Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Vi khuẩn HP ở trẻ em và những điều bố mẹ không nên bỏ qua

Vi khuẩn HP không chỉ xuất hiện ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có khả năng cao nhiễm loại khuẩn này. Bệnh có thể gây 1 số biến chứng nguy hiểm về đường tiêu hóa nếu không phát hiện kịp thời. Cha mẹ hãy xem ngay những thông tin quan trọng nhất về vi khuẩn HP ở trẻ em để biết cách phòng tránh, điều trị.

Trẻ em nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Kết quả thống kê dịch tễ học vào năm 2016 cho thấy: Tại Việt Nam có tới khoảng 40% vi khuẩn HP ở trẻ em. Phần đông trong số đó đều là những trẻ đã bị nhiễm bệnh từ khi còn rất nhỏ. 

Cùng với đó, kết quả của cuộc thống kê cũng cho biết tỉ lệ nhiễm HP đang tăng lên ngày càng nhanh, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ ở độ tuổi ăn dặm và đi nhà trẻ (trẻ có độ tuổi khoảng từ 2 đến 6 tuổi).

Khi trẻ nhiễm vi khuẩn HP sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

Trẻ nhiễm vi khuẩn HP rất nguy hiểm đến sự phát triển và sức đề kháng

Ngoài ra, vi khuẩn HP còn có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau. Nếu gặp điều kiện thích hợp, HP sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm về dạ dày. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn này có khả năng kháng thuốc cao nên rất khó để điều trị dứt điểm.

Vì thế nên bố mẹ cần đặc biệt chú ý vì vi khuẩn HP có thể chỉ gây viêm nhẹ nhưng cũng có thể gây nhiễm trùng nặng trong dạ dày của trẻ. Khi trẻ bị nhiễm trùng do HP, dù đã chữa khỏi bệnh nhưng nó cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày về sau, gây hại lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP?

Trẻ nhiễm vi khuẩn HP đa số được xác định nguyên nhân chủ yếu là qua con đường tiêu hóa (chủ yếu nhất là qua đường miệng-miệng, phân-miệng, dạ dày-miệng). Cụ thể: 

Vi khuẩn HP của trẻ em và những điều bố mẹ không nên bỏ qua

Đặc biệt, trẻ em trong độ tuổi từ 2- 6 tuổi lại chưa biết giữ gìn vệ sinh ăn uống và thường có thói quen ăn uống chung, rất nhiều người lớn thường thích ôm hôn trẻ cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP từ người lớn. Ngoài ra, các nguyên nhân khác được xác định là do hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn chỉnh vì thế vi khuẩn HP dễ dàng tấn công trẻ hơn.

Dấu hiệu cảnh báo vi khuẩn HP ở trẻ em

Vi khuẩn HP ở trẻ thường không gây ra tình trạng nhiễm trùng cấp tính và cũng không có những triệu chứng dữ dội. Có tới khoảng 80% các trường hợp nhiễm khuẩn HP ở trẻ em thậm chí còn không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, chỉ âm ỉ đau trong cơ thể. Thế nhưng cũng có một số trường hợp trẻ sẽ có những triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài khá rõ rệt như:

Khi thấy những dấu hiệu kể trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ hơn. Cần chú ý: Biểu hiện nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em thường không giống nhau. Tùy theo thể trạng của từng trẻ có sự khác biệt rõ ràng. Với những trẻ lớn, cơ thể có đề kháng cao hơn triệu chứng vẫn có thể không rõ rệt và rất khó để phát hiện.

Làm thế nào để chẩn đoán chính xác nhất vi khuẩn HP?

Cách chẩn đoán vi khuẩn HP ở trẻ em

Nếu thấy trẻ có những biểu hiện nghi nhiễm vi khuẩn HP, bố mẹ nên cho trẻ em đi thăm khám ngay lập tức. Phụ huynh cũng cần chú ý đến các triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ vì chúng thường không thể hiện rõ ràng, khi đó trẻ cần được thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán cần thiết để xác định tình trạng lây nhiễm vi khuẩn HP rõ hơn.

Bố mẹ cũng cần chú ý xét nghiệm chẩn đoán HP chỉ được thực hiện đối với trẻ bị viêm loét đường tiêu hóa và đã được phát hiện qua nội soi hoặc chụp X-Quang cản quang. Khi trẻ có biểu hiện bị đau bụng mãn tính hoặc có ba mẹ có tiền sử nhiễm vi khuẩn HP hoặc bị ung thư dạ dày cũng nên cho trẻ xét nghiệm vi khuẩn HP.

Xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn HP ở trẻ em được thực hiện bằng một số phương pháp dưới đây:

Phát hiện sớm vi khuẩn HP ở trẻ em để có cách điều trị thích hợp

Ngoài những phương pháp chẩn đoán kể trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện một vài xét nghiệm khác để thu thập thêm dữ liệu trước khi đưa ra kết quả cuối cùng. Dựa vào kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ đưa ra kết luận người bệnh có bị nhiễm khuẩn HP hay không và từ đó sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất cho trẻ.

Cách điều trị nhiễm khuẩn HP ở trẻ em

Quá trình điều trị nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe của trẻ hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm và các yếu tố khác, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng một số loại thuốc sau đây:

Điều trị vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc kháng sinh chính là biện pháp điều trị bắt buộc đối với những trường hợp nhiễm khuẩn HP ở trẻ em.Thế nhưng, vi khuẩn HP vốn có điểm đặc biệt khác với những loại vi khuẩn khác.

Vì vậy, các bác sĩ sẽ không chỉ sử dụng một loại kháng sinh duy nhất mà sẽ phối hợp 2 loại kháng sinh cùng với một loại thuốc khác (hay còn gọi là thuốc ức chế toan) nhằm mục đích làm thay đổi điều kiện để vi khuẩn không thể tiếp tục phát triển thêm nữa.

Một số nhóm thuốc kháng sinh thường dùng để tiêu diệt vi khuẩn HP có thể kể đến: Omeprazol, Amoxicillin, Clarithromycin, Levofloxacin, Rifabutin… Khi dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Dùng thuốc Tây cho trẻ phải xin chỉ định của bác sĩ

Phương pháp ức chế vi khuẩn HP ở trẻ bằng dân gian

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc ức chế vi khuẩn HP ở trẻ em. Sau đây là một bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày được nhiều người áp dụng hiệu quả nhất:

Dùng nghệ vàng và mật ong ức chế vi khuẩn HP

Nghệ vàng có công dụng tốt trong việc điều trị các vấn đề ở dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,… Loại thảo dược tự nhiên này có hợp chất thực vật hỗ trợ ức chế các loại nấm men, virus, ký sinh trùng và vi khuẩn gây hại – bao gồm cả các loại xoắn khuẩn Helicobacter pylori. 

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy, curcumin trong nghệ có khả năng chống loạn sản tế bào hiệu quả (giai đoạn tiền ung thư). Với những tác dụng kể trên, nghệ vàng được tận dụng để điều trị vi khuẩn Hp, phục hồi ổ viêm loét ở dạ dày và tá tràng. 

Mật ong được sử dụng giống như một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt trong việc chữa trị bệnh dạ dày. Nó có khả năng kháng viêm, giảm đau và chữa lành tổn thương nhanh chóng.

Cách thực hiện:

Không nên sử dụng bài thuốc từ mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi

Dùng lá mơ ức chế vi khuẩn HP

Lá mơ lông là loại rau gia vị quen thuộc và có nhiều công dụng tốt. Trong Đông y, lá mơ
được coi là một vị thuốc có tác dụng giải nhiệt, giải độc, tiêu thũng, trừng phong hoạt huyết rất hiệu quả. 

Với những công dụng quý, lá mơ lông thích hợp để làm giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày, ức chế cơn đau nhanh chóng. Lá mơ tía (một mặt lá có màu tím) là loại tốt nhất để ức chế vi khuẩn HP, nó cũng là loại thảo dược phổ biến và dễ tìm nhất.

Cách thực hiện:

Lá mơ triệt vi khuẩn HP hiệu quả

Dùng chuối hột ức chế vi khuẩn HP

Theo nghiên cứu chuối hột có chứa 2 thành phần quan trọng là kali và fructooligosaccharides có tác dụng trong việc nuôi dưỡng những vi khuẩn có lợi bên trong đường ruột, ức chế viêm loét dạ dày.

Cách thực hiện:

Thuốc Đông Y chữa vi khuẩn HP ở trẻ em

Kết quả của các quá trình nghiên cứu cho thấy có rất nhiều bài thuốc bí truyền và dân gian, có cơ chế điều trị HP mang lại hiệu quả rất tốt. Những bài thuốc này dựa trên ưu điểm của những bài thuốc bí truyền, kết hợp lý y học hiện đại góp phần tạo nên cơ chế điều trị HP dạ dày mới nhất.

Bài thuốc đông y chữa vi khuẩn HP

Các vị thảo dược tự nhiên đi sâu điều trị triệt để nguyên căn gây bệnh từ đó giúp ức chế vi khuẩn HP phát triển dần dần khắc phục triệu chứng, làm lành viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, nhiều vị thuốc Nam giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng ngăn ngừa bệnh không tái phát sau khi dừng sử dụng thuốc.

Hiện nay, Sơ can bình vị tán là 1 trong số ít những bài thuốc triệt vi khuẩn HP khá tốt. Bài thuốc này có một thành phần chính là chè dây – một vị thuốc quý, có công dụng tiêu diệt vi khuẩn HP tận gốc hiệu quả nhất mà rất nhiều người vẫn không biết. 

Chè dây có chứa thành phần Flavonoid và tanin, có công dụng: kháng khuẩn, chống viêm làm ức chế quá trình tổng hợp protein từ đó tiêu diệt vi khuẩn HP tận gốc. Ngoài ra, vị thuốc này còn giúp làm lành vết viêm loét dạ dày nhanh chóng hơn.

Cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em?

Vi khuẩn HP hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa lây nhiễm triệt để, vì thế các bác sĩ khuyến cáo phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP cho trẻ từ thói quen ăn uống và vệ sinh hằng ngày, đặc biệt chú ý:

Trên đây là một số thông tin về vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ mà bố mẹ cần biết để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của con mình. Hy vọng các bạn có thêm thông tin để có cách phòng ngừa và chăm sóc con em mình tốt nhất.

Bạn có thể tham khảo:

  • Thuốc điều trị vi khuẩn HP có những loại nào? Giá bao nhiêu?
  • Phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn HP chi tiết nhất

 

Xem thêm: Mụn nước ở kẽ ngón chân là bệnh gì? Làm sao khỏi?

Rate this post
Exit mobile version