Viêm cổ tử cung là bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng viêm vùng chậu và gây vô sinh. Làm thế nào để nhận biết bệnh từ sớm và điều trị như thế nào cho hiệu quả? Mời bạn đọc cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
Viêm cổ tử cung là gì?
Cổ tử cung là cơ quan nối tử cung vào âm đạo, có vai trò ngăn chặn sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn từ bên âm đạo vào tử cung. Đồng thời nó cũng đảm nhiệm nhiều vai trò sản xuất dịch nhầy, hỗ trợ quá trình thụ thai dễ dàng hơn.
Nếu các vi khuẩn, virus phát triển với số lượng quá lớn và có thêm các điều kiện thuận lợi, cổ tử cung không thể ngăn cản được sẽ bị nhiễm trùng tế bào lót và hình thành bệnh viêm cổ tử cung. Bệnh bao gồm hai giai đoạn:
- Viêm cổ tử cung cấp tính: Là giai đoạn mới khởi phát và nhiễm trùng lớp lót chưa lan rộng ra các cơ quan lân cận, người bệnh có thể đáp ứng tốt với thuốc điều trị.
- Viêm cổ tử cung mãn tính: Là giai đoạn tái phát sau điều trị nhiều lần, nhiễm trùng lan rộng và người bệnh có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.
Nguyên nhân gây bệnh do đâu?
Các vi khuẩn gây nhiễm trùng cổ tử cung thường gặp bao gồm: vi khuẩn lậu, Chlamydia, Herpes sinh dục, Trichomonas, Mycoplasma và ureaplasma. Người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn, virus khi quan hệ với người có mầm bệnh. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không phải do nhiễm khuẩn qua đường tình dục. Bệnh có thể hình thành nếu người bệnh:
- Bị dị ứng: Bệnh có thể là kết quả của việc dị ứng với chất latex của bao cao su, băng vệ sinh, sử dụng dụng cụ tránh thai, dùng dung dịch vệ sinh để thụt rửa.
- Mất cân bằng môi trường âm đạo: Việc không chú ý vệ sinh, chăm sóc vùng kín đúng cách sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại ở sẵn trong âm đạo phát triển mạnh mẽ và hình thành bệnh.
- Rối loạn nội tiết tố: Việc mất cân bằng nội tiết có thể khiến estrogen sản xuất ít hơn, trong khi đó nồng độ progesterone ngày càng tăng cao, tế bào mô cổ tử cung không khỏe mạnh và dễ bị các vi sinh gây hại xâm nhập.
Dựa vào những nguyên nhân gây bệnh, có thể thấy nhóm đối tượng dễ mắc bệnh bao gồm:
- Người quan hệ tình dục bừa bãi, có nhiều bạn tình.
- Bạn tình bị viêm nhiễm niệu đạo hoặc các bệnh đường sinh dục khác.
- Quan hệ tình dục khi còn nhỏ tuổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Người bị rối loạn nội tiết tố hoặc có cơ địa dễ dị ứng
Là một trong những bệnh lý hình thành do virus và vi khuẩn nên vấn đề “Viêm cổ tử cung có lây cho chồng không?” được rất nhiều người bệnh quan tâm. Trả lời cho vấn đề này, bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam cho biết:
“Nếu nguyên nhân gây bệnh ở nữ giới là do mất cân bằng nội tiết, vấn đề vệ sinh hay dị ứng thì không truyền nhiễm cho chồng khi quan hệ. Nhưng nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn lậu, Chlamydia, Herpes sinh dục, Trichomonas, Mycoplasma và ureaplasma thì sẽ có khả năng truyền nhiễm cho chồng khi quan hệ.
Các chủng vi khuẩn này sẽ khiến nam giới có nguy cơ mắc bệnh lậu, viêm niệu đạo… Do đó, người bệnh phải thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh lây lan khi quan hệ. Tốt nhất là kiêng cữ trong thời kỳ điều trị cho đến khi bệnh dứt điểm hoàn toàn”.
Triệu chứng viêm cổ tử cung
Các bệnh lý phụ khoa đều có triệu chứng lâm sàng tương đối giống nhau. Người bị viêm cổ tử cung cũng thường bắt gặp các triệu chứng ban đầu như:
- Dịch tiết âm đạo nhiều hơn bất thường, có mùi hôi
- Kết cấu dịch âm đạo thay đổi, đặc hơn và có màu xanh hoặc vàng
- Chảy máu âm đạo bất thường khi chưa đến kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ
- Cảm giác đau đớn bất thường khi quan hệ
- Có cảm giác bí tiểu, tiểu rắt hoặc đau (xót) khi đi tiểu.
Nhiều người cũng nhầm lẫn viêm cổ tử cung và viêm lộ tuyến cổ tử cung là một. Tuy nhiên, đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác biệt có triệu chứng lâm sàng tương đối giống nhau. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là viêm nhiễm tế bào mặt ngoài của cổ tử cung trong khi đó viêm cổ tử cung tổn thương nhiều hơn ở lớp lót bên trong.
Bệnh chỉ được chẩn đoán rõ ràng nhất khi thăm khám nội soi chuyên khoa. Nếu bạn thấy bất cứ các dấu hiệu bất thường nào (đau bụng, khí hư bất thường, đau khi quan hệ..) thì nên đến bệnh viện khám ngay để được chẩn đoán chính xác từ sớm.
Viêm cổ tử cung có nguy hiểm không? Mang thai được không?
Cổ tử cung được ví như một “hàng rào” bảo vệ tử cung trước sự xâm nhập ồ ạt của virus, vi khuẩn. Khi cổ tử cung bị nhiễm trùng thì toàn bộ tử cung sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đặc biệt, nếu bệnh là do vi khuẩn gây lậu hoặc chlamydia thì niêm mạc tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng… đều có nguy cơ bị nhiễm trùng theo. Người bệnh có nguy cơ gặp các biến chứng:
- Viêm vùng chậu: Cổ tử cung bị nhiễm trùng tức là “hàng rào” bảo vệ cũng bị phá hủy. Các vi khuẩn có điều kiện lây lan nhanh chóng đến tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng…và hình thành viêm vùng chậu (PID).
- Vô sinh: Viêm cổ tử cung khiến môi trường âm đạo thay đổi, cản trở quá trình trứng gặp tinh trùng để thụ thai, từ đó làm tăng nguy cơ vô sinh ở phái nữ.
Nếu bệnh được điều trị dứt điểm từ sớm và không gây biến chứng tại các cơ quan lân cận thì người bệnh vẫn có khả năng thụ thai. Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm cổ tử cung khi mang thai thì sức khỏe của thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trẻ sau sinh có thể bị mù mắt nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Viêm cổ tử cung chữa được không? Bao lâu thì khỏi?
Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh điều trị tận gốc bệnh từ sớm. Nếu dùng các biện pháp chỉ tác động trên lâm sàng thì bệnh nguy cơ tái phát nhanh chóng và dễ chuyển biến thành viêm cổ tử cung mãn tính. Việc điều trị viêm cổ tử cung bao lâu thì khỏi sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:
- Phương pháp điều trị
- Khả năng tương thích với thuốc điều trị
- Chế độ chăm sóc, điều dưỡng
Vì vậy, không thể xác định cụ thể người bệnh sẽ mất bao lâu để hồi phục hoàn toàn. Nhưng việc phát hiện và điều trị dứt điểm bệnh kịp thời bao giờ cũng ngăn ngừa nguy cơ gặp biến chứng, người bệnh có khả năng đáp ứng tốt với thuốc điều trị và nhanh chóng hồi phục sức khỏe hơn.
Phương pháp điều trị viêm cổ tử cung hiệu quả nhất
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm cổ tử cung, tùy thuộc vào từng tình trạng viêm nhiễm, mức độ tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định và đưa ra phác đồ phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Do đó, ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường của bệnh, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.
Dựa trên kết quả kiểm tra lâm sàng, chẩn đoán và các xét nghiệm bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng bệnh và chỉ định phương pháp phù hợp. Một số biện pháp điều trị viêm cổ tử cung phổ biến, được sử dụng hiện nay có thể kể đến như:
Cách chữa viêm cổ tử cung tại nhà
Nhiều người bệnh ưa dùng biện pháp chữa viêm cổ tử cung bằng thuốc nam tại nhà. Trên thực tế, có nhiều bài thuốc giúp giảm triệu chứng bệnh đáng kể, được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. Trong đó phải kể đến:
- Chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không: Lấy một nắm lá trầu không rửa thật sạch, thái nhỏ và đun cùng nước. Dùng lá trầu không xông vùng kín trong 10 – 15 phút mỗi ngày để giảm hỗ trợ diệt khuẩn, giảm khí hư xấu.
- Uống trà trinh nữ hoàng cung: Rửa sạch lá trinh nữ hoàng cung tươi và phơi khô, thái nhỏ rồi đem sao nóng. Mỗi ngày lấy một ít trinh nữ hoàng cung khô hãm thành trà và uống 2 lần.
Mẹo dân gian chỉ có tác dụng trên triệu chứng lâm sàng và không thể loại bỏ viêm cổ tử cung hoàn toàn. Nếu người bệnh lạm dụng và thay thế các biện pháp chăm sóc y tế thì nguy cơ tái phát bệnh và chuyển sang giai đoạn mãn tính tương đối cao. Người bệnh chỉ dùng mẹo dân gian như một biện pháp hỗ trợ, kết hợp cùng với đông y hoặc tây y.
Chữa viêm cổ tử cung bằng thuốc đông y
Để đặc trị bệnh hiệu quả hơn, người bệnh có thể sử dụng thuốc đông y. Đông y kết hợp đa dạng cây thuốc trong một bài. Thảo dược cũng có đặc tính kháng sinh mạnh nên chữa được viêm cổ tử cung tận gốc. Các bài thuốc đông y thường hướng đến cân bằng môi trường âm đạo, tái tạo niêm mạc cổ tử cung, diệt khuẩn, tiêu sưng viêm, trừ mủ và tăng cường hệ miễn dịch.
Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc sau:
- Bài thuốc hoạt huyết, hóa ứ gồm các vị đương quy, ích mẫu, đào nhân, xuyên khung, vừng đen, chích cam thảo, hoa kinh giới sao.
- Bài thuốc thông lạc, tiêu u, phá ứ gồm các vị vương bất lưu hành, sinh mẫu lệ, tô tử, hạ khô thảo.
- Phụ kháng tán: Giúp thông kinh, bổ huyết, hoạt huyết, trục ứ, diệt khuẩn, kháng nấm, tiêu viêm, giảm phù nề bao gồm các vị xà sàng tử, thược tương, bạch chỉ, bạch đồng nữ, đan sâm, xuyên khung, khổ sâm, bạc hà, hoàng bá, ích mẫu, đương quy, trinh nữ hoàng cung, kim ngân hoa, liên nhục…
Người bệnh dùng thuốc đông y phải kiên trì điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thông thường, người bệnh sẽ khỏi hẳn viêm cổ tử cung trong khoảng 2-6 thoáng tùy vào giai đoạn bệnh và việc tuân thủ liệu trình bác sĩ đưa ra.
Điều trị bệnh theo Tây y
Điều trị viêm cổ tử cung bằng tây y có 2 phương pháp chính được sử dụng là: Dùng thuốc điều trị nội khoa và can thiệp ngoại khoa. Tùy vào mức độ viêm nhiễm và nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Cụ thể:
Điều trị nội khoa
Thuốc điều trị viêm cổ tử cung bao gồm thuốc kháng sinh đặc hiệu theo tác nhân và thuốc khám viêm giúp giảm phù nề:
- Do vi khuẩn lậu, người bệnh thường được điều trị bằng Ceftriaxone (Rocephin) đường tiêm và Azithromycin đường uống.
- Do Chlamydia thì người bệnh có thể được điều trị bằng kháng sinh đường uống như Azithromycin (Zithromax), Doxycycline, Ofloxacin (Floxin) hoặc levofloxacin (Levaq).
- Do Trichomonas thì thường được kê với Metronidazole.
- Do virus Herpes thì thường sử dụng Acyclovir (Zovirax), Valacyclovir (Valtrex) hoặc Famciclovir (Famvir).
Thuốc thường sử dụng kéo dài trong khoảng 5-14 ngày. Trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh không nên quan hệ tình dục. Nếu người bệnh không đáp ứng tốt với thuốc, bác sĩ sẽ hẹn tái khám và đánh giá lại phác đồ điều trị. Nếu bệnh diễn tiến xấu và có nguy cơ biến chứng cao thì người bệnh có thể được đề nghị điều trị ngoại khoa.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa thường được khuyến khích trong trường hợp viêm cổ tử cung mãn tính và không thể kiểm soát tốt bằng thuốc. Các thủ thuật thường được áp dụng bao gồm:
- Phẫu thuật lạnh là sử dụng nhiệt lạnh để loại bỏ các tế bào.
- Đốt viêm cổ tử cung là sử dụng nhiệt nóng để phá hủy các tế bào.
- Liệu pháp Laser là sử dụng tia laser có cường độ cao để đốt cháy tế bào.
Việc áp dụng thủ thuật nào còn phụ thuộc vào từng thể trạng và mức độ tổn thương cổ tử cung của người bệnh. Sau khi thăm khám kỹ càng bác sĩ sẽ đưa ra đề nghị cụ thể.
Tuy nhiên, chi phí để phẫu thuật bao giờ cũng cao hơn so với điều trị nội khoa. Người bệnh cũng cần cân nhắc kỹ về khả năng gặp biến chứng như xuất huyết, di chứng vĩnh viễn… Biện pháp này cũng không đảm bảo viêm cổ tử cung không tái phát.
Viêm cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì?
Để thuốc phát huy hiệu quả tốt và đẩy nhanh tiến trình hồi phục của cơ thể, người bệnh cần chú ý hơn trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày:
Nên ăn:
- Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa và tăng sinh lợi khuẩn cho cơ thể.
- Sữa ít béo cung cấp đầy đủ dưỡng chất và có đặc tính kháng viêm.
- Thực phẩm giàu omega – 3 như cá thu, cá hồi, cá mòi, cá ngừ chứa axit omega 3 cung cấp chất béo tốt và giảm sưng viêm hiệu quả.
- Rau xanh và trái cây tươi chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các loại rau nhà cải, trái cây giàu vitamin C như cam, dâu tây, việt quất…
Kiêng ăn:
- Thực phẩm cay nóng chứa nhiều tiêu, ớt làm cơ thể tích tụ nhiệt độc
- Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ nhiều đường làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm nhiễm.
- Một số loại hải sản như tôm, mực, ghẹ, hàu…có tính lạnh không tốt cho khí huyết của phái nữ.
- Thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…gây hại cho hệ miễn dịch và tăng nguy cơ gặp biến chứng.
Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả
Viêm cổ tử cung không chỉ gây vô sinh mà còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung rất nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh để ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ mắc/tái phát bệnh:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh nhiễm vi khuẩn gây lậu hoặc chlamydia.
- Đảm bảo bạn tình không mắc lậu hoặc viêm nhiễm niệu đạo, không quan hệ bừa bãi.
- Định kỳ 3 – 6 tháng khám phụ khoa một lần để phát hiện bệnh nhanh chóng, điều trị kịp thời.
- Vệ sinh sạch sẽ, đúng cách mỗi ngày, hạn chế dùng dung dịch vệ sinh để thụt rửa gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
- Phòng tránh thai an toàn, hạn chế dùng các thủ thuật xâm lấn âm đạo, cổ tử cung.
Viêm cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm đối với nữ giới nên cần được phát hiện và điều trị nhanh chóng. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh, tuyệt đối không được chần chừ mà hãy đến ngay các cơ sở y tế thăm khám và tiếp nhận điều trị.
Xem thêm: Whitmore