơm gia đình. Dưa muối, cà muối, bắp cải muối hay kim chi không chỉ chứa nhiều muối mà chúng còn có nhiều axit, gia vị cay.
Những loại chất này khi kết hợp với nhau trong dạ dày không hề tốt và dễ gây kích ứng lên niêm mạc. Axit khiến vết loét trở nên lan rộng, ăn sâu hơn, Điều này làm gia tăng các bệnh lý về dạ dày nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày. Bệnh HP kiêng ăn gì, hãy loại ngay thực phẩm muối chua ra khỏi thực đơn.
Bị vi khuẩn HP kiêng uống gì? Cà phê, chè đặc
Cũng tương tự như socola, trong cà phê hay trà đặc đều có chứa lượng caffeine rất cao, chúng kích thích dạ dày và khiến cho niêm mạc trở nên tổn thương và viêm loét nặng nề hơn.
Không những gây hại cho dạ dày, việc uống cà phê hay nước chè đặc nhất là vào buổi tối còn khiến bạn bị mất ngủ. Lâu dần sức đề kháng bắt đầu suy giảm, khiến bạn dễ mắc phải các bệnh lý khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện.
Đồ uống có cồn
Nếu bạn đang thắc mắc vi khuẩn HP kiêng ăn gì, uống gì thì chắc hẳn nhóm đồ uống có cồn sẽ nằm trong danh mục những thực phẩm cấm kỵ. Bạn đang mắc vi khuẩn HP thì cần tránh tối đa việc sử dụng thức uống này, kiêng hoàn toàn là điều tốt nhất.
Lạm dụng rượu bia không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, sức đề kháng, hệ tiêu hóa mà con nguy hại trực tiếp đến dạ dày. Chúng khiến cho vết loét ở dạ dày trở nên lan rộng, nguy cơ mắc ung thư dạ dày là rất cao.
Giảm bớt sữa trong chế độ ăn
Sữa là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải việc uống sữa lúc nào cũng tốt. Một số người đã gặp tình trạng đầy bụng, tiêu chảy, khó tiêu,… bởi không thể dung nạp được thành phần có trong đó.
Vi khuẩn HP kiêng ăn gì? Bạn đọc cần tránh những thực phẩm làm từ sữa hoặc sữa tươi nguyên chất, chúng rất khó tiêu hóa và gây tăng tiết acid dịch vị. Hãy cắt giảm tối đa thực phẩm này cho đến khi tình trạng đau dạ dày do khuẩn HP được điều trị dứt điểm.
Bị vi khuẩn HP nên ăn gì nhanh khỏi?
Bên cạnh thắc mắc bị vi khuẩn HP kiêng ăn gì, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, giúp rút ngắn thời gian điều trị vi khuẩn HP và cải thiện sức khỏe dạ dày.
Nếu bạn thắc mắc bị vi khuẩn HP nên ăn gì, dưới đây sẽ là gợi ý những thực phẩm tốt dành cho bạn.
Thức ăn có chứa Probiotics
Vi khuẩn HP khi phát triển trong dạ dày có thể gây nên sự thay đổi lớn trong môi trường vi sinh vật. Chúng có thể khiến nồng độ PH mất cân bằng, vi sinh vật có lợi trong đường ruột suy giảm tạo điều kiện cho các loại hại khuẩn phát triển mạnh.
Probiotics có nhiều trong sữa chua, đồ uống lên men tự nhiên, Kefir,… chúng có thể giúp cân bằng lại trạng thái của dạ dày. Những vi khuẩn này có lợi cho đường tiêu hóa, sinh sống trong dạ dày giúp duy trì chức năng đường ruột, chống lại vi khuẩn HP.
Ngoài ra, việc cung cấp probiotics cho dạ dày còn là một phương pháp tự nhiên giúp làm lành nhanh những vết loét niêm mạc dạ dày. Đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do vi khuẩn HP gây nên như tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua,…
Nhóm chất béo lành mạnh
Chất béo thông thường không tốt cho sức khỏe người bệnh, tuy nhiên các loại chất béo lành mạnh như omega – 3, omega – 6 lại rất tốt cho sức khỏe. Các loại chất này không trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn HP nhưng chúng có khả năng giảm viêm nhiễm, hỗ trợ làm lành niêm mạc đang tổn thương trong dạ dày.
Omega – 3, omega – 6 giúp bảo vệ tế bào khỏi quá trình xâm lấn của các gốc tự do, quá trình biến đổi cấu trúc ADN gây nên bệnh lý ung thư dạ dày. Vì thế, hãy bổ sung nhóm thực phẩm này trong chế độ ăn với các thực phẩm như: Cá hồi, cá thu, hạt đậu nành, hạt chia, hàu,…
Vi khuẩn HP nên ăn súp lơ xanh và bắp cải
Sulforaphane là một loại chất được chứng minh khả năng có thể tiêu diệt khuẩn HP tồn tại rất nhiều trong súp lơ xanh hay bắp cải.
Ngoài ra, các loại rau này cũng giúp cung cấp thêm chất xơ, chất chống oxy hóa, khoáng chất có lợi cho sức khỏe, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm lượng acid dư thừa trong dạ dày và làm lành những tổn thương ở niêm mạc. Hãy bổ sung bắp cải, súp lơ xanh trong chế độ ăn của bạn mỗi ngày.
Ăn củ nghệ tốt cho bệnh dạ dày
Nghệ là một gia vị xuất hiện nhiều trong các món ăn của gia đình Việt, loại củ này cũng có công dụng đặc biệt tốt trong điều trị các bệnh lý về dạ dày, đặc biệt là bệnh do vi khuẩn HP gây ra.
Những khả năng của nghệ đối với sức khỏe dạ dày như sau:
- Giúp trung hòa acid dịch vị dạ dày, ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày thực quản.
- Ức chế phản ứng viêm nhiễm, hỗ trợ làm lành vết loét nhanh chóng.
- Ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư dạ dày nếu bạn bị nhiễm khuẩn HP lâu năm.
Bên cạnh đó, người bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP có thể tham khảo sản phẩm Viên tinh nghệ Healthy Care Turmeric 3000 100 viên. Dòng sản phẩm này được các chuyên gia nghiên cứu, phát triển và chiết xuất dưới dạng viên uống rất tiện lợi. Công dụng chính của viên tinh nghệ đó là hỗ trợ điều trị chữa lành vết thương, đau dạ dày đồng thời giảm đau viêm khớp và viêm khớp nhẹ.
XEM THÊM: VIÊN TINH NGHỆ HEALTHY CARE TURMERIC 3000 100 VIÊN TẠI ĐÂY.
Người bệnh có thể tham khảo và đặt mua sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm dạ dày này tại DrVitamin – Siêu thị Vitamin hiện đại đầu tiên tại thị trường Việt Nam. DrVitamin chuyên cung cấp các sản phẩm chính hãng, uy tín với giá tốt nhất thị trường giúp mang lại người dùng sự yên tâm khi sử dụng.
Viêm dạ dày do HP đừng bỏ qua mật ong
Mật ong là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, được dùng trong chữa trị nhiều bệnh lý. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng mật ong trong điều trị viêm dạ dày do vi khuẩn HP gây ra.
Mật ong giúp bổ sung một lượng lớn acid amin nhằm bồi bổ cơ thể, cải thiện đề kháng, giảm chứng suy nhược cơ thể. Ngoài ra, trong mật ong còn chứa những loại vitamin, khoáng chất,… làm giảm hoạt động của vi khuẩn HP, giảm sưng viêm tại niêm mạc và hỗ trợ chữa lành vết thương.
Bên cạnh những thực phẩm mà chúng tôi điểm danh trên đây, một số loại đồ ăn cũng rất có lợi cho dạ dày và đường tiêu hóa, bạn nên bổ sung hàng ngày để có một đường ruột khỏe mạnh hơn như:
- Quả nam việt quất
- Thực phẩm giàu chất xơ
- Khoai lang
- Dầu thực vật
- Ớt chuông
- Hành lá, hẹ
- Củ hành tây
- Tỏi
- Thịt nạc, cá nạc
- Gừng
- Trà xanh.
Nguyên tắc cần nhớ để có một đường tiêu hóa khỏe
Trong quá trình xây dựng chế độ ăn và sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây để có thể duy trì được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhất:
- Người bệnh nên ưu tiên những loại thực phẩm có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và giúp trung hòa lượng axit tự nhiên trong dạ dày.
- Tránh ăn những loại thực phẩm có thể gây kích thích dạ dày hoặc làm tăng lượng acid dịch vị dạ dày tiết ra.
- Trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên thực hiện cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng, không kiêng quá mức nhưng không nên ăn quá nhiều.
- Chia chế độ ăn trong ngày ra làm nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no trong cùng một bữa.
- Ăn đúng giờ, không nên ăn quá khuya để tránh dạ dày phải làm việc quá tải.
- Bạn nên uống nhiều nước hàng ngày để tăng cường trao đổi chất trong cơ thể và làm loãng acid dịch vị dạ dày.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi và tránh xa các thực phẩm không rõ nguồn gốc, đồ ăn ở vỉa hè, đồ ăn nhanh, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ,… để tránh nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP từ môi trường.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ và kết hợp với phương pháp điều trị chuyên khoa để giúp cải thiện sức khỏe một cách nhanh chóng.
Nhiễm vi khuẩn HP kiêng ăn gì, nên bổ sung thực phẩm nào bạn đọc đã có những thông tin đầy đủ. Cần nhớ rằng chế độ ăn uống chỉ hỗ trợ một phần trong quá trình điều trị bệnh nhưng không có khả năng tiêu diệt hoàn toàn khuẩn HP. Vì thế song song với việc cải thiện chế độ ăn uống, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế để điều trị dứt điểm bệnh nhiễm khuẩn HP.
Xem thêm: 9 mẹo chăm sóc da mặt tại nhà